Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 14,198
Lý giải về sự thiếu hụt nhân sự cấp cao của Việt Nam trong giai đoạn này, Trần Việt Dũng - Giảng viên kinh tế, Học viện hành chính quốc gia cho rằng: "đây cũng là sự bất cập của chúng ta trong việc chuẩn bị cho việc "mở cửa" chưa tốt".
- Nhận định của ông về sự thiếu hụt nhân sự cấp cao tại Việt Nam hiện nay?
Đầu tiên là Việt Nam chúng ta hiện nay chưa thống nhất được khái niệm. Vấn đề thứ hai là sự thiếu hụt nó liên quan tới phát triển ngành. Vì có ngành coi giám đốc này là lao động cấp cao, còn giám đốc khác lại không coi như vậy. Ngành nào phát triển nhanh thì thiếu hụt. Ngành nào chậm phát triển thì lại dư thừa. Ví dụ ngành ngân hàng phát triển nhanh thì rất thiếu...
- Thừa về số lượng, nhưng chất lượng có khi vẫn thiếu...?
Vấn đề là điều đó phụ thuộc vào ngành. Xã hội ngày càng phân chia sâu sắc. Trước đây, trong nền kinh tế đóng thì rất ít nghề, còn trong nền kinh tế mở như hiện nay thì rất nhiều nghề nghiệp. Cái may mắn của Việt Nam hiện nay là sự phân định giữa lao động "cổ xanh", "cổ trắng" và "cổ vàng" rất rõ. "Cổ xanh" là lao động chân tay. Lao động "cổ trắng" là các nhà chuyên gia và lao động "cổ vàng" là các nhà quản lý, lãnh đạo. Việt Nam hiện có khoảng hơn 300.000 doanh nghiệp. Lãnh đạo của các doanh nghiệp đó được gọi là lao động "cổ vàng". Cổ đông lớn của các công ty niêm yết cũng được coi là lao động "cổ vàng" (Hiểu ở khía cạnh tài chính thì lao động "cổ vàng" là những người có thể tạo ra những sự thay đổi của thị trường). Việt Nam có nhiều nhà hoạt động xã hội khiến cho doanh nghiệp nghe theo lời khuyên của họ thì họ cũng là lao động cổ vàng - họ là những nhà gây ảnh hưởng.
Thiếu hụt ở đây cũng là sự bất cập của chúng ta trong việc chuẩn bị cho việc "mở cửa" chưa tốt. Sự chuẩn bị này đến từ ba khu vực. Thứ nhất là khu vực giáo dục đào tạo, hệ thống giáo dục của ta chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Thứ hai, còn nhiều điều điều luật chưa khuyến khích lao động "cổ vàng". Ví dụ như trong luật của chúng ta về việc tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Một số ngành mới chúng ta chưa đào tạo kịp, như ngành quản lý và kinh doanh khu resort, hoặc ngân hàng bán lẻ, ngân hàng đầu tư, các quỹ... hoặc vận hành các khu nhà cho thuê cao cấp (hiện nay các ngành này toàn do người nước ngoài đảm nhận). Chúng ta cũng thiếu cả các chuyên gia tiếp thị tầm quốc gia. Do vậy, về luật, đối với các ngành đặc thù phát triển trong tương lai, chúng ta nên nới rộng biên độ tỉ lệ người nước ngoài vào làm việc.
Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay quá nhanh, và nó ép mọi người về hai đầu thành phố là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy thì về mặt vĩ mô, các tỉnh khác lại khó thu hút được nhân sự. Điều tai hại hiện nay là phần lớn các nhân sự cấp cao và chất lượng cao đáng lẽ phải làm việc cho các khu công nghiệp để tạo ra năng suất thì lại có khuynh hướng là quay lại thành phố làm việc. Có thể làm việc tại khu công nghiệp thì lương cao, nhưng lại cảm thấy bị biệt lập với xã hội bên ngoài. Vì họ cần các thông tin xã hội, mối quan hệ, giao lưu bạn bè, còn ở khu công nghiệp thì lại không có điều đó. Cho nên, họ chấp nhận làm việc ở Hà Nội hoặc ở thành phố HCM với mức lương thấp hơn. Do vậy, đang có trào lưu ngược trong phân bổ lao động - Thạc sĩ Trần Việt Dũng |
Source: Theo Lãnh Đạo
Please sign in to perform this function