Nhân viên Tester và những kiến thức, kỹ năng cần trang bị

Viewed: 11,432

Với sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực công nghệ thông tin, nhu cầu tuyển dụng nhân viên tester cũng ngày càng tăng bởi đây là bộ phận không thể thiếu trong bộ phận phát triển phần mềm. Vị trí công việc này không chỉ được đào tạo kiến thức chuyên môn một cách bài bản mà còn được trang bị những kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc. Nếu bạn đang quan tâm đến vị trí việc làm tester thì hãy cập nhật thông tin chi tiết ngay trong bài viết sau đây nhé!


Nhân viên tester là vị trí quan trọng giúp tối ưu sản phẩm phần mềm hoặc ứng dụng

Tìm hiểu chung về vị trí công việc Tester

Vị trí tester đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực phát triển ứng dụng. Để tạo ra những ứng dụng hoàn hảo và tối ưu cho người dùng, đòi hỏi bộ phận tester phải kiểm tra luồng hệ thống, chạy thử phần mềm để phát hiện lỗi và điều chỉnh kịp thời.

Nhân viên Tester là ai?

Nhân viên tester là gì vẫn là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi công việc này tương đối mới lạ. Tuy nhiên, đây lại là vị trí tuyệt đối không thể thiếu trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Tester là người kiểm tra và chạy thử phần mềm, chịu trách nhiệm phát triển chất lượng, tối ưu quy trình và giao diện người dùng trước khi đưa sản phẩm công nghệ vào ứng dụng thực tế. Tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực mà nhân viên tester có thể thực hiện kiểm tra thử ứng dụng phần phương pháp thủ công hoặc bằng các phần mềm khác. Có thể hiểu đơn giản hơn, một nhân viên tester cần đảm bảo phần mềm không phát sinh lỗi hay sự cố gì khi đưa vào sử dụng thực tế.

Nhiệm vụ của nhân viên Tester

Trong thực tế, công việc của nhân viên tester là tìm kiếm bugs hay errors (được hiểu là những lỗi phần mềm mà người dùng có thể gặp phải). Sau đó ghi chú và báo cáo lại cho bộ phận lập trình viên để họ “fix bug” (sửa lỗi) và hoàn thiện sản phẩm.

Mặc dù vai trò của tester tương đối quan trọng trong lĩnh vực phát triển phần mềm nhưng các doanh nghiệp trong nước lại không chú trọng đến bộ phận này. Điều này làm dẫn đến những lỗi kỹ thuật không mong muốn khiến khách hàng không hài lòng, tổn hại danh tiếng và chi phí phát sinh không đáng có.

Mô tả công việc của nhân viên Tester

Trong doanh nghiệp, bộ phận tester chịu trách nhiệm ở giai đoạn cuối cùng, đảm bảo đầu ra để không phát sinh lỗi hệ thống trong quá trình thử nghiệm. CareerViet sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến mô tả công việc của nhân viên tester, cụ thể như sau:


Công việc của nhân viên tester đòi hỏi kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm tốt

Nghiên cứu, phân tích những yêu cầu liên quan đến kỹ thuật

Trong bất kỳ hoạt động phát triển sản phẩm nào thì giai đoạn nghiên cứu và phân tích kỹ thuật luôn được thực hiện kỹ lưỡng. Hoạt động này giúp doanh nghiệp hiểu rõ sản phẩm cần phát triển là gì, nhiệm vụ của từng vị trí, nhu cầu khách hàng,... từ đó tạo ra những sản phẩm công nghệ phù hợp. Người hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện giai đoạn nghiên cứu này chính là nhân viên tester.

Cụ thể, tester sẽ phối hợp cùng bộ phận lập trình viên để làm việc cùng khách hàng, lắng nghe và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để đưa ra phân tích, phương án sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Khi đó, tester sẽ thẩm định các tài liệu liên quan, đảm bảo chất lượng phần mềm đúng với yêu cầu sử dụng và xây dựng bản mô tả vắn tắt giúp người dùng dễ dàng sử dụng.

Đánh giá, phát hiện những vấn đề của phần mềm

Một trong những nhiệm vụ chính của nhân viên tester chính là kiểm thử phần mềm và phát hiện lỗi hệ thống. Có thể nói, tìm lỗi là một trong những kỹ năng cần thiết đối với tester, đòi hỏi tester phải có khả năng đánh giá và quan sát nhạy bén để tìm thấy những lỗi quan trọng trong hệ thống, từ đó nâng cao hiệu suất công việc.

