Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 17,246
Ngành kiểm toán - một lĩnh vực đóng vai trò rất quan trọng, đảm bảo sự minh bạch và tin cậy trong kinh doanh và tài chính của một tổ chức. Ngày nay, ngành kiểm toán đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh. Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng biết được thông tin đầy đủ về ngành học này như ngành kiểm toán là gì, thi khối nào, ngành kiểm toán ra trường làm gì, mức lương ra sao. Theo dõi bài viết dưới đây để có những thông tin giải đáp cụ thể nhất.
>>> Có thể bạn quan tâm: Công cụ tính lương Gross sang Net và ngược lại
Kiểm toán (Audit) là quá trình thu thập, đánh giá, xác thực các chỉ số báo cáo tài chính của bộ phận kế toán cung cấp so với các chuẩn mức được thiết lập. Bằng phương pháp điều tra, quan sát, kiểm kê, đối chiếu, kiểm toán viên sẽ xác minh tính chính xác của tài liệu, tính hợp pháp của báo cáo tài chính của công ty. Từ đó, kiểm toán viên sẽ nhận định về thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp, tổ chức đó.
Theo phạm vi, có bốn loại kiểm toán bao gồm kiểm toán thông tin, kiểm toán hiệu quả, kiểm toán tính quy tắc và kiểm toán hiệu năng. Nếu xem xét theo chủ thể, có ba loại kiểm toán là kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ.
Có thể với nhiều ngành nghề, bạn sẽ không tìm thấy được một lộ trình thăng tiến cụ thể. Nhưng với ngành kiểm toán, đây chính là một công việc tiềm năng và có lộ trình thăng tiến rõ ràng. Bạn có thể bắt đầu từ thực tập sinh, đến trợ lý kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán, giám đốc kiểm toán và cao nhất là đối tác kiểm toán. Do vậy nếu yêu thích và đam mê với các con số thì bạn có thể cân nhắc theo đuổi ngành kiểm toán, chắc chắn sẽ không thiếu cơ hội và thăng tiến trong sự nghiệp.
Xem thêm:
Kiểm toán - Nghề làm cho các con số biết nói (Nguồn: Internet)
Mặc dù cả kế toán và kiểm toán đều thuộc lĩnh vực kế toán tài chính, làm việc với những con số, tổng hợp thành bản báo cáo chi tiết, song cả 2 sẽ có những điểm khác biệt cơ bản sau:
Những điểm giống và khác nhau giữa kế toán và kiểm toán (Nguồn: Internet)
Nếu đang phân vân không biết có nên học ngành kiểm toán không?, ngành kiểm toán có dễ xin việc không? thì đừng lo, bởi ngành này mang lại cơ hội việc làm rất lớn và tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành kiểm toán, bạn có thể đảm nhiệm một số công việc như:
Đặc biệt, nếu có kiến thức, kinh nghiệm, bạn có thể ứng tuyển vào Big4 của ngành Kiểm toán: Emst & Young, KPMG, PwC, Deloitte. Đây là 4 công ty rất lớn về quy mô, doanh thu và bề dày lịch sử mà bạn trẻ nào cũng khao khát được làm việc tại đây.
Ngành kiểm toán lương bao nhiêu? Theo thống kê của VietNamSalary, mức lương của ngành kiểm toán sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm, Trung bình mức lương vị trí Kiểm toán viên từ 1-4 năm kinh nghiệm rơi vào khoảng 12.7 triệu đồng. Với kiểm toán viên từ 5-9 năm kinh nghiệm sẽ khoảng 19.3 triệu đồng. Với Kiểm toán nội bộ, mức lương trung bình là 13.2 triệu đồng, Chuyên viên kiểm toán nội bộ với mức lương giao động từ 11.9 - 17.3 triệu đồng. Để biết thêm chi tiết về mức lương của các vị trí ngành kiểm toán, hãy truy cập VietNamSalary nhé.
Xem thêm:
Mức lương và cơ hội việc làm của ngành kiểm toán (Nguồn: Internet)
Ngành kiểm toán nên học trường nào? Hầu hết những trường thuộc khối kinh tế đều đào tạo ngành kiểm toán. CareerViet đã tổng hợp một số trường theo khu vực để các bạn tiện theo dõi:
Khu vực miền Bắc:
Khu vực miền Trung
Khu vực miền Nam
Các trường đào tạo ngành Kiểm toán (Nguồn: Internet)
Yêu thích làm việc với những con số: Kiểm toán là một ngành liên quan chặt chẽ với toán học tính toán thu chi, báo cáo tài chính,... Do vậy với những bạn giỏi toán, lựa chọn ngành này sẽ là một lợi thế rất lớn.
Kỹ năng diễn đạt ngắn gọn, thuyết phục: Kiểm toán hoạt động có hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự tin tưởng của đối tượng sử dụng dịch vụ. Không phải ai cũng đồng ý với những nhận định kiểm toán viên trình bày, ngay cả khi có những bằng chứng xác thực. Do vậy, bên cạnh kiến thức chuyên môn, bạn cần có khả năng diễn giải, thuyết phục người nghe.
Quản lý thời gian, chịu áp lực tốt: Có thể nói, ngành kiểm toán yêu cầu khả năng chịu áp lực công việc rất cao, do vậy bạn cần chuẩn bị cho mình một sức khỏe tinh thần thật tốt. Đồng thời, bạn cũng cần biết cách sắp xếp thời gian để hoàn thành được đúng tiến độ công việc.
Độc lập, khách quan: Độc lập cả về tư tưởng và hình thức là 2 yếu tố trong đạo đức nghề nghiệp của ngành kiểm toán. Bạn cần đưa ra kết luận một cách khách quan, công bằng, không thiên vị, không vì yếu tố lợi ích cá nhân mà gây ảnh hưởng đến người khác.
Xem thêm:
Tố chất để thành công trong ngành kiểm toán (Nguồn: Internet)
Các bạn cần biết ngành kiểm toán thi khối nào để có thể lên kế hoạch ôn tập phù hợp với những môn học thuộc tổ hợp thi tuyển. Một số khối thi bạn tham khảo như:
Để biết thêm chi tiết về thông tin tuyển sinh, bạn nên truy cập trực tiếp vào website hoặc fanpage chính thức của các trường nhé.
Xem thêm
Tìm hiểu các khối thi của ngành kế toán để có định hướng học tập phù hợp (Nguồn: Internet)
Trong thế giới kinh doanh ngày càng phức tạp, ngành kiểm toán càng khẳng định được vai trò không thể thiếu. Với những bạn thích phân tích, tư duy logic, ngành kiểm toán có thể là một sự lựa chọn đầy tiềm năng. Nếu bạn không biết mình có phù hợp với ngành kiểm toán không thì hãy truy cập ngay CareerMap - một công cụ giúp bạn khám phá bản thân và mở ra cả một thế giới nghề nghiệp chỉ với 3 bước đơn giản. Ngoài ra, đừng quên chuẩn bị cho mình một chiếc CV ấn tượng tại CVHay để tự tin ứng tuyển tại hàng ngàn công việc được đăng tải trên CareerViet nhé.
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function