AOP là gì? Tìm hiểu về AOP trong kinh doanh và cách xây dựng AOP hiệu quả

Viewed: 46,771

AOP là một yếu tố mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải nắm rõ để thành công trong sự nghiệp. Với kinh doanh, AOP đóng một vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp có thể hoạt động bền vững và hiệu quả. Để có thể hiểu rõ AOP là gì Làm thế nào để xây dựng AOP hiệu quả, hãy cùng CareerViet tìm hiểu thông qua bài viết ngày hôm nay ngay nhé!

AOP là gì? Làm thế nào để xây dựng AOP hiệu quả

AOP là gì? Làm thế nào để xây dựng AOP hiệu quả (Nguồn: Internet)

AOP là gì? AOP gồm những yếu tố nào?

Trước khi bắt tay vào một công việc nào đó, cần xác định rõ mục tiêu và xây dựng kế hoạch cụ thể. Kế hoạch hoạt động hằng năm - Annual Operating Plan (gọi tắt AOP) là một bản kế hoạch chi tiết được lập hàng năm nhằm mục đích giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu và định hướng được lối đi trong thời gian một năm.

Với AOP, doanh nghiệp luôn ở trong trạng thái chủ động và sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra. Giảm thiểu đáng kể rủi ro và đảm bảo lộ trình hoạt động của doanh nghiệp là đúng với kế hoạch đã đề ra ban đầu.

Một bảng AOP chính xác sẽ bao gồm các thông tin về mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, chiến thuật,… cho các bộ phận phòng ban tương ứng trong doanh nghiệp. AOP không những chỉ ra phương hướng hoạt động cho các đội nhóm, phòng ban; mà AOP còn có khả năng dự đoán, phân tích các khoản tài chính, hạn mức thu chi của doanh nghiệp. Các nhà quản lý cấp cao hơn cũng có thể theo dõi tiến độ các bộ phận bên dưới dễ dàng. Nhờ AOP, hoạt động của doanh nghiệp trong năm đảm bảo được vận hành nghiêm túc, đúng quy trình và mang lại hiệu quả cao nhất.

Xem thêm:

"Lãnh đạo" và "lãnh đạo"

Marketing là gì? Mục đích chính của Marketing?

 

Annual Operating Plan (AOP) là một bản kế hoạch chi tiết được lập hàng năm

Annual Operating Plan (AOP) là một bản kế hoạch chi tiết được lập hàng năm (Nguồn: Internet)

Vai trò của AOP trong kinh doanh

Việc lập mục tiêu là vô cùng cần thiết trong cuộc sống, AOP cũng có ý nghĩa và nắm vai trò quan trọng nếu doanh nghiệp muốn duy trì sự ổn định và phát triển về lâu dài.

Ý nghĩa của việc xây dựng AOP trong kinh doanh

  • Định hướng chính xác mục đích, mục tiêu, hướng đi mà doanh nghiệp cần trong giai đoạn một năm là gì. Có cái nhìn bao quát về hiện tại và tương lai; trong thời điểm đó, cần và không nên làm gì để doanh nghiệp bền vững và phát triển.
  • Đảm bảo các kế hoạch đề ra luôn theo đúng quy trình, tiến độ. Giúp kiểm soát và ứng phó với những tình huống xấu có thể xảy ra trong quá trình thực hiện mục tiêu.
  • Phân chia các công việc rõ ràng, cụ thể. Tạo động lực, gia tăng ý chí cho cá nhân/ đội nhóm/ phòng, ban phấn đấu vì mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Xem thêm: Mục tiêu smart là gì? Cách đặt mục tiêu smart theo nguyên tắc

Lợi ích của AOP đối với Business Owner và Marketer

Bảng kế hoạch AOP sẽ là một trợ thủ giúp Business Owner và Marketer nắm bắt được quy trình hoạt động, có cái nhìn bao quát về doanh nghiệp. Thúc đẩy các kỹ năng lập kế hoạch, quản lý tài chính, định hình chính xác doanh nghiệp đang có những thuận lợi và bất hợp lý nào trong thu chi. Kể từ đó, kiểm soát tối ưu nguồn vốn, hạn chế tổn thất cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Khi nào bạn được gọi là "lãnh đạo"?

Tác hại khi không xây dựng AOP

Như đã đề cập, AOP kiểm soát sự vận hành của doanh nghiệp, góp phần không nhỏ để doanh nghiệp đạt thành công trong năm nào đó. Vì thế, không có một kế hoạch như AOP để quản lý các quy trình hoạt động sẽ là thiếu hụt gây nên những tác hại lớn với doanh nghiệp.

  • Cá nhân/ phòng, ban sẽ làm việc một cách tuỳ tiện do không được sự phân chia rõ ràng dẫn đến mất đi sự hào hứng và nguy cơ tạo nên những sai số, tổn thất. Khi doanh nghiệp hoạt động không còn hiệu quả, nhân viên cũng sẽ mất dần niềm tin và không còn mong muốn gắn bó cùng doanh nghiệp lâu dài, một trong những lý do dẫn đến tình trạng nhảy việc.
  • Kết quả công việc kém, tài chính của doanh nghiệp sụt giảm do khủng hoảng kinh tế hoặc chính trị.
  • Không biết phải làm thế nào để xử lý khủng hoảng. Không có chiến lược giải quyết vấn đề xấu vô tình ập đến bất ngờ.
  • Mất thời gian để bàn bạc phương hướng giải quyết cho những tình huống tiêu cực.
  • Khó khăn khi tổng kết và đánh giá quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Xem thêm:

Mô hình B2B là gì? Khái niệm, lợi ích và chiến lược tiếp thị thành công

5 Quy tắc nằm lòng để đàm phán nhận việc

 

AOP đóng vai trò thế nào trong kinh doanh?

AOP đóng vai trò thế nào trong kinh doanh? (Nguồn: Internet)

Cách xây dựng AOP hiệu quả trong kinh doanh với 7 bước

Bước 1: Xác định rõ tình hình hiện tại của doanh nghiệp

Để vạch ra được chiến lược hoàn chỉnh, doanh nghiệp cần xác định rõ mình đang đứng ở đâu và mong muốn sẽ tiến thêm bao xa. Việc này quan trọng vì chủ doanh nghiệp và những người đứng đầu sẽ phải nghiên cứu thật chính xác thông tin về đối thủ cạnh tranh, thị trường, công chúng qua các hình thức khảo sát trực tiếp và trực tuyến. Tổ chức các buổi meeting giữa lãnh đạo cấp cao và nhân viên để cùng đánh giá, hoạch định lối đi phù hợp cho doanh nghiệp.

Bước 2: Phân tích lại những năm trước

Việc nhìn lại những kết quả từ năm trước sẽ giúp doanh nghiệp tránh lặp lại những sai sót cũ. Xác định được thời điểm nào vốn ở mức cao để tiếp tục triển khai những sáng kiến, ý tưởng mới để tạo nên bảng kế hoạch AOP mới hoàn thiện hơn qua từng năm.

Xem thêm: 5 sai lầm mà người thông minh dễ mắc phải

Bước 3: Đưa ra mục tiêu rõ ràng và thực tế

Đặt ra mục tiêu cho AOP phải phù hợp với khả năng và tình trạng thực tế của doanh nghiệp. Không nên đặt ra quá nhiều mục tiêu xa tầm thực hiện của doanh nghiệp. Cần xác định rõ những yếu tố đã không còn mang lại hiệu quả để tìm kiếm phương án thay thế hợp lý hơn cho bảng AOP mới.

Xem thêm: 6 bước đạt được mục tiêu sự nghiệp của bạn

Bước 4: Xác định các nguồn đầu tư

Một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả khi ngân sách chi tiêu có thể duy trì ở mức cân bằng và có chiều hướng tăng. Doanh nghiệp nên cân nhắc những khoản thu chi nào là cần thiết cho sự phát triển để tiếp tục đầu tư vốn.

Trong bảng kế hoạch AOP, doanh nghiệp có thể thiết lập những hệ thống quản lý dòng tiền vào và ra mỗi quý. Khi đã phân chia các nguồn tiền rõ ràng và hợp lý, việc xác định các nguồn đầu tư sẽ cụ thể và chính xác hơn.

Xem thêm: 24 định nghĩa về người lãnh đạo

Bước 5: Xây dựng kế hoạch AOP cụ thể

Khi đã có mục tiêu rõ ràng và xác định được nguồn vốn đầu tư ổn định, có lợi. Doanh nghiệp tiến hành thiết lập kế hoạch AOP cụ thể hơn thông qua các chiến lược, chiến dịch, chỉ số đo lường, mức độ thực hiện mục tiêu đạt bao nhiêu phần trăm so với yêu cầu đề ra ban đầu.

Xem thêm: Phân tích thị trường để lập kế hoạch kinh doanh

Bước 6: Dự phòng những rủi ro

Sai sót là điều khó tránh khỏi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Lập một danh sách những rủi ro có thể xảy ra kèm theo phương án giải quyết trong bảng kế hoạch AOP là điều cấp thiết phải làm để khi có những bất cập kéo đến, doanh nghiệp có thể kịp thời và nhanh chóng xử lý, đưa doanh nghiệp trở lại quỹ đạo hoạt động bình thường.

