Nhân viên kinh doanh online làm những công việc gì? Cần những kỹ năng gì? Qua nội dung bài viết này, CareerBuilder sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về nghề nghiệp đầy triển vọng này.
Nhân Viên Kinh Doanh Online - Công việc triển vọng thời 4.0 - Ảnh: Internet
1. Nhân Viên Kinh Doanh Online là ai?
Hiện tại có rất nhiều cơ hội việc làm cho vị trí nhân viên kinh doanh online. Hầu hết các công ty phân phối đều có một lực lượng bán hàng trực tuyến hùng hậu, sẵn sàng nhận đơn đặt hàng, trả lời câu hỏi khách hàng 24/7. Về cơ bản, công việc này chủ yếu làm việc trên máy tính mà không phải di chuyển nhiều.
Tương tự như nhân viên kinh doanh trực tiếp, các nhân viên kinh doanh trực tuyến cũng cần tìm khách hàng tiềm năng để bán thêm sản phẩm. Nhưng có một sự khác biệt đó là khách hàng của họ chủ yếu là người dùng mạng xã hội, Internet hoặc các kênh truyền thông khác. Nhân viên bán hàng trực tuyến có thể đăng tải những bài viết thu hút về nội dung và hình thức nhằm khơi dậy sự tò mò của người dùng trực tuyến hay lượng khách hàng tiềm năng để góp phần tăng doanh số bán hàng.
2. Công việc của Nhân Viên Kinh Doanh Online
2.1 Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Khách hàng là nhân tố đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các công ty kinh doanh. Vì họ là người trực tiếp tiêu thụ sản phẩm, sử dụng dịch vụ mà công ty tạo ra và cung cấp ngoài thị trường. Tức là, để phát triển một mặt hàng cụ thể thì các doanh nghiệp cần phải có một nguồn khách hàng tiềm năng ổn định và nhân viên kinh doanh trực tuyến sẽ phụ trách công việc đó.
Một người bán hàng trực tuyến phải liên tục tìm kiếm và tiếp cận những nguồn khách hàng tiềm năng nhất cho công ty, những người có nhu cầu sử dụng dịch vụ và sản phẩm mà công ty cung cấp. Khách hàng tiềm năng có thể xuất hiện trên trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram hoặc các ứng dụng thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada,...
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng - Nguồn ảnh: Internet
2.2 Tư vấn online khách hàng
Sau khi thu hút được khách hàng tiềm năng, có nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ, nhân viên kinh doanh trực tuyến sẽ giới thiệu, tư vấn về các tính năng cũng như lợi ích độc đáo của các sản phẩm/dịch vụ đó cho khách hàng. Đồng thời giải đáp những thắc mắc của khách hàng qua điện thoại, tin nhắn trên mạng xã hội, các trang, hội nhóm hay ứng dụng thương mại điện tử,... Người bán hàng trực tuyến cũng phải tìm hiểu và thường xuyên nghiên cứu nhu cầu, mục tiêu chính của khách hàng.
2.3 Chốt các đơn hàng online
Sau khi tư vấn cho khách hàng và chốt đơn, nhân viên kinh doanh phải thu thập thông tin của khách hàng, bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ giao hàng. Việc này vừa nhằm mục đích giao hàng, vừa để thu thập thông tin từ khách hàng để bạn có những kế hoạch cung ứng phù hợp trong tương lai.
Chốt đơn hàng online - Nguồn ảnh: Internet
2.4 Hỗ trợ vận chuyển đơn hàng
Nếu bạn là người bán hàng trực tuyến cho một công ty lớn, bạn chắc chắn không phải lo lắng về việc vận chuyển đơn hàng. Tuy nhiên, nhiều công ty còn hạn chế về quy mô, số lượng nhân viên còn ít nên một người có thể phải đảm đương nhiều công việc khác nhau.
Chẳng hạn, khi số lượng đơn hàng đặt mua tăng đột biến trong thời gian ngắn, nhân viên kinh doanh trực tuyến phải hỗ trợ bộ phận chốt hàng. Người bán hàng trực tuyến cũng phải tìm hiểu và thường xuyên nghiên cứu nhu cầu, mục tiêu chính của khách hàng. Các công việc có thể thực hiện là đóng gói, vận chuyển, đảm bảo thời gian giao hàng kịp thời.
2.5 Chăm sóc khách hàng
Sự cạnh tranh trên thị trường kinh doanh online ngày càng gay gắt, nếu không làm hài lòng khách hàng và lấy họ làm trung tâm thì doanh nghiệp sẽ khó tồn tại được. Do đó, giữ chân khách hàng là một trong những chiến lược quan trọng nhất của doanh nghiệp.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt sẽ giữ chân được khách hàng – Nguồn ảnh: Internet
Từ khâu tư vấn đến khâu bán hàng, chính sách hậu mãi, nhân viên kinh doanh phải theo dõi và chăm sóc khách hàng xuyên suốt. Nếu khách hàng có trải nghiệm tốt và ấn tượng tốt với nhân viên thì chắc chắn lần sau họ sẽ muốn quay lại ủng hộ.
(Còn tiếp)