Rút thời gian học xuống 9 năm: Thiết thực hay nông cạn?

Viewed: 12,304

Rút ngắn thời gian học phổ thông xuống còn 9 năm, chuyển môn chính thành phụ, môn phụ thành chính, dạy HS biết nấu cơm, sửa xe thay vì loay hoay giải những bài toán cả nhân loại đã biết đáp án từ hàng trăm năm trước... Những đề xuất của độc giả Vũ Mạnh Tiến đề cập trong đề án cải cách giáo dục phổ thông gửi cho VietNamNet đã nhận được hàng trăm ý kiến phản hồi từ độc giả. Nhiều người ủng hộ anh và cho rằng các đề xuất rất thiết thực nhưng cũng có những độc giả đánh giá đề án này còn “nông
cạn”.

Rút ngắn thời gian học phổ thông còn 9 năm là đi ngược với thế giới


Nhiều độc giả đánh giá đề án của anh Vũ Mạnh Tiến “có vấn đề” khi chỉ chăm chú đào tạo kỹ năng sống mà coi nhẹ nền tảng kiến thức cơ bản bởi phát triển con người không chỉ từ trực quan mà còn cần cả tư duy.

Về kiến thức bậc phổ thông, bạn đọc Hoàng Nhật Long, SV năm thứ nhất ĐH Bách khoa Đà Nẵng (raisemeup_4rum@yahoo.com) cho rằng “đó là những kiến thức rất cơ bản, không cần đầu óc cao siêu cũng tiếp thu được”. Nhật Long cho biết trong quá trình luyện thi ĐH vừa qua, Long cũng đi học thêm nhưng vẫn có thời gian đi chơi thường xuyên với bạn bè và kết quả là đậu với số điểm 25.

Nhật Long còn cho biết HS ở Đà Nẵng vào mỗi dịp lễ đã biết mở hàng hoa để kiếm thêm tiền. “Đó mới là hình ảnh của HS thời đại mới chứ không phải những học trò đi học tới 9, 10h tối.” Long khẳng định.

Bạn đọc Nguyễn Trọng Tín (offlineforever@yahoo.com) nhận xét rằng chương trình học phổ thông 12 năm như hiện nay là vừa để tạo ra những công dân có năng lực và kiến thức cho xã hội, chứ không phải tạo ra những công dân biết thay bóng đèn biết nấu ăn mà trong đầu rỗng tuếch.”

Bạn đọc Lê Mạnh Tiến ở Nha Trang, Khánh Hoà nhận xét đề xuất "rút ngắn từ 12 năm xuống còn 9 năm" là đi ngược với xu hướng chung của quốc tế. Tất cả các nước tiên tiến hiện nay đều có chương trình giáo dục phổ thông 12 năm. Nhiều học bổng du học hay các trường ĐH nước ngoài đều có điều kiện tuyển sinh là đã có ít nhất 12 năm học trước bậc ĐH. Vậy 1 HS muốn du học, muốn giành học bổng có lẽ nên linh hoạt lưu ban 3 năm để thỏa mãn đủ điều kiện đặt ra.”

Bạn đọc Dang Trieu (dangtrieu@gmail.com) cho rằng vấn đề quan trọng là dạy phương pháp học để trẻ em tiếp thu dễ dàng chứ không phải rút gọn nó đi vì lượng kiến thức hiện nay vẫn chưa làm cho SVVN có thể hòa nhập với thế giới.

Bạn đọc Lan Phương (Hà Nội) nhấn mạnh HS phải tập làm văn, tập giải những bài toán mà cả thế giới đều biết kết quả từ lâu là để rèn luyện tư duy, cách suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề, trau dồi văn hóa, ngôn ngữ. Đan lát, thêu thùa, nữ công gia chánh, sửa điện sửa thì sẽ tạo ra được những thợ thủ công, thợ kỹ thuật chứ không phải những người có thể giải quyết được các vấn đề khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội đương thời.

Bạn đọc Phan Tuyết Nga (Clover.Haruko@gmail.com) khẳng định những môn kiểu kiếm tiền hay những vấn đề quanh em, sửa chữa điện thực ra HS đều đang học, nằm trong những môn như Kỹ thuật nông nghiệp, Kỹ thuật công nghiệp, Giáo dục công dân... Nhưng vì tâm lí môn không quan trọng, thời lượng ít nên thầy đọc trò ghi và không biết tí gì thực hành, chỉ mong học cho nhanh, để tập trung môn chính.

Bạn đọc Hà Mai tâm sự: “Tôi có con tuổi đi học như con anh. Tôi giao cho cháu việc nhà, ăn cơm xong cháu phải rửa bát, phải nấu cơm giúp mẹ 1 bữa. Tôi giao tiền cho cháu đi chợ để cháu học cách tiêu tiền. Tôi cho cháu 1 khoản tiền nhỏ hằng tháng để cháu tự hoạch định cho chi tiêu cá nhân.”

Chia sẻ thêm về cách dạy con của mình, bạn đọc Hà Mai cho biết: “Kể từ lúc con đi học, tôi luôn nghe xem cháu nói gì sai hay đúng cũng không trách phạt cháu. Cháu 4 tuổi tôi đã đọc và kể chuyện cho cháu nghe. Tôi định hướng cho cháu tốt xấu, sai đúng qua nhân vật. 7 tuổi cháu đã được tôi đọc cho nghe các tác phẩm của Tô Hoài rồi đến Không gia đình. Tôi đã tạo cho cháu niềm say mê văn học lịch sử nên bây giờ dù học tự nhiên nhưng cháu vẫn giỏi và hứng thú các môn xã hội.”

Chỉ dùng được 20% kiến thức phổ thông

Bạn đọc Nguyễn Quốc An gửi email từ Anh không đồng tình với những phản hồi “xoáy vào những tiểu tiết trong đề án của anh Tiến”. Theo Quốc An, cần nghĩ sâu hơn về đề án này theo hướng nâng cao kỹ năng xã hội cho HS. “Theo tôi hiểu "chuyện nấu cơm" hay "sửa điện" chỉ là một ví dụ sinh động để mọi người dễ mường tượng.” – Quốc Anh nhấn mạnh.

Bản thân anh Vũ Mạnh Tiến, tác giả đề án bày tỏ: “Có lẽ một số độc giả hiểu lầm nhưng đề án của tôi không phải nhằm đào tạo ra công nhân sửa xe máy hay các bà nội trợ mà mục đích là hướng tới giảm tải kiến thức hàn lâm và tăng cường hiểu biết xã hội. Những kiến thức môn Văn, Toán, Lý, Hóa vẫn phải dạy nhưng chỉ dừng ở cấp độ “phổ thông” chứ không nặng nề như hiện nay.”

Theo anh Tiến, đề án này nhằm tới số lượng đông đảo các em HS trên cả nước, những em sẽ không thể vào ĐH, sẽ học nghề, sẽ ở tại địa phương và sống một cuộc sống "phổ thông".

Anh Tiến cho rằng nguyên nhân hàng vạn HS phổ thông ở vùng núi và Đồng bằng sông Cửu Long đồng loạt bỏ học sau cuộc vận động “hai không” là do chương trình quá khó, không theo được. Hơn nữa, học xong những thứ đó cũng chẳng để làm gì, nghỉ sớm có lợi hơn cho gia đình và bản thân.

Anh Tiến đã lập 1 blog cá nhân và tải toàn bộ nội dung đề án lên để bạn đọc quan tâm có thể cùng đọc và thảo luận.

Đồng tình với anh Tiến, 1 độc giả ẩn danh khẳng định: “Chỉ có cách học làm người, học cách thích ứng với hoàn cảnh thì chúng ta mới có con người trong công việc.”

kỹ sư với thâm niên làm việc 26 năm, bạn đọc Nguyễn Văn Hải ở Mỹ Đình, Hà Nội (hai_nv_98@yahoo.com) cho biết anh chỉ dùng 20% kiến thức học phổ thông và 30% kiến thức tại ĐH thôi, còn nhiều vấn đề khác phải học chính từ đồng nghiệp đi trước.

Bạn đọc Phạm Nguyên Khoa tại Singapore, từng tốt nghiệp ĐH Mỏ - Địa chất và hiện đang công tác tại 1 công ty đa quốc gia tại Singapore chia sẻ: “Trước khi lên ĐH, tôi không hề nhận thức được điều gì quan trọng cho cuộc sống vì chỉ dính vào các bài toán, lý, hóa ở trường. Cuối cùng, thay vì học các môn trên lớp, tôi đầu tư thời gian học tiếng Anh, làm công nhân sửa xe ôtô, tìm hiểu các thông tin trên Internet và tham gia phỏng vấn tại công ty đa quốc gia ở Singapore. Cho đến giờ tôi không hề nhớ mình đã học gì ở phổ thông còn kiến thức ở ĐH thì sang làm việc ở đây đã bị chậm hơn 20 năm, thậm chí còn lâu hơn và không ai nhắc đến nữa.”

Anh Khoa cũng cho biết thêm rằng các công nhân châu Âu, Mỹ, Malaysia... đến đây làm việc phần lớn chỉ học hết phổ thông nhưng “tôi không thể so sánh với họ về kiến thức xã hội, tính độc lập trong công việc cũng như trong cuộc sống”. Thay vì học 1 mạch liên tiếp, những người này chỉ tốt nghiệp trung học rồi đi làm và học thêm chứng chỉ quốc tế có giá trị rồi tự nâng cao kiến thức trong công việc.

Bức thư gửi từ địa chỉ ttinh67@yahoo.com cũng chia sẻ trải nghiệm thực tế của bản thân: “Trước đây tôi rất lo lắng vì tôi không biết viết nổi lá đơn, không biết thủ tục hành chính và chạy giấy tờ. Những thứ này thì không hề được dạy dỗ ở trong bất kì ngôi trường nào ở VN. Và những lứa bạn học giỏi và không giỏi của tôi sau cả một thời gian dài với những phương trình vô tận cuối cùng chỉ được tính khôn lỏi. Nay tôi cũng lại lo lắng cho các con tôi, các cháu sẽ học thủ tục hành chính ở đâu đây?”

Bạn đọc Nguyễn Thị Hoa ở địa chỉ 22/165 Cầu Giấy - Hà Nội bày tỏ: “Những kĩ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, tư duy hiệu quả, làm việc đồng đội hay nghệ thuật sống nhẽ ra phải được rèn từ nhỏ, nhưng bản thân tôi đến khi học đại học mới biết đến chúng.”

Từ Điện Bàn, Quảng Nam, 1 HS có tên Lê Hữu Minh Tuấn gửi tâm sự: “Đêm qua con mơ được học trong một nền giáo dục mà "con gái biết nữ công gia chánh, con trai biết mắc bóng điện”. Đêm qua con mơ "HS vùng nào phải hiểu về phong tục, tập quán, lịch sử của vùng đó cũng như của đất nước VN"... Bao giờ những môn "gắn con người vào thực tiễn cuộc sống" được hiện thực hóa?

Anh Hồ Thanh Dũng ở quận Bình Thạnh, TP.HCM đồng tình với nhận định của anh Tiến rằng “cải cách giáo dục trước hết phải từ đạo đức”. Anh Dũng cho rằng hiện nay chúng ta đang mải chạy theo thành tích học tập mà làm cho các em quên mất quê quán, tôn ti trật tự. Lớn lên khi nền đạo đức mất đi làm các em không định hướng được tương lai.

Source: Theo VietNamNet

VIP jobs ( $1000+ )

VIVIAN
VIVIAN

Salary : 8 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH BEST EXPRESS VIỆT NAM
Công Ty TNHH BEST EXPRESS VIỆT NAM

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Da Nang | Thanh Hoa

CTCP TẬP ĐOÀN PHƯỢNG HOÀNG XANH A&A
CTCP TẬP ĐOÀN PHƯỢNG HOÀNG XANH A&A

Salary : 17 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

TÜV Rheinland Vietnam
TÜV Rheinland Vietnam

Salary : Competitive

Ha Noi | Hung Yen

Savills Vietnam
Savills Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH XD KỸ THUẬT PCCC 24/7
CÔNG TY TNHH XD KỸ THUẬT PCCC 24/7

Salary : 12 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

Concung.com - Con Cung Joint Stock Company
Concung.com - Con Cung Joint Stock Company

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Salary : Competitive

Binh Duong

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Salary : Competitive

Binh Duong

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Salary : Competitive

Binh Duong

CÔNG TY CỔ PHẦN VUA NỆM
CÔNG TY CỔ PHẦN VUA NỆM

Salary : 15 Mil - 30 Mil VND

Ha Noi

Công ty Cổ Phần Chuỗi Nhà Hàng SVN
Công ty Cổ Phần Chuỗi Nhà Hàng SVN

Salary : 30 Mil - 35 Mil VND

Ha Noi

IDOCEAN Co.,ltd
IDOCEAN Co.,ltd

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Salary : Competitive

Ha Noi | Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH NOBLAND VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH NOBLAND VIỆT NAM

Salary : 10 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Salary : Up to 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Salary : Up to 50 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Salary : Up to 25 Mil VND

Ho Chi Minh

RHENUS LOGISTICS LTD,.
RHENUS LOGISTICS LTD,.

Salary : Competitive

Ho Chi Minh | Ha Noi

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Salary : Up to 50 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty CP Nội Thất AKA
Công ty CP Nội Thất AKA

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH Brenntag Việt Nam
Công Ty TNHH Brenntag Việt Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

SPS Vietnam
SPS Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Salary : 20 Mil - 37,5 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH Sunjin Vina
Công Ty TNHH Sunjin Vina

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Soc Trang | Tra Vinh

Xuân Cầu Holdings
Xuân Cầu Holdings

Salary : 30 Mil - 45 Mil VND

Ha Noi

Similar posts ""

Hàng nghìn chỉ tiêu xét tuyển NV2
Ngày 8/8, Bộ GD-ĐT sẽ họp xác định điểm sàn cho các khối thi ĐH, CĐ 2009. Tuy nhiên, sau khi công bố điểm thi, nhiều trường ĐH đã đưa ra dự kiến tuyển nhiều nguyện vọng 2 (NV2)
Tuyển sinh ĐH: Điểm sàn khối A sẽ thấp hơn 13?
Dù mới có trên 30 trường ĐH công bố điểm thi nhưng phổ điểm các trường thống kê cho thấy: điểm thi ĐH năm nay không cao, thậm chí thấp bất thường.
Gần 40 trường công bố điểm thi
Ngày 26/7, ĐH Kinh tế Quốc dân, Sài Gòn, Kiến trúc TP HCM, Học viện Tài chính... công bố điểm thi, nâng số trường có điểm lên gần 40. Hiện, có một thủ khoa đạt điểm 30.
TP.HCM: tuyên dương 165 học sinh giỏi
Sáng 22-7, tại Nhà hát TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng 165 học sinh giỏi năm học 2008-2009.
Bỏ tiền thật, mua giấy giả?
Chuyện bắt đầu từ huyện Ea Kar (tỉnh Đắc Lắc) với một học sinh tên N.T.V.. Mặc dù điểm thi tốt nghiệp chỉ có 26,5 điểm nhưng N.T.V. vẫn khăn gói xuống TP.HCM dự thi vào Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM.
ĐH Ngoại thương Hà Nội có 150 điểm 10 Toán
Trong khi ở môn Toán khối A của ĐH Ngoại thương chỉ có gần 20 bài đạt điểm 10 thì ở khối D con số này lên tới hơn 130 bài. Còn môn Văn không có bài thi nào đạt điểm tuyệt đối.
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback