Công việc của kế toán giá thành là gì?

08/12/2023 09:30 GMT+7

Kế toán giá thành là công việc liên quan đến các loại chi phí, giá thành thực tế của sản phẩm/dịch vụ mà một doanh nghiệp đang kinh doanh. Vị trí này đóng vai trò khá quan trọng, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ảnh: Internet.

Ảnh: Internet.

Vị trí công việc kế toán giá thành là gì?

Kế toán giá thành là vị trí thuộc bộ phận kế toán của doanh nghiệp, đảm nhận những công việc liên quan đến các khoản chi phí, giá thành thực tế của sản phẩm. Đây chính là cơ sở để xác định giá hàng hóa phù hợp, đảm bảo chính xác nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Kế toán giá thành là vị trí công việc có liên quan trực tiếp đến chi phí và giá thành thực tế của sản phẩm - Ảnh: Internet.

Kế toán giá thành là vị trí công việc có liên quan trực tiếp đến chi phí và giá thành thực tế của sản phẩm - Ảnh: Internet.

Vị trí kế toán giá thành thường bị nhầm lẫn với kế toán chi phí. Thực tế, công việc của hai vị trí này hoàn toàn khác nhau và có quan hệ mật thiết với nhau. 

Theo đó, chỉ tiêu về chi phí và giá thành là hai chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Nó quyết định đến kết quả sản xuất và ảnh hưởng đến mức thu nhập của cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp. 

Chính vì vậy, vấn đề hạch toán chính xác và kịp thời là yếu tố quan trọng hơn cả để doanh nghiệp nắm bắt được tình hình kinh doanh một cách nhanh chóng.

Công việc của kế toán giá thành đầy đủ và chi tiết nhất

Tùy vào từng sản phẩm kinh doanh cũng như quy mô của doanh nghiệp mà công việc kế toán giá thành khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, vị trí này sẽ đảm nhận những công việc chung sau đây:

Tính giá thành sản phẩm

● Tập hợp tất cả chi phí sản xuất chung (chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu, chi phí điện, nước, các công cụ, dụng cụ trả trước, chi phí dịch vụ mua ngoài,...), chi phí tiền lương – cơ sở để tính giá thành sản phẩm.

● Dựa vào những khoản chi phí cấu thành để tính giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thực tế.

● Kiểm soát tất cả giá thành cho từng sản phẩm tương ứng với từng đơn hàng sản xuất.

● Thực hiện việc điều chỉnh giá thành phù hợp theo biến động chi phí.

Thực hiện các công việc liên quan đến tính toán giá thành sản phẩm/dịch vụ, hạch toán kế toán - Ảnh: Internet.

Thực hiện các công việc liên quan đến tính toán giá thành sản phẩm/dịch vụ, hạch toán kế toán - Ảnh: Internet.

Hạch toán tài khoản kế toán

● Thực hiện quá trình hạch toán các loại tài khoản kế toán có liên quan đến giá thành theo phương pháp kế toán của doanh nghiệp.

● Tổ chức đánh giá khối lượng sản phẩm đang dở dang một cách khoa học, làm cơ sở cho việc hạch toán giá thành sản xuất trong một kỳ đầy đủ và chính xác.

Lập báo cáo phân tích giá thành sản phẩm

● Tiến hành lập bảng tổng hợp – phân tích hiệu quả sản xuất dựa trên từng đơn hàng sản xuất (giá thành thực tế so với giá thành theo kế hoạch).

● Lập báo cáo định kỳ các công việc theo yêu cầu:

○ Báo cáo sản xuất: nhu cầu nguyên vật liệu, quá trình sử dụng nguyên vật liệu, báo cáo tồn kho nhóm chỉ tiêu đơn hàng.

○ Báo cáo chi phí sản xuất: tính phân bổ khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, báo cáo tổng hợp – chi tiết tiền lương, chi phí chung, khoản mục phí, chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn.

○ Báo cáo giá thành: theo sản phẩm, theo đơn hàng; cập nhật bảng chi phí giá thành.

○ Báo cáo đơn hàng: báo cáo tình trạng thực hiện đơn hàng.

Lập các báo cáo phân tích về giá thành sản phẩm - Ảnh: Internet.

Lập các báo cáo phân tích về giá thành sản phẩm - Ảnh: Internet.

Một số công việc liên quan khác

● Theo dõi chi tiết quá trình nhập – xuất nguyên liệu cũng như thành phẩm hàng ngày. Kiểm tra và cập nhật các phiếu nhập, xuất kho, đảm bảo số lượng, đơn giá khớp với đơn đặt hàng được ký duyệt.

● Kiểm soát việc tiêu hao các loại nguyên vật liệu sản xuất, đảm bảo đúng định mức quy định.

● Theo dõi chi tiết quá trình nhập – xuất nguyên liệu và thành phẩm hàng ngày. Kiểm tra – Hỗ trợ, hướng dẫn nhân viên thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tính toán chi phí sản xuất, hàng tồn kho.

● Phối hợp với nhân viên kế toán tổng hợp để hoàn thiện bảng phân tích và báo cáo tình hình lãi lỗ.

● Phối hợp với bộ phận thu mua để khảo sát giá của nguyên vật liệu, các mặt hàng cần thu mua nhằm đưa ra kế hoạch điều chỉnh phù hợp, đảm bảo tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

● Phân loại, lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán liên quan đến doanh nghiệp.

● Thực hiện những công việc khác khi được yêu cầu từ kế toán trưởng.

Điều kiện ứng tuyển vị trí kế toán giá thành

Mỗi doanh nghiệp sẽ có yêu cầu tuyển kế toán giá thành riêng dựa vào tính chất công việc, lĩnh vực cũng như quy mô của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tăng cơ hội trúng tuyển vị trí này, ứng viên cũng cần đảm bảo một số yêu cầu nhất định như:

● Có bằng tốt nghiệp Đại học tại các trường đào tạo chuyên ngành kế toán, hiểu biết những kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực kế toán.

● Hiểu biết về cách lập báo cáo kế toán và thống kê, tổng hợp số liệu.

● Có kinh nghiệm trong việc sử dụng hệ thống quản trị ERP và nhiều phần mềm kế toán khác.

● Có trách nhiệm với công việc, luôn tỉ mỉ, cẩn trọng vì đây là công việc liên quan trực tiếp đến các con số.

● Trang bị những kỹ năng mềm cơ bản: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tính toán nhanh, kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh,...

Tiêu chí tuyển kế toán giá thành tại các doanh nghiệp - Ảnh: Internet.

Tiêu chí tuyển kế toán giá thành tại các doanh nghiệp - Ảnh: Internet.

Một vài lưu ý quan trọng khi làm kế toán giá thành tại các doanh nghiệp

Để đảm nhận tốt vai trò của một nhân viên kế toán giá thành, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề quan trọng sau đây:

● Tập hợp đầy đủ và chi tiết những chi phí có liên quan của từng bộ phận. Dựa vào đó để tính toán chính xác giá thành của từng nhóm sản phẩm trong kỳ sản xuất.

● Hạch toán, phân bổ, kết chuyển mọi chi phí sản xuất một cách hợp lý và chuẩn xác.

● Lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp dựa vào sản phẩm cũng như quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Những lưu ý khi làm việc trong bộ phận kế toán – mảng giá thành sản phẩm - Ảnh: Internet.

Những lưu ý khi làm việc trong bộ phận kế toán – mảng giá thành sản phẩm - Ảnh: Internet.

Mức lương của kế toán giá thành

Mức lương của kế toán giá thành phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, năng lực và hiệu suất công việc, khối lượng công việc,... Theo khảo sát từ 114 mẫu việc làm đăng tuyển tại Vietnamsalary CareerViet, lương trung bình của kế toán giá thành dao động khoảng 10.4 triệu đồng/tháng. Mức lương cao nhất có thể lên tới 20 triệu đồng/tháng dành cho những ai có năng lực và kinh nghiệm làm việc lâu năm.

Thu nhập của kế toán giá thành hiện nay bao nhiêu? - Ảnh: Internet.

Thu nhập của kế toán giá thành hiện nay bao nhiêu? - Ảnh: Internet.

Ngoài ra, các yếu tố như quy mô doanh nghiệp, chế độ đãi ngộ của công ty,… cũng ảnh hưởng khá nhiều đến thu nhập hàng tháng của kế toán thanh toán. Đặc biệt, khả năng deal lương tốt cũng sẽ giúp cho mức lương ứng viên nhận được cao và phù hợp với mong muốn của bản thân.

Tìm việc làm kế toán giá thành ở đâu?

Thị trường các mặt hàng tiêu dùng ngày càng có nhiều biến động, các sản phẩm mới liên tục ra đời dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngành hàng tiêu dùng và dịch vụ cũng như giữa các doanh nghiệp kinh doanh cùng một mặt hàng. 

Chính vì điều này mà nhu cầu tuyển dụng kế toán giá thành của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Đây cũng là lý do mà vị trí kế toán giá thành trở thành sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ sau khi ra trường.

Theo đó, cả ứng viên và đơn vị tuyển dụng đều cần có giải pháp để giải quyết vấn đề việc làm kế toán giá thành. Cụ thể là, làm sao để chọn được việc làm phù hợp (đối với ứng viên) và tuyển dụng hiệu quả (đối với đơn vị tuyển dụng). Vấn đề này sẽ được giải quyết nhanh - gọn - lẹ khi truy cập vào trang thông tin tuyển dụng CareerViet. 

Tại đây, các doanh nghiệp có thể đăng tải thông tin tuyển dụng kế toán giá thành, thông qua đó, ứng viên sẽ tham khảo và tìm kiếm việc làm kế toán giá thành ở nơi phù hợp nhất.

Như vậy, những thông tin mô tả công việc của kế toán giá thành cũng như những kiến thức liên quan đến ngành nghề này đã được CareerViet cập nhật chi tiết trong bài viết trên. 

Hy vọng đây sẽ là cẩm nang nghề nghiệp hữu ích cho những ai đã và đang có mong muốn trở thành một kế toán giá thành trong tương lai.

Feedback