Trong các hoạt động thử nghiệm, tester sẽ chạy testcase theo kịch bản hoặc danh sách kiểm tra để xác minh hệ thống phần mềm theo yêu cầu. Các lỗi được tìm thấy trên đường dẫn được xem là ưu tiên cao nhất. Tuy nhiên nếu muốn phát hiện ra nhiều lỗi khác nhau có thể thực hiện Exploratory testing (thử nghiệm thăm dò).

Ngăn ngừa những lỗi có khả năng phát sinh của phần mềm

Sau khi thực hiện thử nghiệm sản phẩm cần tiến hành sửa lỗi và điều chỉnh hệ thống để giảm khả năng phát sinh lỗi của phần mềm. Nhiệm vụ của nhân viên tester không chỉ là tìm ra lỗi phần mềm mà còn phải phối hợp với bộ phận lập trình để giải quyết những lỗi phát sinh ngay từ ban đầu giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, nguồn lực và thời gian xây dựng sản phẩm.

Một số công việc liên quan khác

Ngoài những công việc chính được mô tả như trên, nhân viên tester còn có nhiệm vụ khác như: tương tác với khách hàng để hiểu rõ yêu cầu, xây dựng kịch bản hoặc danh mục cần kiểm tra khi chạy thử phần mềm, chuẩn bị báo cáo liên quan đến việc kiểm thử phần mềm, hỗ trợ lập trình viên phát triển phần mềm,...

Những lợi ích mà công việc Tester mang lại cho doanh nghiệp

Những lợi ích mà vị trí tester mang lại không hề nhỏ, việc phát hiện và phòng ngừa những lỗi phát sinh giúp doanh nghiệp tránh những rắc rối không đáng có. Hãy cùng CareerViet phân tích rõ hơn về những lợi ích mà công việc tester mang lại cho doanh nghiệp nhé!


Tester đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm thử phần mềm, ứng dụng

Hiệu quả về mặt chi phí

Giai đoạn thử nghiệm phần mềm, ứng dụng đảm bảo hệ thống không còn sót bất kỳ lỗi nào trước khi bàn giao sản phẩm cho khách hàng, tránh trường hợp phát sinh lỗi sau sẽ mất thêm thời gian, tốn kém chi phí thu hồi và sửa chữa.

Đảm bảo chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là yếu tố đánh giá uy tín của doanh nghiệp, nhân viên tester được tuyển dụng để chắc chắn rằng sản phẩm được tối ưu nhất có thể, đảm bảo phần mềm hoạt động trơn tru và không báo lỗi.

Đảm bảo về vấn đề bảo mật

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bảo mật luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Cũng chính vì thế, việc kiểm thử các lỗi có thể phát sinh bao gồm cả vấn đề bảo mật thông tin người dùng sẽ tạo sự uy tín cho sản phẩm, chiếm trọn lòng tin và mang lại sự yên tâm khi sử dụng phần mềm của doanh nghiệp.

Hướng đến sự hài lòng của khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hướng đến. Khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng khi họ sử dụng ứng dụng một cách dễ dàng, không phát sinh lỗi,... Sự mượt mà trong hệ thống sẽ là điểm cộng để tạo ấn tượng, khiến khách hàng ngày càng tin tưởng và ủng hộ nhà phát hành phần mềm.

Những kỹ năng cần có đối với một nhân viên Tester

Để trở thành một tester chuyên nghiệp và giỏi chuyên môn, ứng viên cần trang bị những kỹ năng cần thiết sau đây:


Ứng viên có thể truy cập vào trang CareerViet để tìm hiểu thêm về vị trí tester

Kỹ năng phân tích logic

Kỹ năng phân tích logic là một trong những kỹ năng thiết yếu đối với một nhân viên tester. Bởi tính chất công việc của họ là phải đưa ra đánh giá, nhận định và mô phỏng lỗi phát sinh có thể xảy ra khi chạy thử phần mềm.

Đặc biệt, trong quá trình Manual testing (kiểm thử phần mềm được thực hiện thủ công), nhân viên tester cần phân tích kỹ để tìm ra những lỗi sai sót nhỏ nhất trong giai đoạn Defect Management (quản lý lỗi, sự cố). Nếu thiếu khả năng phân tích logic sẽ rất mất thời gian để thực hiện giai đoạn này.

Kỹ năng học hỏi

Không chỉ riêng nhân viên tester mà bất kỳ ngành nghề nào cũng đòi hỏi kỹ năng học hỏi nhanh. Khi làm việc tại những môi trường chuyên nghiệp thì việc chủ động trau dồi kiến thức chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, hiểu rõ quy trình và cách sử dụng công cụ testing sẽ giúp tester tiến bộ nhanh hơn, con đường thăng tiến trong tương lai càng rộng mở.

Kỹ năng giao tiếp

Sau khi phát hiện ra những lỗi hệ thống có thể gặp phải thì việc diễn giải làm sao để khách hàng và lập trình viên có thể hiểu cũng là một kỹ năng cần thiết.. Việc trình bày rõ ràng, dễ hiểu sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức khi đưa ra phương án khắc phục lỗi hệ thống.

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm rất quan trọng, để trở thành tester thì việc phát hiện và cải thiện lỗi không thể thực hiện một mình mà cần phải có sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau.

Kỹ năng viết testcase

Testcase là một phần không thể thiếu trong quy trình kiểm thử phần mềm, tester sẽ viết testcase phù hợp với từng yêu cầu cụ thể của khách hàng. Bên cạnh đó, kỹ năng viết testcase rõ ràng và phù hợp cũng đánh giá một phần hiệu suất công việc của bộ phận tester.

Yêu cầu tuyển dụng nhân viên Tester cơ bản

Nhân viên tester là người đầu tiên tiếp xúc và kiểm thử phần mềm, làm việc trong các dự án mới thường xuyên. Đặc biệt, dù chưa có kinh nghiệm làm việc thì bạn vẫn có thể ứng tuyển nhân viên tester bởi vì sự tập trung và khả năng làm việc độc lập là yếu tố quan trọng mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm. Trước khi tìm việc làm nhân viên tester, cần biết về yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.


Tinh thần cầu tiến và trách nhiệm cao trong công việc là tiêu chí của nhà tuyển dụng

- Ứng viên có bằng cử nhân/cao đẳng chuyên ngành công nghệ thông tin, khoa học máy tính hoặc những ngành liên quan.
- Có kiến thức về thiết kế, kiểm thử phần mềm và thành thạo các phương pháp thử nghiệm ứng dụng, phần mềm.
- Có kỹ thuật kiểm thử phần mềm thành thạo, kỹ năng đánh giá khả năng tương thích với các chương trình phần mềm khác nhau.
- Có kiến thức về lập trình.
- Kỹ năng phân tích và tư duy logic.
- Kỹ năng giao tiếp và tư duy phản biện.

Cơ hội nghề nghiệp và mức lương của nhân viên Tester

Với sự phát triển chóng mặt của ngành công nghệ thông tin, cơ hội nghề nghiệp của tester là không giới hạn. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ ngày càng đa dạng sản phẩm phần mềm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Bộ phận tester được thiết lập trong cơ cấu tổ chức của công ty có nhiệm vụ đảm bảo phần mềm hay ứng dụng không phát sinh lỗi hệ thống trong quá trình sử dụng, nếu có thì tester sẽ phối hợp cùng nhóm lập trình viên để cải thiện lỗi.

Hiện nay, theo khảo sát của CareerViet tại VietnamSalary, mức lương trung bình của nhân viên tester sẽ dao động từ 10.4 – 46 triệu đồng/tháng. Tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh của doanh nghiệp mà mức lương này sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Ngoài ra, kinh nghiệm làm việc là yếu tố quan trọng quyết định đến mức lương nhân viên tester.

Có thể thấy, người đảm nhận vị trí tester mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp bằng cách đảm bảo phần mềm được thiết lập đúng với yêu cầu của khách hàng, kịp thời phát hiện lỗi khi thực hiện kiểm thử và thiết lập danh mục lỗi có thể phát sinh trong quá trình sử dụng để đưa ra phương án cải thiện phù hợp. Các ứng viên có thể tìm kiếm cơ hội việc làm nhân viên tester trên trang thông tin tuyển dụng CareerViet.vn.

Source: CareerViet

VIP jobs ( $1000+ )

Công ty TNHH United International Pharma
Công ty TNHH United International Pharma

Salary : Competitive

Phu Tho | Thai Nguyen | Ha Noi

QT Instruments (S) Vietnam
QT Instruments (S) Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Tập Đoàn Karofi Holding
Tập Đoàn Karofi Holding

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN SETSAIL
CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN SETSAIL

Salary : 18 Mil - 24 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Bình Việt Đức (BIVID)
Công ty TNHH Bình Việt Đức (BIVID)

Salary : 18 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi | Da Nang | Can Tho

Savills Vietnam
Savills Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Vietmap - Công ty Cổ phần Ứng Dụng Bản Đồ Việt
Vietmap - Công ty Cổ phần Ứng Dụng Bản Đồ Việt

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

TÜV Rheinland Vietnam
TÜV Rheinland Vietnam

Salary : Competitive

Hung Yen | Ha Noi

Công Ty TNHH Công Nghệ Sinh Học Sài Gòn Xanh
Công Ty TNHH Công Nghệ Sinh Học Sài Gòn Xanh

Salary : 10 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

HR Vietnam’s ESS Client
HR Vietnam’s ESS Client

Salary : 40 Mil - 50 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH SYBSY Ltd.
Công Ty TNHH SYBSY Ltd.

