Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 30,237
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Cảm xúc con người bị chi phối khá nhiều bởi những ấn tượng đầu tiên. Một cá nhân trong công việc cũng vậy. Họ có thể để lại ấn tượng tốt hoặc xấu trong mắt sếp và đồng nghiệp chỉ qua vài cử chỉ đơn giản.
Khi đứng chờ lấy hành lý tại sân bay quốc tế Logan ở Boston, tôi chú ý tới một cậu thanh niên đi ngang qua. Ngay lập tức anh ta gây ấn tượng rất tốt với tôi bởi:
• Vẻ mặt tự tin, thoải mái.
• Tư thế, cử chỉ như một người lãnh đạo.
• Bộ trang phục công sở cao cấp càng làm tăng tính chuyên nghiệp của anh ta.
• Những bước chân sải nhanh khiến anh ấy thật mạnh mẽ.
• Vóc dáng của anh khá cân đối nếu không nói có vẻ giống như vận động viên.
Nhưng rồi bất ngờ, chỉ chưa đầy hai giây sau, quan điểm của tôi thay đổi hẳn. Tại sao ư? Anh ta thổi bong bóng kẹo cao su nổ bôm bốp. Trong giây lát, anh ta không còn là một thương gia hoàn hảo, sành điệu đã từng thu hút chú ý của tôi nữa. Chỉ một lỗi nhỏ đó đã xoá mờ đi hình ảnh của anh, từ một người lãnh đạo, anh ta trở thành một khuôn mặt bình thường như bao người khác trong đám đông mà thôi.
Sự việc xảy ra đã nhấn mạnh tới một nguyên tắc quan trọng trong xử thế: Bất cứ những việc chúng ta làm, chúng ta nói hay vẻ ngoài chúng ta như thế nào đều có thể hoặc góp phần tạo dựng hoặc làm hỏng đi ấn tượng đầu tiên ta tạo ra với những người xung quanh.
Để “ghi điểm” trong những lần gặp mặt đầu tiên thường là rất quan trọng, bạn cần nhận thức được những điều tiểu tiết. Bạn không nên tỏ ra quá phù phiếm hoặc tự đắc khi tự xét mình trước gương và nên tập dượt trước trong đầu những vấn đề chính yếu bạn sẽ nêu ra.
Hãy thận trọng với 20 hành vi có thể làm hỏng ấn tượng về bạn sau đây:
• Liên tục ngắt lời người nói chuyện.
• Lấn át trong cuộc trò chuyện.
• Nhìn chằm chằm người đối diện.
• Đứng quá gần, lấn cả vào “không gian riêng” của người khác.
• Nói chuyện điện thoại hoặc thậm chí để điện thoại đổ chuông.
• Nhai cái gì đó, trừ khi bạn đang ăn trưa.
• Đến muộn
• Nói năng dài dòng
• Đùa cợt quá lố
• Mặc quần áo nhăn nhúm
• Liên tục nhìn đồng hồ
• Không lắng nghe, bỏ sót những điểm quan trọng
• Phong thái vụng về
• Ba hoa (căn bệnh nói quá nhiều chữ “tôi”)
• Diện mạo và cách nói năng quá nhàm tẻ
• Phàn nàn về điều gì đó
• Gây ra những âm thanh khó chịu như gõ bàn chẳng hạn
• Máy tính xách tay hoặc ca táp quá cũ.
• Trình diễn Power Point không chạy.
• Văn phòng bừa bãi giấy tờ khi ai đó ghé thăm.
Cũng giống như Roger Ailes, ông chủ của hãng Foxnews đã nói trong cuốn sách You are the message rất kinh điển của mình: “Bạn là một thông điệp. Bản thân những lời lẽ đều là vô nghĩa trừ khi chính những gì còn lại trong con người bạn phải đồng bộ với chúng”. Hay như Ralph Waldo Emerson đã từng nói: “Anh nói gì to tát quá mà tôi không nghe rõ tiếng nào cả”.
Source: Theo Dân Trí
Please sign in to perform this function