Trưởng phòng hành chính nhân sự: Điều cần biết khi ứng tuyển

Viewed: 47,401

Bạn đang quan tâm đến vị trí trưởng phòng hành chính nhân sự và có nhu cầu tìm hiểu cụ thể hơn về công việc này? Vậy thì không thể bỏ qua bài viết mà CareerViet chia sẻ bên dưới bởi đây là tất cả những gì bạn cần!

1. Trưởng phòng hành chính nhân sự là ai?

Trưởng phòng hành chính nhân sự (Human Resource Manager/HR Manager) được hiểu đơn giản là người đứng đầu của bộ phận nhân sự, có quyền và trách nhiệm điều hành toàn bộ công việc về tuyển dụng, đào tạo, xây dựng, phát triển nguồn nhân sự, quản lý các khoản phúc lợi, trợ cấp, lương, thưởng cũng như sức khỏe, sự an toàn cho toàn bộ nhân viên trong công ty.

Bên cạnh đó, trưởng phòng hành chính nhân sự còn có trách nhiệm hỗ trợ ban giám đốc cùng các phòng ban khác những hoạt động liên quan đến vấn đề nhân lực.


HR Manager là người đứng đầu bộ phận nhân sự, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ công việc của phòng

Có thể nói, có được một HR Manager, các tổ chức, công ty có thể cảm thấy an tâm về chất lượng nguồn nhân lực, phát triển tốt công ty, triển khai thành công nhiều mục tiêu kinh doanh khác nhau. 

2. Mô tả công việc trưởng phòng hành chính nhân sự

Để biết cụ thể trưởng phòng hành chính nhân sự làm gì, hãy tiếp tục cùng CareerViet tìm hiểu nội dung được chia sẻ dưới đây.

2.1 Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên

Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên chính là một trong các công việc chính, quan trọng nhất của trưởng phòng hành chính nhân sự, bao gồm việc hoạch định chiến lược phát triển, định hướng cho việc tuyển dụng mới, kế hoạch đào tạo, nâng cao chuyên môn cho nhân sự trong công ty. Theo đó, họ sẽ tiến hành đánh giá định kỳ về nhu cầu nhân sự để xác định được thời điểm và loại hình cần đào tạo, nhằm cải thiện hiệu suất lao động.

Bên cạnh đó, trưởng phòng hành chính nhân sự còn chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ hiệu suất làm việc của từng nhân viên để xác định được những cải thiện sau đào tạo. Triển khai chiến lược phát triển, lập kế hoạch kế nhiệm dựa trên kết quả đào tạo, phát triển kiến thức, chuyên môn của nhân viên cùng hoạt động kinh doanh trong tương lai.

2.2 Phối hợp công tác với các phòng ban khác về vấn đề nhân sự

Ngoài việc hỗ trợ ban lãnh đạo, điều hành các công việc nội bộ của phòng ban, trưởng phòng hành chính nhân sự còn có nhiệm vụ phối hợp công tác, tương tác với các phòng ban khác những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực nhân sự. Cụ thể:

- Tạo sự kết nối giữa các bộ phận, phòng ban cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty, xây dựng một tập thể thống nhất, đoàn kết, vững mạnh.

- Phối hợp với bộ phận kế toán cùng các phòng ban có liên quan để tổ chức thực hiện hạch toán các khoản tiền lương, thưởng và bảo hiểm cho nhân viên.

- Làm việc với trưởng phòng các phòng ban khác để đưa ra bộ tiêu chí đánh giá nhân sự hiệu quả, phù hợp nhất.

- Hỗ trợ các bộ phận khác có liên quan trong công tác hành chính, quản lý nhân sự. 

- Hỗ trợ cách thức tuyển dụng, công tác đào tạo nhân sự cho các bộ phận có liên quan.

2.3 Tuyển dụng và tuyển chọn nhân sự

Trưởng phòng hành chính nhân sự cần đưa ra những giải pháp chiến lược phù hợp, đáp ứng các nhu cầu về nhân lực từ ban lãnh đạo. Họ có trách nhiệm theo dõi và giám sát quá trình tuyển dụng để tiến hành lựa chọn ứng viên. Ngoài ra, HR Manager cần thực hiện việc đề xuất, tiến cử các nhân viên có năng lực làm việc xuất sắc để họ có thể làm việc tại vị trí cũng như mức đãi ngộ phù hợp, mang lại nhiều đóng góp tích cực hơn cho công ty.


Tuyển dụng và tuyển chọn nhân sự là một trong các công việc quan trọng của HR Manager

2.4 Duy trì và quản lý nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của công ty. Một nguồn nhân lực mạnh sẽ giúp công ty ngày càng phát triển tốt hơn, gặt hái được nhiều thành công. Chính vì vậy, HR Manager cần biết cách duy trì, quản lý nhân sự một cách hiệu quả, thực hiện bố trí, phân công, điều chuyển nhân sự,... một cách hợp lý, luôn đảm bảo tốt số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực cho mọi phòng ban, kịp thời bổ sung nhân sự nếu cần. 

2.5 Giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự

Công việc tiếp theo được kể đến của trưởng phòng hành chính nhân sự chính là giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự. Họ là người xây dựng, đưa ra các quy chế về lương, thưởng cùng các chính sách, chế độ phúc lợi, biện pháp khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên.

Hay nói cụ thể, đó là các chính sách về thăng tiến trong công việc, thay đổi nhân sự, xây dựng các chương trình phát triển nghề nghiệp cho nhân viên, soạn thảo các dự thảo về ngân sách nhân sự.

2.6 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Đây là công việc được yêu cầu trong hầu hết các bản mô tả công việc HR Manager hiện nay. Người làm tại vị trí này cần chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch cũng như tổ chức các hoạt động có ý nghĩa để tạo nên sự gắn kết cho các thành viên trong công ty.

Đi cùng các hoạt động này, trưởng phòng hành chính nhân sự còn tổ chức những hoạt động vì cộng đồng trong nội bộ doanh nghiệp, phổ biến việc thực hiện nét đẹp văn hóa doanh nghiệp cho toàn bộ nhân viên, bao gồm văn hóa làm việc và văn hóa ứng xử.

3. Kỹ năng cần có để trở thành trưởng phòng hành chính nhân sự giỏi

Để trở thành một trưởng phòng hành chính nhân sự giỏi, không ngừng tiến bước trên con đường phát triển sự nghiệp, bạn cần biết cách dung hòa giữa lý trí và cảm xúc, tư duy, kiến thức, sự công tâm, công minh và đồng cảm. Cụ thể là các kỹ năng được nêu dưới đây.

3.1 Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo là việc mà bạn cần dùng năng lực của mình để thực hiện định hướng, tạo sự ảnh hưởng, thúc đẩy mọi người làm việc, hành động để đạt mục tiêu công việc một cách nhanh chóng. Chúng bao gồm tổ hợp các kỹ năng sau: kỹ năng thấu hiểu, truyền động lực, kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định,...


Giống như các vị trí trưởng phòng khác, trưởng phòng hành chính nhân sự cần có kỹ năng lãnh đạo

HR Manager có kỹ năng lãnh đạo giỏi là người có khả năng chiến lược, tầm nhìn, biết cách quản lý nhân viên hướng đến việc hoàn thành mục tiêu chung. 

3.2 Kỹ năng xây dựng, lập kế hoạch

Là một trưởng phòng hành chính nhân sự, bạn cần phối hợp với các phòng ban trong công ty để tiến hành lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự, theo dõi, đánh giá năng lực từng nhân viên, lấy đó làm cơ sở cho việc đưa ra bản mô tả công việc cũng như lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới.

Tiếp đến là tham vấn, giám sát quá trình tuyển dụng, thực hiện hoạch định các chính sách phù hợp để thu hút nhân tài cho doanh nghiệp. Đồng thời cần phối hợp với những phòng ban khác trong việc tổ chức tuyển dụng. Chính vì vậy mà xây dựng, lập kế hoạch chính là kỹ năng không thể thiếu để trở thành một HR Manager giỏi.

3.3 Kỹ năng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Kỹ năng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp trưởng phòng hành chính nhân sự thực hiện tốt việc tổ chức, hướng dẫn công việc cho nhân viên mới. Qua đó, xác định đúng hướng phát triển, nhu cầu đào tạo của đơn vị, đảm bảo hiệu quả hoạt động và phát triển của công ty.

3.4 Kỹ năng quản lý, duy trì nguồn nhân lực

Trưởng phòng hành chính nhân sự là người đánh giá năng lực, hiệu quả làm việc của nhân viên để đưa ra các quyết định trả công, khen thưởng. Bên cạnh đó, họ cũng phối hợp với các trưởng phòng ban khác trong việc đưa ra quyết định luân chuyển, đề bạt, thôi việc,... Đồng thời, chịu trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn, đôn đốc các phòng ban thực hiện chính sách nhân sự của công ty.


Quản lý, duy trì nguồn nhân lực là kỹ năng cần có đối với một HR Manager

3.5 Kỹ năng nắm bắt và triển khai thông tin

Vì là người nắm bắt thông tin nhân sự, tình hình hoạt động của công ty đầu tiên nên nhiệm vụ của trưởng phòng hành chính nhân sự là truyền đạt thông tin một cách hiệu quả và nhanh chóng. Cùng với đó, HR Manager cũng cần có sự hiểu biết nhất định về các quy định, văn bản pháp luật cũng như các vấn đề khác có liên quan, đảm bảo công ty luôn hoạt động và làm việc đúng với các yêu cầu của Nhà nước.

Họ cũng chính là cầu nối giữa công ty với các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước như cảnh sát khu vực, Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan phòng cháy chữa cháy.

4. Yêu cầu tuyển dụng vị trí trưởng phòng hành chính nhân sự

Tuy không phải là yêu cầu bắt buộc ở mọi công ty nhưng việc có học vấn tốt, sở hữu bằng cấp từ bậc đại học trở lên và tốt nghiệp từ các ngành học có liên quan đến lĩnh vực hành chính, nhân sự, luật hay ngành kinh doanh sẽ là một điểm cộng lớn cho các ứng viên đang muốn ứng tuyển vào vị trí trưởng phòng hành chính nhân sự.

Bên cạnh đó, số năm kinh nghiệm cũng là một yêu cầu quan trọng không thể thiếu. Một ứng viên được cho là sáng giá cho vị trí này chắc chắn sẽ không thể có xuất phát điểm như một nhân viên bình thường về mặt kinh nghiệm. Theo đó, để ứng tuyển, bạn cần có kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm để đảm bảo rằng bản thân có đủ hiểu biết và khả năng để đảm nhận công việc một cách tốt nhất.

Ngoài ra, bạn còn cần có sự quyết đoán, khả năng giao tiếp khéo léo, luôn nắm bắt tình hình một cách nhanh chóng, đưa ra được cách xử lý phù hợp, thấu đáo tâm lý mọi người để phục vụ tốt cho công việc.

5. Mức lương của trưởng phòng hành chính nhân sự hiện nay bao nhiêu?

Dựa trên các so sánh, đánh giá trên mặt bằng chung thì vị trí trưởng phòng hành chính nhân sự có mức lương cơ bản khá cao, dao động từ 15 đến 30 triệu đồng/tháng cùng nhiều chính sách đãi ngộ hấp dẫn. Tại các công ty có quy mô lớn, mức lương của vị trí này còn có thể cao hơn, lên đến 60 - 70 triệu đồng/tháng nhưng chắc chắn sẽ đi kèm với nhiều yêu cầu khắt khe từ nhà tuyển dụng.


Nhìn chung, mức lương cơ bản của HR Manager khá cao, dao động từ 15 đến 30 triệu đồng/tháng

Như vậy, qua những chia sẻ về các vấn đề có liên quan đến vị trí trưởng phòng hành chính nhân sự trên đây, CareerViet đã giúp bạn hiểu và hình dung rõ hơn về công việc này. Hy vọng đây là phần tư liệu hữu ích, giúp bạn ứng tuyển thành công.

Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm trưởng phòng hành chính nhân sự tốt tại những công ty uy tín với mức lương hấp dẫn, hãy nhanh tay truy cập CareerViet.vn, chọn ra một đơn vị phù hợp và ứng tuyển ngay thôi nào!

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:

Tìm việc làm | Tìm việc làm kế toán tại Hà Nội | Tuyển dụng kỹ sư xây dựng Đà Nẵng | Tìm việc làm ở Hải Phòng

Source: CareerViet

VIP jobs ( $1000+ )

Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam
Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH Sunjin Vina
Công Ty TNHH Sunjin Vina

Salary : 40 Mil - 50 Mil VND

Bac Lieu | Tien Giang | Ben Tre

CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN SPEED
CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN SPEED

Salary : 25 Mil - 30 Mil VND

Long An

Newtecons
Newtecons

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam
Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam

Salary : 50 Mil - 65 Mil VND

Bangkok

Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam
Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam

Salary : 50 Mil - 65 Mil VND

Binh Duong

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Salary : Competitive

Binh Duong

VIETNAM AMERICAN OIL TOOLS., JSC
VIETNAM AMERICAN OIL TOOLS., JSC

Salary : 20 Mil - 40 Mil VND

Binh Duong

 Confidential
Confidential

Salary : 60 Mil - 90 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH SYBSY Ltd.
Công Ty TNHH SYBSY Ltd.

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ BẮC SÀI GÒN
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ BẮC SÀI GÒN

Salary : 15 Mil - 30 Mil VND

Binh Duong

Fubon Insurance
Fubon Insurance

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần Thiết Bị TAT
Công Ty Cổ Phần Thiết Bị TAT

Salary : Up to 50 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Trung Nam - TRUNGNAM GROUP
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Trung Nam - TRUNGNAM GROUP

Salary : 30 Mil - 35 Mil VND

Ninh Thuan | Ho Chi Minh

Similar posts "Wiki Career"

Nhân viên hành chính nhân sự là gì? Thu nhập có cao không?
Khám phá công việc nhân viên hành chính nhân sự là gì, vai trò, kỹ năng cần thiết, và mức lương hấp dẫn. Tìm hiểu ngay để chuẩn bị tốt nhất cho sự nghiệp
Chăm sóc khách hàng là gì? Vai trò, nhiệm vụ, quy trình CSKH
Cùng CareerViet tìm hiểu chăm sóc khách hàng là gì, vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng cần thiết. Hướng dẫn xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả. Xem ngay!
Business Analyst là gì? BA cần học gì và cơ hội việc làm
Business Analyst là gì, vai trò, công việc, và kỹ năng cần thiết. Cùng CareerViet tìm hiểu Business học ngành gì? Cơ hội việc làm và mức lương của BA.
Kỹ sư xây dựng là gì và các công việc của kỹ sư xây dựng
Tìm hiểu kỹ sư xây dựng là gì, công việc cụ thể, mức lương, cơ hội phát triển nghề nghiệp và cách để trở thành kỹ sư xây dựng thành công.
Ngành an ninh mạng là gì? Cơ hội việc làm và mức lương
Cùng CareerViet tìm hiểu ngành an ninh mạng là gì, học gì, làm gì, và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu và an toàn thông tin số. Click xem ngay!
Y học dự phòng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức thu nhập
Tìm hiểu y học dự phòng là gì, cơ hội nghề nghiệp, và lý do ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đọc ngay để hiểu thêm!
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback