Sống chết với thành đô

Viewed: 33,256

Về quê tìm việc sau khi tốt nghiệp ĐH - con đường chẳng mấy sinh viên chịu đi. Mỗi người có hàng trăm lý do. Có người thực sự muốn bám trụ Sài Gòn, nhưng cũng có những người "về quê không biết làm gì".

Tốt nghiệp đại học, có việc làm là điều mà sinh viên (SV) nào cũng mơ ước. Hầu hết SV tỉnh lẻ đang học tại các trường CĐ, ĐH đều mơ ước trụ lại thành phố sau khi tốt nghiệp. Biết rằng, đây là nơi có nhiều cơ hội để các bạn trẻ khẳng định mình, học tập thêm, nhưng không phải ai cũng có may mắn đó. Thực trạng sinh viên ra trường chịu cảnh thất nghiệp đang làm nhiều người trẻ băn khoăn. Nhưng rồi, nhiều SV vẫn quyết tâm bám trụ vì nhiều lẽ...

Học tiếp văn bằng hai, trau dồi thêm vốn ngoại ngữ, vi tính đang là lý do để nhiều SV sau khi tốt nghiệp ra trường vẫn ung dung nhận tiền tài trợ của gia đình. Và cũng là thời gian để họ không bị xếp vào hàng ngũ... thất nghiệp.

Tốt nghiệp ngành Điện tử, T.V.L. (trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ) xin gia đình thêm 2 triệu đồng để học tiếp một khoá sửa chữa điện thoại. Gần một năm cho khoá học, L lại tiếp tục đăng ký học thêm ngoại ngữ vào ban đêm, ngày tìm việc làm. L. nói: "Ngành học của em không thể về quê được. Không giống như các bạn học bên Xã hội, chạy chọt để có được một chân trong Uỷ ban xã cũng đỡ".

Học, học nữa, học mãi, đến khi nào tìm được việc mới thôi. Không có ý định tuyên bố như thế, nhưng T.H.T.L. (tốt nghiệp Trung cấp CNTT cách đây 2 năm) đang trốn chạy hai chữ "thất nghiệp" bằng các lớp học Kế toán, Marketing, Anh ngữ giao tiếp... ngắn hạn. Hết khoá này, L. lại cắt thông báo chiêu sinh trên các trang quảng cáo, gửi về quê xin tiền để học tiếp khoá khác. Mới đây, gia đình định mở rộng kinh doanh thuốc trừ sâu, L. được bố mẹ cho học thêm về kiến thức bán thuốc trừ sâu tại quê nhà. Về quê 3 tháng, L. ngược lại thành phố, thêm một chứng chỉ trong hồ sơ.

L. đã qua một khóa kế toán, trong khi công việc kinh doanh của gia đình đang cần một nhân viên kế toán. Nhưng L. nhất định không về phụ bố mẹ bởi: "Công lao ăn học mấy năm, không lẽ về quê lấy chồng. Ở thành phố may ra tìm được một người chồng có chút học thức, trình độ tầm tầm mình. Về quê, khó mà sống được".

Ra trường, kiếm việc, có thêm thu nhập để học tiếp, nâng cao kiến thức ngoại ngữ, vi tính... luôn là ước vọng của sinh viên tỉnh lẻ. Nhưng, không nhiều bạn trẻ thực hiện được khát vọng này.

Uyển Nhi (SV Văn Lang) tâm sự: "Kiếm được nhiều tiền thì không còn thời gian để đi học. Có thời gian để đi học thì lại không đủ tiền. Các khoản chi phí tối cần thiết: tiền nhà, ăn uống, chi tiêu cũng đã đau đầu rồi. Mơ ở lại TP để kiếm chút dư giả. Nhưng đầu tháng lãnh lương, cuối tháng đã phải đi vay mượn. Cơm áo cứ xoay vần, chẳng còn hơi đâu mà nghĩ đến chuyện học hành". Ra trường hai năm, Nhi đã nhiều lần hạ quyết tâm đi học ngoại ngữ, nhưng "tiết kiệm hoài cũng không đủ 150.000 đồng cho một khoá học".

Đất nào "dụng võ"?

Bốn năm đại học, hiện tại, xem như T.H.V.L. sống bằng nghề sửa chữa điện thoại. Nhưng... với L, có việc mà làm là tốt lắm rồi. L. tâm sự: "Cái suy nghĩ ''học đại học ra, giờ đi làm công việc của một học sinh tốt nghiệp phổ thông'' cứ mãi ám ảnh. Đã vậy, công việc cũng chỉ là... sửa chữa vài cái điện thoại vặt vãnh ở các cửa hàng".

Làm chỗ nào cũng thế, cứ vài bữa nửa tháng lại nghe L. thông báo nghỉ việc. Mang tiếng cử nhân ĐH, nhưng tiền ăn, tiền nhà vẫn do bố mẹ chu cấp. Còn tiền tiêu vặt thì nhận của người em đang ở chung. Mới đây, có việc phải về quê, L. cũng phải hỏi xin tiền xe ở em mình.

Hai năm ra trường T.H.K., tốt nghiệp ĐH Y dược TP.HCM vẫn chưa tìm được việc làm nào phù hợp với chuyên môn. Sáng sáng đi gia sư kiếm tiền trả tiền thuê nhà, tiền ăn ở... chiều chiều lại đứng bán hàng ở 1 cửa hàng quần áo. T.K.H. nói: "Mặc dù đi làm những công việc không đúng chuyên môn hết cả ngày nhưng thu nhập cũng được khoảng 2-3 triệu đồng/tháng, hơn là về quê làm việc".

Tốt nghiệp Cao đẳng Kinh tế đối ngoại, gần một năm nay, N.T.A. đang bằng lòng với guồng quay: Sáng chạy lên cửa hàng rau xanh, xem hôm nay các nhà hàng khách sạn quán ăn đặt mua gì. Sau đó, đến mối quen của công ty ở chợ nhận rau và mang giao cho các đơn đặt hàng. T.A. cho biết: "Phải làm để tồn tại qua ngày thôi. Công việc chỉ là tạm bợ, hàng ngày vẫn phải đến các trung tâm tìm việc, nhờ người quen, bạn bè giúp đỡ".

Bỏ ngang năm thứ II ĐH Ngoại ngữ - Tin học, Cường tự trang bị cho mình một khoá học lập trình, cài đặt máy vi tính. Từ ngày ra trường, Cường làm nhân viên giao nước cho một đại lý. Và mới đây, chuyển sang tiếp thị cho một công ty bánh kẹo của Malaysia. Mỗi lần ai hỏi về công việc, Cường chống chế: "Mình đang đi bán sự ngọt ngào". Lương tháng 800.000 đồng và khoảng trăm ngàn tiền huê hồng tháng có tháng không. Cuộc sống luôn thiếu trước hụt sau. Cường kể, tháng nào cũng chờ đến ngày 15 để tạm ứng lương. Cuối tháng lãnh lương về, trả hết các khoản chi phí, chẳng còn nhiêu. Và rồi, tháng mới lại tiếp điệp khúc ấy...

Bên cạnh những yếu tố khách quan,  phải thừa nhận một điều: vẫn có có nhiều cử nhân chưa đáp ứng được nhu cầu công việc nên bám trụ lại một cách “lay lắt”.

Theo thống kê của thành Đoàn TP.HCM, đa số sinh viên mong muốn ra trường sẽ tìm được việc phù hợp với chuyên môn dù phải chấp nhận lương thấp (45%). 20% sinh viên muốn kiếm việc làm lương thật cao cho dù không chuyên môn. Lượng sinh viên về quê làm việc không nhiều, chỉ có 14,7%...

Ông Thái Bá Cần, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật cho rằng, ở các mức độ khác nhau, theo đánh giá của người sử dụng lao động, khoảng 70% SV tốt nghiệp đáp ứng được nhu cầu công việc, con số đó theo sự tự đánh giá của cựu SV là 90%. Những mặt yếu kém của SVTN: kiến thức lý thuyết tạm được nhưng tay nghề thực tế yếu, thiếu khả năng tổng hợp; không biết vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề có tính hệ thống; không biết cách làm việc tập thể theo nhóm; thiếu khả năng quản lý, tổ chức công việc...

 "Ngân hàng dữ liệu tìm kiếm việc làm" giúp sinh viên

Anh Quách Hải Đạt, trưởng phòng Việc làm thuộc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TP.HCM cho biết: trung tâm vừa thành lập "ngân hàng dữ liệu tìm kiếm việc làm" giúp sinh viên (SV) mới tốt nghiệp hoặc SV năm cuối tìm việc làm một cách nhanh chóng và thuận tiện. Bước đầu, trung tâm cập nhật thông tin của các ứng viên tìm việc như: hình ảnh, các thông số liên quan đến khả năng, trình độ... Các ứng viên sẽ được chuyển đến những nhà tuyển dụng. Sau khi "chấm" ứng viên nào đấy, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu được phỏng vấn trực tiếp trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

 

Ngân hàng dữ liệu đang trong giai đoạn thử nghiệm nên con số ứng viên chỉ dừng ở mức vài trăm, chưa có nhiều để đáp ứng nhu cầu cho các công ty. Mới có hơn 10 công ty thuộc các khu công nghiệp ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai đăng ký tuyển dụng qua mô hình trên.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Source: (Theo VNN)

VIP jobs ( $1000+ )

Orioled Hub
Orioled Hub

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Sunjin Vina- CN Miền Bắc
Công ty TNHH Sunjin Vina- CN Miền Bắc

Salary : 19 Mil - 25 Mil VND

Thai Nguyen

CÔNG TY CỔ PHẦN KING FOOD MARKET
CÔNG TY CỔ PHẦN KING FOOD MARKET

Salary : 20 Mil - 40 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ SAO NAM AN
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ SAO NAM AN

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

AkzoNobel Vietnam
AkzoNobel Vietnam

Salary : Competitive

Bac Ninh

CÔNG TY CỔ PHẦN MAC MARKETING
CÔNG TY CỔ PHẦN MAC MARKETING

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN PGT SOLUTIONS
CÔNG TY CỔ PHẦN PGT SOLUTIONS

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY LITTLE GARDEN - LG CLINIC
CÔNG TY LITTLE GARDEN - LG CLINIC

Salary : 25 Mil - 40 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty cổ phần Thaiholdings
Công ty cổ phần Thaiholdings

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

 Confidential
Confidential

Salary : Competitive

Ho Chi Minh | Binh Duong

Tập Đoàn Mega Holdings
Tập Đoàn Mega Holdings

Salary : 15 Mil - 30 Mil VND

Binh Thuan

CÔNG TY TNHH BLUE ELATION
CÔNG TY TNHH BLUE ELATION

Salary : 27 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

DSV Air & Sea Co., Ltd.
DSV Air & Sea Co., Ltd.

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Viet Thai International
Viet Thai International

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

DatVietVAC Group Holdings
DatVietVAC Group Holdings

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Adnovum Vietnam
Adnovum Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

NovaService Group
NovaService Group

Salary : 35 Mil - 45 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần Vacxin Việt Nam
Công Ty Cổ Phần Vacxin Việt Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần Vacxin Việt Nam
Công Ty Cổ Phần Vacxin Việt Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần Vacxin Việt Nam
Công Ty Cổ Phần Vacxin Việt Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Phuoc Thanh Construction
Phuoc Thanh Construction

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

Kizuna Group
Kizuna Group

Salary : 18 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Imperial Group
Imperial Group

Salary : 30 Mil - 45 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Joyco Retail Operations
Công ty TNHH Joyco Retail Operations

Salary : 20 Mil - 35 Mil VND

Ho Chi Minh

Yes4All Trading Services Company Limited
Yes4All Trading Services Company Limited

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Yes4All Trading Services Company Limited
Yes4All Trading Services Company Limited

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Similar posts "Story sharing"

Càng thành công càng phải đầu tư vào các điều này
Trên bước đường của sự thành công, không bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng, nhất là đối với người phụ nữ, để tạo ra những lợi thế cạnh tranh bù đắp lại những quan điểm sức khỏe không tốt, gián đoạn thai sản. Đặc biệt, giữ vững được thành công càng phải trau dồi và cập nhật để không bao giờ “lỗi thời”. Do vậy càng thành công, càng phải chú trọng phát triển bền vững. Đây là 4 điều không-thể-bỏ-qua!
Mục tiêu smart là gì? Cách đặt mục tiêu smart theo nguyên tắc
Mục tiêu smart cho sinh viên trong học tập hoặc trong kinh doanh như thế nào? Khám phá ngày mô hình smart trong bài viết sau đây
Kỹ năng mềm: 5 chìa khóa để đồng nghiệp thành bạn
Ai cũng từng gặp phải những đồng nghiệp khó chơi, "đồng" nhưng không "cùng", thậm chí còn đối nghịch. Và không chắc trong tương lai chúng ta có tránh khỏi họ không. Nguyên nhân thì nhiều, nhưng CareerViet sẽ đi vào giải pháp để ngay từ đầu, bạn có thể xây dựng mối quan hệ trở nên tốt đẹp. Hoặc chí ít, là cũng hóa giải những xung khắc vốn có.
Câu Chuyện Của Dung Tại SCB
Một ngày mùa thu tháng 8 năm 2018, tôi chợt nhận ra đã gần hai năm mình gắn bó là một nhân viên kiểm soát nội bộ với công việc cần mẫn ngày qua ngày. Với suy nghĩ liệu rằng mình có đang làm việc vì đam mê, vì chính sự yêu nghề hay vì cuộc sống cơm áo gạo tiền...
Quản lý thời gian hiệu quả: thời gian thực, hay theo đồng hồ?
Trong thời đại công nghệ, việc quản lý thời gian càng trở nên thử thách khi con người bị phân tâm bởi sự ra đời ồ ạt của các ứng dụng công nghệ, mạng xã hội
Valentine chốn văn phòng: Né tránh hay đón nhận?
Khi nhìn thấy không khí rộn ràng của các bạn trẻ xung quanh, những ánh nhìn ấm áp trao nhau và tâm trạng mọi người bỗng trở nên có chút gì thi vị, bạn có chợt nhận ra rằng một mùa yêu mới lại sắp sửa về? Hãy cùng thử xem mùa yêu nơi công sở liệu có gì khác biệt không nhé!
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback