Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 12,615
Vào thăm ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG Hà Nội ngày 23.9.2008, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân đã phát biểu "thưởng 1.000USD cho bài nghiên cứu khoa học đăng trên tạp chí quốc tế".
Xung quanh ý tưởng này đang có nhiều ý kiến khác nhau. Dựa vào các chuẩn mực quốc tế và thực tiễn trong nước, xin mạnh dạn chia sẻ một vài suy nghĩ về vấn đề này.
Từ thực tiễn...
Hiện chúng ta có khoảng 15.000 người có bằng TS trở lên, nhưng số bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế khoảng 350 bài/năm, còn thế giới 800.000 bài/năm. Việt Nam (VN) có dân số xếp hàng thứ 13 trên thế giới, nhưng tỉ lệ công bố của VN/thế giới xấp xỉ 0,00044% - một con số không đáng kể. Số lượng bằng phát minh sáng chế, ta có một vài bằng/năm trong tổng số 100.000 bằng/năm mà Mỹ cấp cho các nước. Bài báo nghiên cứu khoa học đăng trên tạp chí quốc tế và bằng phát minh sáng chế, xin lưu ý là tiêu chí chung để đánh giá tiềm năng khoa học của một quốc gia theo 55 ngành khoa học tự nhiên và xã hội.
Theo điều tra, ở nước ta 70% số người có bằng TS trở lên đi làm quản lý, do hạn hẹp thời gian nên không ít người bỏ làm khoa học. Tiến thân theo các bậc quản lý gần như trở thành lối đi độc đạo. Quan niệm này có nguồn gốc sâu xa từ hạn chế của văn hoá phương Đông. Về tư duy này, nhà văn Lỗ Tấn đã gọi "bằng cấp như hòn gạch gõ cửa vào chốn quan trường. Cửa mở rồi thì có thể vứt gạch đi".
Theo thống kê của Viện Thông tin khoa học ISI (Institute for Scientific Information ở Philadelphia) từ 9.080 tạp chí quốc tế, vào năm 2001-2002, ĐHQG Hà Nội có 25 bài báo đăng ở tạp chí quốc tế, ĐHQG TPHCM - 8 bài, trong khi đó riêng ĐH Chulalongkorn của Thái Lan có 302 bài - về số lượng hơn 9 lần số bài của hai ĐHQG của ta cộng lại. Năm 2008, ĐHQG Hà Nội xếp thứ 54 trong bảng xếp hạng của top 100 trường khu vực Đông Nam Á, xếp hạng 2.850 của thế giới, ĐHQG TPHCM - 96 Đông Nam Á và thứ 4.462 thế giới.
Chiến lược phát triển giáo dục từ nay đến 2020 đặt mục tiêu: VN có 1 ĐH ở tốp 200 và một số ĐH trong tốp 500 trường ĐH hàng đầu thế giới. Điều này có nghĩa là ta phải phấn đấu trong hơn 12 năm để vượt hàng nghìn bậc so với hiện tại. Xuất phát từ thực tiễn, theo thiển nghĩ của tôi, ý tưởng "thưởng 1.000USD cho mỗi nghiên cứu khoa học đăng trên tạp chí quốc tế" là điểm đột phá trong tình hình hiện nay.
...đến tính toán hiệu quả
Theo GS Phạm Duy Hiển, đầu tư của các nước trung bình cho 1 nghiên cứu khoa học trên báo quốc tế khoảng 100.000USD/bài. Gần đây, Bộ KHCN VN dự kiến tài trợ khoảng 10.000-12.000USD/bài. Thương mại hoá bị ngăn cấm trong GDĐT, thì nay lại được khuyến khích theo luật trong lĩnh vực KHCN. Văn bằng TS trở lên tại nhiều nước chỉ có "giá trị" hai năm. Sau thời gian đó, nếu chủ sở hữu không tiếp tục có ít nhất một sản phẩm khoa học mới, văn bằng tuy không bị thu hồi, nhưng chỗ đứng của chủ sở hữu nó trong giới khoa học không còn nữa.
Theo chuẩn quốc tế, nếu TS có 2 bài báo/năm thì được nhận đủ lương. Theo cách tính này, rõ ràng ở ta chỉ có khoảng gần 3% tổng số người có bằng TS hiện nay đáng được trả lương theo văn bằng, lương của những người còn lại nên trả theo cấp bậc hành chính hoặc vị trí công tác! Khoa học phải cụ thể, nếu chỉ nói chung chung thì sẽ làm nhiễu thông tin và phản tác dụng! Rõ ràng kinh phí nhà nước cho KT-CN không thiếu , vấn đề là phải thay đổi cung cách quản lý, đào tạo và sử dụng cán bộ có trình độ TS hiện nay.
Ý tưởng thưởng 1.000USD/bài tuy mới ở nước ta, song xin khẳng định là trên thế giới cách làm này đã có mặt trong chính sách chung của nhiều nước từ lâu rồi. Các chuẩn mực khoa học và quản lý đã được giới học thuật bàn thảo kỹ và thống nhất thành các chuẩn mực chung. Khoa học không có biên giới, chỉ có nhà khoa học là có quốc tịch.
Dựa vào các chuẩn mực quốc tế và điều kiện cụ thể nước ta, Bộ KHCN đang xây dựng các chuẩn mực khoa học như đã phân tích ở trên. Việc thưởng 1.000USD/bài nghiên cứu đăng trên tạp chí quốc tế, theo tôi là việc làm cần thiết và hoàn toàn khả thi ở nước ta.
Dĩ nhiên, ý tưởng này đang được Bộ KHCN cụ thể hoá theo chuẩn mực quốc tế và thực tiễn VN (chỉ những loại tạp chí nào, loại nghiên cứu nào được thưởng, chứ không phải bài nào đăng ở nước ngoài cũng thưởng). Nếu thực sự được đưa vào cuộc sống, đây sẽ là giải pháp cách mạng và đột phá, tôn vinh và khuyến khích những nhà khoa học chân chính và có tài năng thực sự, ươm mầm cho những hạt giống khoa học kỹ thuật và công nghệ cho những năm sau.
Source: Theo Lao Động
Please sign in to perform this function