Xem thêm: Chấp nhận và đối phó với rủi ro

Bước 7: Thường xuyên đo lường và kiểm tra

Đánh giá và kiểm tra lại sau một quá trình hoạt động để giúp nắm kịp thời các thông tin, mức độ hoàn thiện và những bất cập chưa thể thực hiện theo kế hoạch AOP. Việc kiểm tra như vậy sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết, xử lý nhanh gọn những yếu tố tiêu cực trong quá trình kinh doanh và tìm kiếm nguồn lực, phương án mới để cải thiện.

Xem thêm:

Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực từ 2020 - 2025

Năm mới này bạn cần làm gì để có thu nhập “đột biến”?

Đặt ra mục tiêu cho AOP phải phù hợp với khả năng và tình trạng thực tế của doanh nghiệp

Đặt ra mục tiêu cho AOP phải phù hợp với khả năng và tình trạng thực tế của doanh nghiệp (Nguồn: Internet)

Những câu hỏi thường gặp về AOP là gì?

AOP trong Java là gì?

Để thực hiện AOP trong Java có thể sử dụng các cài đặt cung cấp bởi: AspectJ, Spring AOP, JBoss AOP như AOP với Spring AOP.

Spring AOP là gì?

Trong Spring AOP, có 4 loại advice được hỗ trợ: Before advice, After returning advice, After throwing adivce, Around advice

Kết

Trên đây là những thông tin hữu ích về AOP Cách để xây dựng AOP hiệu quả. Hy vọng với bài viết này, quý độc giả và đặc biệt quý doanh nghiệp có thể nắm bắt được tầm quan trọng của AOP để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Đừng quên truy cập CareerViet cùng VieclamIT.vn để cập nhật nhiều thông tin về các ngành nghề phổ biến hiện nay cũng như hoạch định cho mình một lộ trình thăng tiến tại CareerMap.vn phù hợp nhé!

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:

Tìm việc làm | Tìm việc làm thêm tại Hà Nội | Tìm việc làm thêm tại Hà Nội part time | Tuyển shipper Hà Nội

Source: CareerViet

VIP jobs ( $1000+ )

CÔNG TY TNHH HISENSE VIETNAM
CÔNG TY TNHH HISENSE VIETNAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

BVBank - Ngân hàng Bản Việt
BVBank - Ngân hàng Bản Việt

Salary : Competitive

Dak Nông | Thai Nguyen

Viet Thai International
Viet Thai International

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Dược Phẩm Thú y Thịnh Vượng
Công ty TNHH Dược Phẩm Thú y Thịnh Vượng

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DANCO
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DANCO

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Ha Noi

Công ty TNHH AOBA Việt Nam
Công ty TNHH AOBA Việt Nam

Salary : Competitive

Ha Noi

Alphanam Group
Alphanam Group

Salary : 18 Mil - 23 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM CUỘC SỐNG
CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM CUỘC SỐNG

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

Yes4All Trading Services Company Limited
Yes4All Trading Services Company Limited

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

FE CREDIT
FE CREDIT

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần A25 Hotel
Công Ty Cổ Phần A25 Hotel

Salary : 20 Mil - 34 Mil VND

Ha Noi

Công ty TNHH Levinci
Công ty TNHH Levinci

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Salary : 23 Mil - 40 Mil VND

Ho Chi Minh

NHÀ SÁCH TIẾN THỌ
NHÀ SÁCH TIẾN THỌ

Salary : 30 Mil - 45 Mil VND

Ha Noi

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Salary : Competitive

Ba Ria-VT

CÔNG TY TNHH KINGDEN TRADING
CÔNG TY TNHH KINGDEN TRADING

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH 4M F&B
CÔNG TY TNHH 4M F&B

Salary : 30 Mil - 40 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Nesta
Công ty TNHH Nesta

Salary : Up to 1,500 USD

Hung Yen

Công ty TNHH Nesta
Công ty TNHH Nesta

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Hung Yen

Công ty TNHH Nesta
Công ty TNHH Nesta

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Hung Yen

Công Ty TNHH Brenntag Việt Nam
Công Ty TNHH Brenntag Việt Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh | Dong Nai

Circle K Việt Nam
Circle K Việt Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Vanity Aesthetics & Beauty Clinic
Vanity Aesthetics & Beauty Clinic

Salary : Over 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Similar posts "Self Development"

PM là gì? Tìm hiểu về vai trò và thu nhập của Project Manager
Tìm hiểu PM là gì, vai trò, và kỹ năng cần có của một PM trong quản lý dự án. Cùng CareerViet tìm hiểu rõ về nghề PM và tiềm năng phát triển của nó. Xem ngay!
ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì? Cách sử dụng trong email
ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!
Lưu ý quan trọng khi sử dụng hàm SUMIFS trong Excel!
Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!
Dự đoán xu hướng và cơ hội nghề nghiệp trong FMCG!
FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!
Mô hình SWOT là gì? Ý nghĩa, cách phân tích và áp dụng hiệu quả
Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?
Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3: Điều kiện và thủ tục xin cấp
Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback