Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 39,761
Có rất nhiều điều chúng ta phải cân nhắc khi bắt tay vào soạn một bản CV tìm việc. Mô tả bản thân ra sao, trình bày kinh nghiệm và giới thiệu kỹ năng thế nào… tất cả đều phải học hỏi. Trong đó, nhiệm vụ chứng thực điều mình nói cũng là một vấn đề mà chúng ta thường gọi là “Người tham khảo”.
Khi nhà tuyển dụng đang phân vân giữa nhiều ứng viên tiềm năng với trình độ tương đương, thông tin từ người tham khảo có thể giúp họ quyết định nhanh chóng hơn. Điều này cho thấy nếu sở hữu lời xác nhận hoặc tiến cử của một vài người tham khảo uy tín, bạn sẽ chiếm được ưu thế để giành lấy công việc mơ ước.
Tuy nhiên, chúng ta phải trình bày thông tin người tham khảo thế nào mới hiệu quả? Dưới đây là một quan điểm với những lời khuyên khá hữu ích. Cùng CareerViet.vn tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
Trình bày thông tin người tham khảo
1. Giữ lại cơ hội gặp mặt
Đừng gửi thông tin người tham khảo cùng với CV! Bạn muốn trực tiếp gặp mặt nhà tuyển dụng, hoặc chí ít cũng là phỏng vấn qua điện thoại trước khi gửi thông tin này. Mục đích chính của CV trong giai đoạn này của quá trình tìm việc là tạo ra đủ sức thu hút khiến nhà tuyển dụng dành cho bạn cơ hội dự phỏng vấn. Bằng cách công khai danh sách người tham khảo, bạn đã tự tạo điều kiện để nhà tuyển dụng “soi” mình thật kỹ trước khi có cơ hội đến dự bất kỳ buổi phỏng vấn nào.
Bên cạnh đó, hãy tránh sử dụng những câu sáo mòn, thường bị lạm dụng như “sẽ cung cấp khi có yêu cầu”. Câu này để ngỏ khả năng cung cấp thông tin tham khảo và biết đâu sau này chính nó là nguồn cơn “làm khó” bạn. Chúng ta không cần phải khẳng định rằng mình sẽ làm gì. Viết những câu như thế này ra chỉ làm lãng phí mất không gian quý giá trong bản CV vốn cần được trình bày ngắn gọn, súc tích với thông tin quan trọng thôi.
2. Được sự chấp thuận và ủng hộ
Hãy liên hệ trước với các đối tượng mà bạn cân nhắc trở thành người tham khảo, và xin phép họ. Đừng bao giờ cung cấp thông tin của ai đó nếu chưa trao đổi trước và tóm tắt cho họ biết công việc bạn hiện đang tìm kiếm là gì. Cẩn thận hơn, bạn có thể gửi cho họ một bản sao CV. Điều này nhằm đảm bảo những lời nhận xét hay đề cử của họ với nhà tuyển dụng sẽ ý nghĩa, đúng trọng tâm và thuận lợi hơn cho bạn. Đồng thời, cũng nên chắc chắn rằng người tham khảo không có cảm giác bị làm phiền hay không hài lòng về bạn.
Dù rằng bạn cần sự ủng hộ từ người tham khảo, hãy luôn chuyên nghiệp! Mỗi một vị trí dự tuyển khác nhau đôi khi cũng cần cân nhắc tìm người tham khảo khác nhau. Yếu tố quan trọng khi chọn lựa người tham khảo chính là sự đánh giá, tầm hiểu biết của họ về bạn trong công việc và chuyên môn. Đừng chọn ai đó chỉ vì họ thân thiết với bạn, có thể tán dương bạn.
Trong những trường hợp thích hợp hoặc bị buộc phải điền trực tiếp vào CV, bạn nên liệt kê danh sách người tham khảo với tên, chức danh và công ty họ làm việc. Địa chỉ liên lạc thì không cần thiết, nhưng cần có số điện thoại, email và địa phương làm việc. Số lượng người tham khảo hợp lý cho một bản lý lịch là 2-3.