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH F88
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH F88

Salary : 30 Mil - 60 Mil VND

Ha Noi

CareerViet's client
CareerViet's client

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ MIỀN NAM
TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ MIỀN NAM

Salary : 50 Mil - 60 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH XNK Đại Dương Xanh
Công Ty TNHH XNK Đại Dương Xanh

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty Cổ Phần TEECOM
Công ty Cổ Phần TEECOM

Salary : Up to 30 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty TNHH OQR
Công ty TNHH OQR

Salary : 22 Mil - 28 Mil VND

Ho Chi Minh

SPS Vietnam
SPS Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN T.T.S.C
CÔNG TY CỔ PHẦN T.T.S.C

Salary : 25 Mil - 40 Mil VND

Ho Chi Minh | Kien Giang | Dong Nai

CÔNG TY CỔ PHẦN MORINAGA NUTRITIONAL FOODS VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN MORINAGA NUTRITIONAL FOODS VIỆT NAM

Salary : 35 Mil - 50 Mil VND

Ha Noi | Thai Nguyen

SPS Vietnam
SPS Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty TNHH TMDV Sports Turf Solutions
Công ty TNHH TMDV Sports Turf Solutions

Salary : 18 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN T.T.S.C
CÔNG TY CỔ PHẦN T.T.S.C

Salary : 16 Mil - 25 Mil VND

Kien Giang | Dong Nai

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VITECCONS
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VITECCONS

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi | Bac Ninh | Hai Phong

Action Composites Hightech Industries
Action Composites Hightech Industries

Salary : Competitive

Dong Nai

Action Composites Hightech Industries
Action Composites Hightech Industries

Salary : Competitive

Dong Nai

Action Composites Hightech Industries
Action Composites Hightech Industries

Salary : Competitive

Dong Nai

Action Composites Hightech Industries
Action Composites Hightech Industries

Salary : Competitive

Dong Nai

Action Composites Hightech Industries
Action Composites Hightech Industries

Salary : Competitive

Dong Nai

Action Composites Hightech Industries
Action Composites Hightech Industries

Salary : Competitive

Dong Nai

Action Composites Hightech Industries
Action Composites Hightech Industries

Salary : Competitive

Dong Nai

Similar posts "Wiki Career"

Hạch toán là gì? Đặc điểm và phân loại hạch toán phổ biến
Tìm hiểu hạch toán là gì, các loại hạch toán phổ biến và cách áp dụng trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Bài viết chi tiết dành cho sinh viên và người làm kế toán.
Thạc sĩ là gì? Điều kiện học và chi phí thi bằng thạc sĩ
Thạc sĩ là gì và giá trị ra sao? Cùng tìm hiểu về chương trình thạc sĩ, yêu cầu, các chuyên ngành, cũng như những lợi ích mà bằng thạc sĩ mang lại cho sự nghiệp
Ngành tâm lý học tội phạm là gì? Cơ hội nghề nghiệp rộng mở
Khám phá ngành tâm lý học tội phạm, những kiến thức và kỹ năng cần thiết, cùng cơ hội nghề nghiệp. Đây là lĩnh vực đầy triển vọng cho người yêu thích tâm lý học
Lập trình game là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương khủng
Tìm hiểu lập trình game là gì, các bước cơ bản, kỹ năng, công cụ và cơ hội nghề nghiệp trong ngành lập trình game. Cách trở thành lập trình viên game chuyên nghiệp!
Khái niệm quản trị học là gì? Vai trò và cơ hội nghề nghiệp
Tìm hiểu khái niệm quản trị học, vai trò và ứng dụng của nó trong doanh nghiệp. Cách quản trị giúp nâng cao hiệu quả công việc và phát triển tổ chức.
Ngành an toàn thông tin - Cơ hội nghề nghiệp và mức lương hấp dẫn
Cùng CareerViet tìm hiểu ngành An toàn thông tin, từ yêu cầu kỹ năng, cơ hội việc làm đến mức lương và các trường đào tạo hàng đầu. Khám phá ngay!
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback