Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 32,914
Về quê tìm việc sau khi tốt nghiệp ĐH - con đường chẳng mấy sinh viên chịu đi. Mỗi người có hàng trăm lý do. Có người thực sự muốn bám trụ Sài Gòn, nhưng cũng có những người "về quê không biết làm gì".
Tốt nghiệp đại học, có việc làm là điều mà sinh viên (SV) nào cũng mơ ước. Hầu hết SV tỉnh lẻ đang học tại các trường CĐ, ĐH đều mơ ước trụ lại thành phố sau khi tốt nghiệp. Biết rằng, đây là nơi có nhiều cơ hội để các bạn trẻ khẳng định mình, học tập thêm, nhưng không phải ai cũng có may mắn đó. Thực trạng sinh viên ra trường chịu cảnh thất nghiệp đang làm nhiều người trẻ băn khoăn. Nhưng rồi, nhiều SV vẫn quyết tâm bám trụ vì nhiều lẽ...
Học tiếp văn bằng hai, trau dồi thêm vốn ngoại ngữ, vi tính đang là lý do để nhiều SV sau khi tốt nghiệp ra trường vẫn ung dung nhận tiền tài trợ của gia đình. Và cũng là thời gian để họ không bị xếp vào hàng ngũ... thất nghiệp.
Tốt nghiệp ngành Điện tử, T.V.L. (trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ) xin gia đình thêm 2 triệu đồng để học tiếp một khoá sửa chữa điện thoại. Gần một năm cho khoá học, L lại tiếp tục đăng ký học thêm ngoại ngữ vào ban đêm, ngày tìm việc làm. L. nói: "Ngành học của em không thể về quê được. Không giống như các bạn học bên Xã hội, chạy chọt để có được một chân trong Uỷ ban xã cũng đỡ".
Học, học nữa, học mãi, đến khi nào tìm được việc mới thôi. Không có ý định tuyên bố như thế, nhưng T.H.T.L. (tốt nghiệp Trung cấp CNTT cách đây 2 năm) đang trốn chạy hai chữ "thất nghiệp" bằng các lớp học Kế toán, Marketing, Anh ngữ giao tiếp... ngắn hạn. Hết khoá này, L. lại cắt thông báo chiêu sinh trên các trang quảng cáo, gửi về quê xin tiền để học tiếp khoá khác. Mới đây, gia đình định mở rộng kinh doanh thuốc trừ sâu, L. được bố mẹ cho học thêm về kiến thức bán thuốc trừ sâu tại quê nhà. Về quê 3 tháng, L. ngược lại thành phố, thêm một chứng chỉ trong hồ sơ.
L. đã qua một khóa kế toán, trong khi công việc kinh doanh của gia đình đang cần một nhân viên kế toán. Nhưng L. nhất định không về phụ bố mẹ bởi: "Công lao ăn học mấy năm, không lẽ về quê lấy chồng. Ở thành phố may ra tìm được một người chồng có chút học thức, trình độ tầm tầm mình. Về quê, khó mà sống được".
Ra trường, kiếm việc, có thêm thu nhập để học tiếp, nâng cao kiến thức ngoại ngữ, vi tính... luôn là ước vọng của sinh viên tỉnh lẻ. Nhưng, không nhiều bạn trẻ thực hiện được khát vọng này.
Uyển Nhi (SV Văn Lang) tâm sự: "Kiếm được nhiều tiền thì không còn thời gian để đi học. Có thời gian để đi học thì lại không đủ tiền. Các khoản chi phí tối cần thiết: tiền nhà, ăn uống, chi tiêu cũng đã đau đầu rồi. Mơ ở lại TP để kiếm chút dư giả. Nhưng đầu tháng lãnh lương, cuối tháng đã phải đi vay mượn. Cơm áo cứ xoay vần, chẳng còn hơi đâu mà nghĩ đến chuyện học hành". Ra trường hai năm, Nhi đã nhiều lần hạ quyết tâm đi học ngoại ngữ, nhưng "tiết kiệm hoài cũng không đủ 150.000 đồng cho một khoá học".
Đất nào "dụng võ"?
Bốn năm đại học, hiện tại, xem như T.H.V.L. sống bằng nghề sửa chữa điện thoại. Nhưng... với L, có việc mà làm là tốt lắm rồi. L. tâm sự: "Cái suy nghĩ ''học đại học ra, giờ đi làm công việc của một học sinh tốt nghiệp phổ thông'' cứ mãi ám ảnh. Đã vậy, công việc cũng chỉ là... sửa chữa vài cái điện thoại vặt vãnh ở các cửa hàng".
Làm chỗ nào cũng thế, cứ vài bữa nửa tháng lại nghe L. thông báo nghỉ việc. Mang tiếng cử nhân ĐH, nhưng tiền ăn, tiền nhà vẫn do bố mẹ chu cấp. Còn tiền tiêu vặt thì nhận của người em đang ở chung. Mới đây, có việc phải về quê, L. cũng phải hỏi xin tiền xe ở em mình.
Hai năm ra trường T.H.K., tốt nghiệp ĐH Y dược TP.HCM vẫn chưa tìm được việc làm nào phù hợp với chuyên môn. Sáng sáng đi gia sư kiếm tiền trả tiền thuê nhà, tiền ăn ở... chiều chiều lại đứng bán hàng ở 1 cửa hàng quần áo. T.K.H. nói: "Mặc dù đi làm những công việc không đúng chuyên môn hết cả ngày nhưng thu nhập cũng được khoảng 2-3 triệu đồng/tháng, hơn là về quê làm việc".
Tốt nghiệp Cao đẳng Kinh tế đối ngoại, gần một năm nay, N.T.A. đang bằng lòng với guồng quay: Sáng chạy lên cửa hàng rau xanh, xem hôm nay các nhà hàng khách sạn quán ăn đặt mua gì. Sau đó, đến mối quen của công ty ở chợ nhận rau và mang giao cho các đơn đặt hàng. T.A. cho biết: "Phải làm để tồn tại qua ngày thôi. Công việc chỉ là tạm bợ, hàng ngày vẫn phải đến các trung tâm tìm việc, nhờ người quen, bạn bè giúp đỡ".
Bỏ ngang năm thứ II ĐH Ngoại ngữ - Tin học, Cường tự trang bị cho mình một khoá học lập trình, cài đặt máy vi tính. Từ ngày ra trường, Cường làm nhân viên giao nước cho một đại lý. Và mới đây, chuyển sang tiếp thị cho một công ty bánh kẹo của
Bên cạnh những yếu tố khách quan, phải thừa nhận một điều: vẫn có có nhiều cử nhân chưa đáp ứng được nhu cầu công việc nên bám trụ lại một cách “lay lắt”.
Theo thống kê của thành Đoàn TP.HCM, đa số sinh viên mong muốn ra trường sẽ tìm được việc phù hợp với chuyên môn dù phải chấp nhận lương thấp (45%). 20% sinh viên muốn kiếm việc làm lương thật cao cho dù không chuyên môn. Lượng sinh viên về quê làm việc không nhiều, chỉ có 14,7%...
Ông Thái Bá Cần, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật cho rằng, ở các mức độ khác nhau, theo đánh giá của người sử dụng lao động, khoảng 70% SV tốt nghiệp đáp ứng được nhu cầu công việc, con số đó theo sự tự đánh giá của cựu SV là 90%. Những mặt yếu kém của SVTN: kiến thức lý thuyết tạm được nhưng tay nghề thực tế yếu, thiếu khả năng tổng hợp; không biết vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề có tính hệ thống; không biết cách làm việc tập thể theo nhóm; thiếu khả năng quản lý, tổ chức công việc...
"Ngân hàng dữ liệu tìm kiếm việc làm" giúp sinh viên |
Anh Quách Hải Đạt, trưởng phòng Việc làm thuộc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TP.HCM cho biết: trung tâm vừa thành lập "ngân hàng dữ liệu tìm kiếm việc làm" giúp sinh viên (SV) mới tốt nghiệp hoặc SV năm cuối tìm việc làm một cách nhanh chóng và thuận tiện. Bước đầu, trung tâm cập nhật thông tin của các ứng viên tìm việc như: hình ảnh, các thông số liên quan đến khả năng, trình độ... Các ứng viên sẽ được chuyển đến những nhà tuyển dụng. Sau khi "chấm" ứng viên nào đấy, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu được phỏng vấn trực tiếp trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Ngân hàng dữ liệu đang trong giai đoạn thử nghiệm nên con số ứng viên chỉ dừng ở mức vài trăm, chưa có nhiều để đáp ứng nhu cầu cho các công ty. Mới có hơn 10 công ty thuộc các khu công nghiệp ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai đăng ký tuyển dụng qua mô hình trên. |
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nguồn: (Theo VNN)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này