|
Nhiều thí sinh lo lắng vì đây có thể là kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng. Ảnh: Hoàng Hà.
|
Với gần 90.000 em, Hà Nội dẫn đầu cả nước về lượng thí sinh, tiếp đó là TP HCM với hơn 63.000 em, Thanh Hóa hơn 58.000 em... Đây có thể là kỳ thi tốt nghiệp cuối cùng để năm 2010 thực hiện một kỳ thi THPT quốc gia.
Hiện, việc chuẩn bị cho kỳ thi của một số tỉnh phía Nam đã được hoàn tất từ việc thành lập hội đồng thi đến tập huấn cho cán bộ coi thi và sao in đề. Mặc dù việc tổ chức thi theo cụm là chủ trương mới nhưng hình thức này trước đó đã được các Sở GD&ĐT áp dụng nên thí sinh cũng không còn bỡ ngỡ.
Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP HCM Nguyễn Văn Ngai cho biết, toàn thành phố có hơn 62.000 thí sinh dự thi, chia thành 28 cụm, trong đó có gần 52.000 học sinh hệ phổ thông (19 cụm) và hơn 10.000 học sinh hệ giáo dục thường xuyên (9 cụm).
Theo ông Ngai, để có kết quả tốt nhất, thí sinh cần nắm được những lưu ý như đối với phần thi trắc nghiệm không nên bỏ sót câu nào, không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu, chọn những câu dễ làm trước...
"Tình trạng kẹt xe xảy ra vào những ngày đi thi là không thể tránh khỏi. Phụ huynh học sinh nên cố gắng đi sớm, tránh nhầm hội đồng thi, vì sẽ tạo tâm lý lúng túng mất bình tĩnh ảnh hưởng đến kết quả làm bài", ông Ngai nhấn mạnh.
Do năm nay bài thi tự luận sẽ được chấm chéo giữa các tỉnh nên toàn bộ bài thi của TP HCM sẽ giao cho 3 tỉnh chấm (Đồng Nai, Bình Thuận và Tiền Giang) và nhận về chấm cho 5 tỉnh khác.
Còn Sở GD&ĐT Bình Dương, có 8.422 thí sinh dự thi được chia thành 8 cụm trong đó 7 cụm dành cho học sinh THPT, cụm còn lại dành cho học sinh bổ túc. Trưởng phòng khảo thí Dương Nguyễn Thị Tuyết cho biết, công tác chuẩn bị cho kỳ thi đều được chuẩn bị chu đáo và đang hoàn tất việc sao in đề thi.
"Chúng tôi đã thông báo đến các phụ huynh và nhà trường bố trí việc đưa đón các em trong những ngày thi. Nếu gia đình không có khả năng được đón các em, nhà trường có xe đưa đón. Đảm bảo cho kỳ thi đạt kết quả, ngành cũng đã phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và các ban ngành nhằm đảm bảo tốt nhất cho việc đi lại, sinh hoạt của các em trong kỳ thi này", bà Tuyết nói.
Tại Long An, Sở GD&ĐT cũng đã lên kế hoạch chuẩn bị cho hơn 13.000 thí sinh thi tại 15 cụm. Những điều lưu ý trong việc làm bài thi cũng như công tác tổ chức thi đã được triển khai đến các học sinh và phụ huynh trong toàn tỉnh.
|
|
Bộ GD&ĐT cho biết, đề thi tốt nghiệp chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Ảnh: Hoàng Hà.
|
Trong khi đó, tại phía Bắc, đây là lần đầu tiên Hà Nội tổ chức thi tốt nghiệp với quy mô lớn nhất cả nước, lên tới 90.000 thí sinh, 182 hội đồng thi, 3.800 phòng thi và gần 10.000 giám thị. Điều Hà Nội quan tâm chính là việc chấm chéo bởi bài thi của địa phương này do 3 tỉnh Hải Phòng, Hà Nam, Nghệ An chấm.
Với hơn 58.000 thí sinh, Thanh Hóa là địa phương có số thí sinh dự thi lớn thứ 2 ở phía Bắc (sau Hà Nội). Theo Giám đốc Lê Xuân Đồng, Thanh Hóa là tỉnh rộng, địa bàn miền núi đông nên khi ghép cụm việc đi lại, sinh hoạt của học sinh sẽ gặp khó khăn. Có những thí sinh sẽ phải đi hơn 30km để tới được điểm thi nên Sở phải huy động ký túc xá của các trường dân tộc nội trú để học sinh ở xa tới nghỉ trong những ngày thi.
Theo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT), cả nước có hơn 920.000 thí sinh THPT và gần 140.000 thí sinh bổ túc dự thi tại hơn 1.000 cụm thi, 2.400 hội đồng coi thi...
6 ngày nữa, gần 18.000 học sinh của Bắc Ninh sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp tại 12 cụm. Theo thông tin từ Sở Giáo dục tỉnh này, trong kỳ thi thử tốt nghiệp vừa qua, khối THPT có gần 10.000 trên gần 16.500 thí sinh đạt điểm đỗ (59%); còn khối bổ túc THPT chỉ có 178 trong số hơn 1.100 em dự thi đạt (gần 16%), trong đó có trường không thí sinh nào đạt điểm đỗ.
Có hơn 24.000 thí sinh đăng ký dự thi (gần 22.000 thí sinh THPT), Bắc Giang đã lập 15 cụm thi và 1 hội đồng thi độc lập. Để đảm bảo kỳ thi diễn ra nghiêm túc, an toàn tỉnh này đã huy động hơn 2.500 cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ coi thi và hàng trăm công an, nhân viên phục vụ.
Tương tự, với gần 27.000 thí sinh dự thi (22.000 thí sinh THPT), Nam Định bố trí gần 1.200 phòng ở 20 cụm thi. Hơn 3.000 cán bộ coi thi cùng gần 300 thanh tra cũng đã được huy động để giám sát kỳ thi với tiêu chí an toàn và nghiêm túc...
Lịch thi của hệ giáo dục THPT
Ngày |
Buổi |
Môn thi |
Thời gian |
2/6 |
Sáng |
Văn |
150 phút |
Chiều |
Sinh học |
60 phút |
3/6 |
Sáng |
Địa lý |
90 phút |
Chiều |
Vật lý |
60 phút |
4/6 |
Sáng |
Toán |
150 phút |
Chiều |
Ngoại ngữ |
60 phút |
Lịch sử |
90 phút |
Giáo dục thường xuyên
2/6 |
Sáng |
Văn |
150 phút |
Chiều |
Sinh học |
60 phút |
3/6 |
Sáng |
Địa lý |
90 phút |
Chiều |
Vật lý |
60 phút |
4/6 |
Sáng |
Toán |
150 phút |
Chiều |
Hóa học |
60 phút |