Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 15,055
Nhiều khi sự thất bại của buổi phỏng vấn không đến từ lỗi của ứng viên mà phụ thuộc vào “thành phần” nhà tuyển dụng.
Dưới đây là một vài “chân dung” điển hình cho những nhà tuyển dụng có thể “hủy hoại” những nỗ lực tìm việc của bạn:
Người không có kinh nghiệm:
Đây là lần đầu tiên họ tham gia vào một buổi phỏng vấn tuyển dụng và họ còn cảm thấy lo lắng hơn cả bạn. Những người này thường làm theo trình tự nội dung có sẵn trong một tờ giấy, lần lượt hỏi các câu hỏi được chuẩn bị sẵn và họ cũng không quan tâm nhiều khi bạn đề nghị được nói sâu hơn về những thông tin ghi trong resume.
Cách tốt nhất để nhấn mạnh chi tiết những thông tin cá nhân của bạn đó là để người phỏng vấn nói xong câu hỏi của họ và khi trả lời bạn sẽ “chèn” vào những thông tin thêm phù hợp. Bạn vẫn có thể trình bày những kỹ năng nổi trội của bạn còn nhà tuyển dụng thì sẽ cảm thấy rằng đã làm chủ được buổi phỏng vấn.
Người ít nói:
Ngoài việc trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng bạn còn muốn hỏi họ một vài thông tin về vị trí tuyển dụng đó. Tuy nhiên bạn thấy thật khó mở lời với người phỏng vấn này của bạn, họ gần như không nói gì thêm ngoài việc đặt câu hỏi cho bạn.
Trong trường hợp này nếu bạn không có nhiều thông tin thêm thì buổi phỏng vấn sẽ thực sự “chìm” trong yên lặng. Bạn nên chuẩn bị sẵn nhiều thông tin liên quan đến công ty bạn sẽ xin tuyển và bạn cũng cần biết rõ về những yêu cầu của công việc bạn đã chọn.
Người nói nhiều:
Bạn đã phỏng vấn được gần 2 giờ đồng hồ, đã trả lời gần như mọi câu hỏi được đưa ra nhưng người phỏng vấn vẫn hết nói về công việc lại chuyển sang nói về kỳ nghỉ của họ.
Cách tốt nhất bạn có thể làm đó là tiếp tục kiên nhