Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 5,264
Dự thảo Luật Việc làm đang được lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân. Trong đó, có nhiều đề xuất thêm quyền lợi cho người lao động thất nghiệp. Cùng theo dõi bài viết để xem niềm vui đó là gì nhé?
Theo khoản 1 Điều 96 dự thảo Luật Việc làm, các chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất đã được bổ sung thêm hai chế độ so với quy định hiện hành là:
d) Hỗ trợ người lao động tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
e) Hỗ trợ người sử dụng lao động khi sử dụng người lao động là người khuyết tật.
Như vậy, nếu dự thảo này được thông qua thì người lao động thất nghiệp được hưởng 05 chế độ bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có 03 chế độ hiện hưởng và bổ sung thêm 02 chế độ mới và bỏ 01 chế độ so với hiện hành.
Cụ thể, ba chế độ hiện hưởng theo Điều 42 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 gồm:
Mới: Đề xuất thêm quyền lợi cho người lao động thất nghiệp (Ảnh minh họa)
Ngoài đề xuất thêm quyền lợi cho người lao động thất nghiệp thì dự thảo còn đề xuất thay đổi đối tượng người lao động phải tham gi bảo hiểm thất nghiệp gồm:
Hiện hành |
Đề xuất |
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ)/hợp đồng làm việc (HĐLV): - Không xác định thời hạn - Xác định thời hạn - HĐLĐ theo mùa vụ/theo công việc nhất định từ đủ 03 - dưới 12 tháng >> Nếu thực hiện nhiều hợp đồng: Tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo HĐLĐ đầu tiên. |
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm: - Làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, xác định thời hạn ≥ 01 tháng kể cả thỏa thuận bằng tên gọi khác mà có nội dung trả công, tiền lương và quản lý, điều hành, giám sát. - Người lao động ở trên không làm trọn thời gian, có tổng tiền lương trong tháng ≥ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc thấp nhất bằng ½ mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất. - Người làm việc theo HĐLV. - Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, đại diện phần vốn nhà nước, phần vốn doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng lương. >> Nếu thực hiện nhiều hợp đồng: Tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo HĐLĐ đầu tiên. - Đối tượng khác có thu nhập ổn định, thường xuyên do Chính phủ quy định. |
Như vậy, so với quy định hiện hành yêu cầu người lao động phải ký hợp đồng (dù là hợp đồng lao động hay hợp đồng việc làm) thì mới phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Trong khi đó, dự thảo đã bổ sung đối tượng là:
- Người lao động không làm trọn thời gian, có tổng tiền lương trong tháng ≥ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng ½ mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất.
- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, đại diện phần vốn nhà nước, phần vốn doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng lương.
- Đối tượng khác có thu nhập ổn định, thường xuyên do Chính phủ quy định.
Đồng thời, do thay đổi trong khái niệm về hợp đồng lao động cũng như không còn loại HĐLĐ theo mùa vụ/theo công việc nhất định từ đủ 03 - dưới 12 tháng nên dự thảo đã sửa đổi theo hướng phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14:
- HĐLĐ xác định thời hạn ≥ 01 tháng.
- Thỏa thuận bằng tên gọi khác mà có nội dung trả công, tiền lương và quản lý, điều hành, giám sát.
Bên cạnh việc bổ sung nhiều đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì dự thảo cũng thêm nhiều đối tượng không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm:
- Theo dự thảo:
- Quy định hiện hành:
Như vậy, các đối tượng nghỉ hưu, đủ điều kiện nhưng chưa hưởng lương hưu, người hưởng trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng cũng thuộc đối tượng không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Theo khoản 1 Điều 99 dự thảo Luật Việc làm, mức đóng BHTN gồm:
Trên đây là một số đề xuất thêm quyền lợi cho người lao động thất nghiệp tại dự thảo Luật Việc làm.
Source: Luật Việt Nam
Please sign in to perform this function