Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 14,984
Bạn có thể đọc rất nhiều tài liệu về buổi phỏng vấn xin việc, và bạn sẽ chú ý tới một loạt câu hỏi mà bạn có thể sẽ phải đối mặt.
Đương nhiên bạn cũng chuẩn bị các câu trả lời nữa. Tuy vậy, buổi phỏng vấn không phải thẩm vấn, mà thực chất chỉ là một cuộc nói chuyện. Vì thế, cách tốt nhất để chuẩn bị cho nó là sẵn sàng với vô số những câu chuyện nhỏ về cả công việc và đời tư của bạn.
Cuộc trao đổi mang đến công việc cho bạn
Ngày nay, các buổi phỏng vấn chủ yếu dựa trên khả năng thực sự. Trước kia, nhà tuyển dụng thường hỏi bạn về những kỹ năng cũng như kiến thức mà bạn cần trong công việc. Tuy nhiên, hiện nay những câu hỏi này rộng hơn nhiều. Bạn có thể được hỏi về tính cách hay sở thích, để qua đó, nhà tuyển dụng đánh giá liệu bạn có thích nghi được với văn hoá công sở hay không.
Kiểu câu hỏi như vậy sẽ chiếm một nửa thời gian của buổi phỏng vấn, nửa còn lại sẽ là về các kỹ năng và kiến thức trong công việc. Nhà tuyển dụng muốn biết thực tế bạn đã vượt qua những tình huống khó khăn như thế nào. Vì thế hãy chuẩn bị sẵn những câu chuyện, thảo luận về chúng và thể hiện thật tốt.
Những ưu tiên cho buổi phỏng vấn
Những điều nhà tuyển dụng muốn thấy ở bạn là:
- Liệu bạn có đem lại lợi nhuận cũng như tiết kiệm cho công ty hay không?
- Khả năng làm việc nhóm của bạn như thế nào? Liệu bạn có thể hoà nhập tốt với các bộ phận khác hay không?
- Bạn có thực sự phù hợp với văn hoá của công ty?
Chiến thuật kể chuyện
Nhà tuyển dụng sẽ hỏi những câu có thể phát huy được những sáng kiến của bạn. Bạn nên kể một vài chuyện riêng tư như nói về một vài thành công của bạn, nhưng mỗi câu chuyện chỉ nên kéo dài từ 30- 90 giây.
Sau đây là một vài vấn đề bạn có thể tham khảo:
- Đưa ra dẫn chứng rằng bạn đã tiết kiệm và mang lại lợi nhuận cho công ty hiện tại (hoặc trước đây) của bạn như thế nào.
- Những khủng hoảng trong cuộc sống cũng như công việc và cách mà bạn đã vượt qua chúng.
- Thời gian bạn làm việc theo nhóm và những đóng góp của bạn.
- Thời gian bạn "quá tải" vì công việc.
- Bạn đã từng có những mối quan hệ tốt.
- Một loạt những sự việc khiến bạn muốn một công việc mới.
Nên nhớ, hành động nói lên nhiều điều hơn là lời nói. Những việc bạn đã làm trước kia sẽ cho nhà tuyển dụng biết rõ về bạn và tìm thấy ở bạn những điều họ cần.
Source: Theo STVN
Please sign in to perform this function