Nhân Viên R&D là ai? Yêu cầu tuyển dụng Nhân Viên R&D ra sao

Viewed: 79,135

Nhân viên R&D là vị trí quan trọng và cần thiết đối với hầu hết các công ty và doanh nghiệp. Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ thì ngành nghề này càng nhận được nhiều sự chú ý. Vậy để hiểu được nhân viên R&D là gì, quá trình tuyển dụng nhân viên R&D ra sao, mời bạn cùng đồng hành với CareerViet trong bài viết dưới đây nhé!

1. Vị trí Nhân Viên R&D là gì?

R&D hay còn được gọi là Research and Development. Đây chính là những người đảm nhiệm các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong quá trình sản xuất. Nhiệm vụ của họ là nghiên cứu các sản phẩm mới và công nghệ mới để đáp ứng những yêu cầu mà thị trường đang đặt ra cũng như các chiến lược để phát triển một doanh nghiệp.

R&D sẽ đảm nhận các công việc đầu tư cũng như tiến hành các hoạt động mua bán sản phẩm, công nghệ để phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Vị trí Nhân Viên R&D là gì?
Vị trí Nhân Viên R&D là gì?

Trong quá trình làm việc, nhân viên R&D cũng phải không ngừng nghiên cứu về các sản phẩm mới, dịch vụ và những cải tiến để đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng như sự phát triển của thị trường một cách tốt nhất.

Trong bối cảnh mà các doanh nghiệp cạnh tranh nhau về các hoạt động sản xuất, sự xuất hiện và đổi mới liên tục giữa các thương hiệu, vai trò của các nhân viên R&D lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. 

2. Mô tả công việc mới nhất của Nhân Viên R&D

Vậy bảng mô tả công việc nhân viên R&D cụ thể như thế nào? Sau đây là những nhiệm vụ mà một nhân viên làm trong lĩnh vực R&D cần phải thực hiện.

- Phối hợp với các bộ phận khác để có thể khảo sát về tình hình thị trường.
- Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm sao cho chúng phù hợp nhất với nhu cầu của từng khách hàng.
- Thực hiện các công việc về cải tiến và chỉnh sửa sản phẩm theo các yêu cầu của cấp trên.
- Đối với các sản phẩm mà khách hàng khiếu nại hoặc phát hiện ra lỗi thì nhân viên phải tiến hành thu hồi ngay.
- Thực hiện các cuộc nghiên cứu và thử nghiệm các sản phẩm mới.
- Đảm bảo về việc phát triển các sản phẩm tuân thủ theo quy định, tiêu chuẩn pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác mà cấp trên giao phó.

Mô tả công việc mới nhất của Nhân Viên R&D
Mô tả công việc mới nhất của Nhân Viên R&D

3. Các công việc liên quan đến R&D trong doanh nghiệp

Một số công việc liên quan đến R&D mà ứng viên có thể tham khảo và lựa chọn phù hợp với từng ngành nghề đó là:

3.1 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm (Product R&D)

Vị trí R&D này chuyên thực hiện các công việc liên quan đến khách hàng và thị trường để phát triển các sản phẩm mới cũng như cải tiến các sản phẩm cũ. Mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng của sản phẩm, cắt giảm tối đa chi phí, thời gian sản xuất nhằm mang lại doanh số cho doanh nghiệp và thu hút sự chú ý của khách hàng.

3.2 Nghiên cứu và phát triển công nghệ (Technology R&D)

Các kỹ sư công nghệ R&D sẽ tiến hành áp dụng công nghệ vào việc phát triển và tối ưu sản phẩm để tạo ra các sản phẩm mới có chất lượng tốt hơn nhưng vẫn đảm bảo về mặt giá thành.

Nghiên cứu và phát triển công nghệ
Nghiên cứu và phát triển công nghệ

3.3 Nghiên cứu và phát triển bao bì (Packaging R&D)

Một trong những yếu tố góp phần tạo sự thu hút đối với sản phẩm đó chính là bao bì. R&D sẽ tiến hành sáng tạo ra các chất liệu và kiểu dáng của bao bì cũng như các phương thức đóng gói bao bì một cách tối ưu nhất nhằm tạo sự thu hút cho khách hàng và tăng lượt tiêu thụ của sản phẩm.

