Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 15,121
Khó khăn nhất đối với người đi phỏng vấn xin việc là "bắt" được chiêu thức của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, mỗi nhà tuyển dụng lại có phong cách khác nhau: hoặc thân thiện, cởi mở, hoặc kín đáo, nghiêm nghị… Vậy bạn phải làm gì trước mỗi mẫu nhà tuyển dụng như vậy?
Theo các chuyên gia, nếu bạn nhanh chóng nhận ra những đặc điểm riêng của từng phỏng vấn viên và nhanh chóng thích nghi, chắc chắn bạn sẽ rất tự tin khi xuất hiện trước họ, tất nhiên là cùng với vốn hiểu biết của mình.
Sau đây là 6 kiểu phong cách cơ bản nhất thường gặp ở những người phỏng vấn:
Phong cách: Đôi khi bạn gặp một người phỏng vấn có tâm hồn "treo ngược cành cây", không chú trọng vào công việc phỏng vấn của mình. Có thể bởi vì anh ta đang phải để tâm đến một dự án rất quan trọng mà sếp vừa giao hôm trước, hoặc có thể anh ta hoàn toàn không chuẩn bị bất cứ thứ gì cho cuộc phỏng vấn này.
Phương án: Bạn khó có thể tạo ấn tượng mạnh đầu tiên với những nhà phỏng vấn này. Vì vậy, hãy tiếp cận thật đơn giản. Nếu người này thoải mái về thời gian, hãy xin sắp xếp lại vào một buổi khác và chú trọng hơn vào cuộc phỏng vấn lần sau.
Phong cách: Người phỏng vấn kiểu này hay cười, trông hài hước và nói chuyện với bạn một cách rất thoải mái. Thực tế, kiểu phong cách này có hai mặt: một mặt họ muốn bạn thoải mái và có phong cách tương tự. Mặt khác đó cũng là chiêu thức để nhà tuyển dụng khéo léo khai thác những thông tin mà bạn ngại đề cập, như là một bảng lương chẳng hạn.
Cách tiếp cận tôt nhất: Thân thiện, trung thực nhưng cũng không nên hùa theo cách của họ. Đó là cách an toàn cho bạn.
Phong cách: Mẫu người này chẳng bao giờ cười và cũng không thích kiểu ứng viên thích khoe khoang. Anh ta luôn luôn đặt ra những câu hỏi hóc búa, vặn vẹo kinh nghiệm của bạn. Những người phỏng vấn này luôn gây cho bạn cảm giác phỏng vấn giống như cơn ác mộng.
Cách tiếp cận tốt nhất : Bạn xuất hiện với phong thái cứng rắn, tự tin và tất nhiên cũng phải có thái độ tôn trọng người phỏng vấn. Nếu bạn tỏ thái độ coi thường, chắc chắn bạn chẳng bao giờ có việc. Bởi vì mục đích thực sự của những nhà tuyển dụng dạng này là họ muốn tạo một áp lực cho các ứng cử viên trong khi phỏng vấn để có thể lựa chọn ra người đáng giá nhất.
Với những người này, nếu bạn được chọn, có thể họ sẽ là người luôn bênh vực bạn trong quá trình làm việc.
Phong cách: Người phỏng vấn dạng này thường chỉ chú trọng vào một chủ đề, chẳng hạn như hạn ngạch của một ngành nào đó. Đây là phong cách chung của những nhà quản lí.
Cách tiếp cận tốt nhất: Lắng nghe những gì anh ta nói và cố gắng đưa ra các câu hỏi liên quan đến chuyên môn.
Phong cách: Nhà tuyển dụng dạng này thường liên tục đưa ra các câu hỏi. Chính vì thế, có thể một phút trước bạn đang nói về quota của ngành hàng, phút sau đó nhà tuyển dụng đã hỏi bạn về các vấn đề chính trị của công ty. Khó khăn cho bạn khi gặp phải mẫu nhà tuyển dụng này là các vấn đề này chẳng có gì liên quan đến nhau cả và bạn cũng không biết người phỏng vấn cần gì ở bạn.
Cách tiếp cận tốt nhất: Bạn hãy chuẩn bị cẩn thận và chu đáo bởi các câu hỏi của bạn có thể liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của công việc.
Phong cách: Bạn hãy tin rằng, một câu hỏi "kì quặc" và một câu trả lời "kì quặc" có thể ngay lập tức cho bạn một chỗ làm hoặc khiến bạn phải ra đi. Những mẫu nhà tuyển dụng dạng này thường đưa ra một vài câu hỏi để kiểm tra kĩ năng của bạn, sau đó anh ta lại hỏi bạn những câu hỏi dạng như: "Bạn có thể nói cho tôi biết đôi giầy này có vừa với bạn không?". hay " Nếu bạn có một bữa tối với ba người, bạn muốn họ là những ai?". Quyết định của nhà tuyển dụng dựa trên câu trả lời thông minh của bạn.
Cách tiếp cận tốt nhất: Trả lời thật đơn giản, tư duy sắc bén.
Tóm lại, có thể nói nhận ra được và thích ứng được với phong cách của nhiều nhà phỏng vấn chính là một trong những bí quyết đưa bạn đến thành công và có một công việc như ý.
Source: Theo Thông tin việc làm
Please sign in to perform this function