Được sự chấp thuận và ủng hộ
3. Đa dạng lời chứng thực
Nếu cấp trên trực tiếp trong quá khứ hoặc hiện tại của bạn có thể đưa ra những nhận xét tốt, có lợi cho bạn thì khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, nhân viên cũ cũng có thể tạo nên những hiệu ứng như vậy. Tương tự, không nên bỏ lơ những đầu mối tham khảo thuộc nhiều vị trí khác nhau, đặc biệt là những người từng có sự tương tác trực tiếp, phối hợp mỗi ngày với bạn trong cách nhiệm vụ cụ thể. Lời nói từ sếp, người đồng cấp hay nhân viên cũ của bạn đều có giá trị tham khảo. Họ sẽ cho thấy toàn bộ tính cách và năng lực của bạn từ đa dạng góc nhìn và quan điểm.
Khi có bất kỳ ai sẵn lòng chứng thực các kỹ năng và xác nhận quá trình làm việc cũng như chuyên môn cho bạn thì hãy biết trân trọng và tận dụng điều đó để làm tăng hiệu quả cho CV của mình.
4. Tránh tình trạng “có mới nới cũ” hoặc bị xa lánh
Sự cân bằng và nhất quán rất quan trọng. Chúng ta nên duy trì sự kết nối với những đồng nghiệp cũ, những người từng làm việc chung và hợp tác qua các dự án, càng nhiều càng tốt. Trong khi chọn người làm việc cùng công ty hiện tại làm người tham khảo sẽ có sức nặng bảo chứng, thì không có nổi một cái tên tham khảo nào là người công ty cũ xưa sẽ dấy lên những sự hoài nghi.
Bởi nhà tuyển dụng sẽ có tâm lý lo sợ rằng bạn cư xử kém chuyên nghiệp với các công ty trước đây hoặc gặp phải vấn đề nghiêm trọng khi giao tiếp với đồng nghiệp cũ nên không thể giữ nổi mối quan hệ tốt đẹp. Vì thế, nếu bị mất liên lạc với đồng nghiệp cũ, hãy cố gắng tìm kiếm họ thông qua các trang mạng xã hội như Linked In, Facebook. Chúng ta không nhất thiết phải giữ liên lạc thường xuyên với tất cả đồng nghiệp cũ, nhưng cũng đừng xuất hiện trước mặt nhà tuyển dụng dưới diện mạo của ứng viên cô độc, chẳng thèm giao du với ai và cũng không người nào để tâm kết bạn.
Tránh tình trạng “có mới nới cũ” hoặc bị xa lánh
5. Khéo léo, linh động và sáng tạo khi giới thiệu
Hãy mang danh sách người tham khảo đã được đánh máy cẩn thận và trình bày đẹp mắt theo bên mình khi đến dự phỏng vấn, tốt nhất là cùng định dạng với CV của bạn. Muốn trở nên nổi bật hơn so với ứng viên khác, nên khéo léo sử dụng danh sách này như một tài liệu trong khi “tiếp thị” bản thân với nhà tuyển dụng. Tự tin trình bày về nền tảng những kỹ năng và kinh nghiệm bạn có được, lịch sử làm việc bạn đã gặp gỡ và phối hợp với những người này ra sao, các thành tích cùng nhau gặt hái và họ sẽ có thể chứng nhận, chia sẻ những gì khi nói về bạn.
Nếu bạn từng làm việc với người tham khảo trong một dự án, đây cũng là cơ hội để bạn giới thiệu. Đề cập đến người tham khảo theo cách linh hoạt và hợp lý như thế này sẽ giúp bạn ghi điểm. Bạn thực sự sở hữu một CV sáng tạo nên chiếm ưu thế hơn giữa hàng loạt những bản lý lịch đơn giản và cùng chung mô típ. Nhà tuyển dụng hẳn sẽ có nhiều ấn tượng về bạn, sẽ bị thu hút vào cuộc trò chuyện thực sự sôi nổi, đầy tính thuyết phục và thông tin xác thực thế này.
Nguồn hình: Freepik
Tìm hiểu nhà tuyển dụng sẽ muốn tìm hiểu những thông tin gì ở người tham khảo?
Source: CareerViet Vietnam
Please sign in to perform this function