3.4 Nghiên cứu và phát triển quy trình (Process R&D)

Với vị trí này, nhân viên R&D sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ liên quan đến cải tiến và nghiên cứu về quy trình sản xuất cũng như vận hành tại một doanh nghiệp. Ngoài ra, họ còn phải chú ý đến việc nâng cao chất lượng thành phẩm, tăng năng suất, tối ưu thời gian và tiết kiệm chi phí.

Nghiên cứu và phát triển quy trình
Nghiên cứu và phát triển quy trình

4. Ngành hàng nào cần triển khai hoạt động R&D?

  • Sản xuất hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, nội thất, điện máy, điện tử, …
  • Sản xuất hàng hóa công nghiệp như máy móc, vật tư, linh phụ kiện…
  • Sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm, nông sản như hoa quả sấy, nước ép hoa quả, đồ uống, thực phẩm đông lạnh…
  • Sản xuất sản phẩm ngành y dược, trang thiết bị y tế
  • Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kỹ thuật như thiết kế, tư vấn kỹ thuật, in ấn,...
  • Doanh nghiệp phần mềm công nghệ cao
  • Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ - thương mại như khách sạn, nhà hàng, rạp chiếu phim, quán cafe, siêu thị,…
  • Doanh nghiệp vật liệu - xây dựng

5. Ưu và nhược điểm của hoạt động R&D

Ưu điểm:

  • Hoạt động R&D giúp doanh nghiệp được sở hữu bằng sáng chế cho các sản phẩm mới của mình và tạo được lợi thế cạnh tranh bền vững.
  • Cung cấp cho doanh nghiệp quy trình với chi phí sản xuất thấp, giúp doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức giá cạnh tranh hơn nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Áp dụng hoạt động R&D trong doanh nghiệp sẽ chứng minh năng lực cũng như tầm nhìn của doanh nghiệp, do đó sẽ dễ dàng hơn trong việc thu hút đầu tư
  • Những doanh nghiệp tổ chức bộ phận R&D với chế độ đãi ngộ xứng đáng sẽ thu hút được nhiều nhân viên tiềm năng vào làm việc và cống hiến.

Hạn chế:

  • Để có thể xây dựng và vận hành được bộ phận R&D từ đội ngũ nhân sự cho đến máy móc, trang thiết bị… đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư một nguồn kinh phí lớn.
  • Để các nghiên cứu được đưa vào ứng dụng có thể mang lại kết quả tốt còn phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thị trường
  • Nếu doanh nghiệp tốn quá nhiều thời gian để nghiên cứu thành công một sản phẩm thì thời điểm sản phẩm đó được tung ra thị trường có thể sẽ bị lỗi thời nên doanh nghiệp sẽ rơi vào thế bất lợi so với các đối thủ cạnh tranh.

6. Quy trình triển khai hoạt động R&D trong doanh nghiệp

Việc triển khai hoạt động R&D sẽ trải qua 4 bước chính sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu R&D
  • Bước 2: Nghiên cứu - phân tích
  • Bước 3: Sản xuất thử nghiệm - đánh giá hiệu quả
  • Bước 4: Sản xuất đại trà

7. Yêu cầu tuyển dụng Nhân Viên R&D

7.1 Bằng cấp, kiến thức chuyên môn

Đối với một nhân viên R&D, để làm tốt công việc, nhiệm vụ được giao thì cần phải trang bị cho bản thân những kiến thức chuyên môn vững vàng cũng như các kinh nghiệm thực chiến tại nơi làm việc. Cụ thể các kiến thức và yêu cầu cần có đối với công việc này là:

- Tốt nghiệp cử nhân các trường đại học hoặc cao đẳng có liên quan đến công nghệ chế biến thực phẩm, chế tạo,...
- Có kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển và các dòng sản phẩm bất kỳ.
- Có khả năng sử dụng thành thạo các thiết bị đo lường, các phần mềm về thiết kế bao bì cũng như sản phẩm, đặc biệt phải biết cách đọc bản vẽ kỹ thuật.
- Có sự hiểu biết kiến thức về kỹ thuật nghiên cứu ở trong phòng thí nghiệm khoa học.

7.2 Kỹ năng

Kỹ năng đối với một nhân viên R&D là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp cho nhân viên hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Cụ thể, những kỹ năng quan trọng nhất đó là:

Kỹ năng sử dụng các công cụ tin học văn phòng: Các R&D phải có khả năng sử dụng các công cụ tin học văn phòng tốt để có thể tìm kiếm, thu thập và lưu trữ các dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả.

Có sự hiểu biết về các ngành nghề: Sự hiểu biết đa dạng về các ngành nghề và sản phẩm sẽ giúp cho nhân viên R&D có thêm nhiều thông tin để lên ý tưởng thiết kế các sản phẩm mới, phục vụ cho khách hàng.

Kỹ năng
Kỹ năng

Kỹ năng giao tiếp: Công việc này đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các bộ phận với nhau, chính vì thế kỹ năng giao tiếp là rất cần thiết. Bên cạnh đó nếu công ty bạn hoạt động trong lĩnh vực có yếu tố nước ngoài thì kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ sẽ giúp bạn hiểu rõ ý muốn của khách và vận dụng một cách tốt nhất.

Khả năng chịu được công việc áp lực cao: Công việc của nhân viên R&D thường liên quan đến việc nghiên cứu và thiết kế sản phẩm với deadline chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng. Do đó, khả năng chịu được áp lực cao trong công việc là yếu tố cần thiết giúp bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

8. Triển vọng phát triển của ngành R&D

Triển vọng của ngành R&D ở Việt Nam hiện nay cực kỳ cao và chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp liên doanh. Một số ví dụ điển hình về các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như: Samsung, Vinamilk, Viettel, LG, Panasonic,... là các doanh nghiệp có bộ phận R&D xây dựng trên mô hình đạt chuẩn thế giới.

Triển vọng phát triển của ngành R&D
Triển vọng phát triển của ngành R&D

Hiện nay, cơ hội việc làm đối với ngành nghề này rất phổ biến. Rất nhiều công ty và tập đoàn lớn có nhu cầu tuyển dụng nhân viên ở lĩnh vực này. Bởi hầu hết ở các tập đoàn và doanh nghiệp lớn đều phải liên tục đưa ra các thiết kế cũng như sản phẩm mới để ra mắt thị trường nên nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư R&D luôn rộng mở và đòi hỏi yêu cầu cao. 

9. Mức lương của Nhân Viên R&D

Việc làm R&D có mức lương tùy thuộc vào năng lực của các kỹ sư và quy mô doanh nghiệp. Những ứng viên có càng nhiều kinh nghiệm thì mức thu nhập càng cao và chế độ đãi ngộ cũng tốt hơn. Mức lương trung bình đối với một nhân viên R&D khoảng 10.1 triệu đồng/tháng.

10. Tìm việc làm Nhân Viên R&D ở đâu?

Đây là công việc được nhiều tập đoàn và doanh nghiệp lớn hướng đến nên nhu cầu tuyển dụng đối với vị trí này rất cao. Bạn có thể tìm việc làm nhân viên R&D tại trang tuyển dụng của các tập đoàn lớn hoặc tìm việc qua các website tìm việc làm uy tín. 

Tại CareerViet, chúng tôi cung cấp hàng nghìn công việc mới mỗi ngày để ứng viên có nhiều nguồn tham khảo. Ngoài ra, vị trí R&D hiện nay trên website của CareerViet cũng đã cập nhật rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng. Bên cạnh những thông tin về việc làm, chúng tôi còn cung cấp cẩm nang giúp bạn làm việc tốt hơn cũng như cách để tạo một CV ấn tượng đối với nhà tuyển dụng.

Những câu hỏi  liên quan đến R&D

Học gì ra làm R&D?

Để trở thành nhân viên R&D, bạn cần phải có bằng Cử nhân ở một trong các lĩnh vực như Hóa học, Vật lý, Dược hoặc Công nghệ sinh học, Kỹ thuật, Khoa học máy tính,…

R&D Manager là gì?

R&D Manager là người đứng đầu và quản lý bộ phận R&D. Họ sẽ là người đảm nhận nhiệm vụ chịu trách nhiệm cho toàn bộ chiến lược, kế hoạch của bộ phận này.

Công việc của nhân viên R&D đòi hỏi sử dụng nhiều chất xám, chính vì thế mà yêu cầu tuyển dụng ứng viên giỏi và có trình độ chuyên môn cao. Nếu bạn yêu thích công việc này thì hãy nhanh chóng tạo CV và kết nối với các nhà tuyển dụng ngày nhé. Chúc bạn thành công!

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:

Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm | y dược | Việc làm R&D

Source: CareerViet

VIP jobs ( $1000+ )

HEINEKEN Vietnam
HEINEKEN Vietnam

Salary : Competitive

Ba Ria-VT

HEINEKEN Vietnam
HEINEKEN Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

THE GANGS
THE GANGS

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

HR Vietnam’s ESS Client
HR Vietnam’s ESS Client

Salary : Up to 35 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần ZME
Công Ty Cổ Phần ZME

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH VN NETWORK
CÔNG TY TNHH VN NETWORK

Salary : Up to 40 Mil VND

Ho Chi Minh

Ngân Hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
Ngân Hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Ha Noi | Ho Chi Minh

Concung.com - Con Cung Joint Stock Company
Concung.com - Con Cung Joint Stock Company

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH GLOBAL COMMERCIAL PARTNER
CÔNG TY TNHH GLOBAL COMMERCIAL PARTNER

Salary : 34 Mil - 38 Mil VND

Ho Chi Minh

HSK Vietnam Audit Company Limited
HSK Vietnam Audit Company Limited

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN VUA NỆM
CÔNG TY CỔ PHẦN VUA NỆM

Salary : 15 Mil - 30 Mil VND

Ha Noi

Coherent Vietnam
Coherent Vietnam

Salary : Competitive

Binh Duong

CÔNG TY CỔ PHẦN LYCHEE
CÔNG TY CỔ PHẦN LYCHEE

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

HEM APPAREL
HEM APPAREL

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

YUNEXPRESS LOGISTICS VIETNAM
YUNEXPRESS LOGISTICS VIETNAM

Salary : 30 Mil - 44 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc
Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP GENE - GENE SOLUTIONS
CÔNG TY CP CƠ KHÍ TÂN MINH
CÔNG TY CP CƠ KHÍ TÂN MINH

Salary : 12 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH AN HẢI VN
CÔNG TY TNHH AN HẢI VN

Salary : 1,000 - 1,500 USD

Ho Chi Minh

Similar posts "Wiki Career"

Nhân viên thủ kho là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Cùng CareerViet tìm hiểu chi tiết nhân viên thủ kho là gì, nhiệm vụ, yêu cầu công việc, mức lương và cơ hội phát triển nghề nghiệp trong ngành logistics!
Nhân viên lễ tân là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Cùng CareerViet tìm hiểu chi tiết về nhân viên lễ tân: định nghĩa, công việc, kỹ năng cần thiết mức lương và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này. Xem ngay!
Việc làm thời vụ là gì? Các công việc phổ biến và mức lương
Cùng CareerViet khám phá việc làm thời vụ là gì, cơ hội phát triển, lợi ích và cách tìm việc thời vụ phù hợp. Xem ngay để tìm công việc thời vụ lương cao!
Digital Marketing là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Tìm hiểu Digital Marketing là gì, các kênh phổ biến, lợi ích và xu hướng mới nhất. Áp dụng tiếp thị kỹ thuật số để nâng cao hiệu quả kinh doanh của bạn.
Tester là gì? Phân loại, cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Cùng CareerViet tìm hiểu Tester là gì? Vai trò, nhiệm vụ, kỹ năng cần thiết, lộ trình nghề nghiệp, và các công cụ phổ biến cho công việc Tester. Xem ngay!
Tài xế là gì? Yêu cầu, kỹ năng và mức lương nhân viên lái xe
Khám phá tài xế là gì, vai trò, công việc, kỹ năng cần thiết và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực vận tải. Hướng dẫn chi tiết để thành công trong nghề tài xế.
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback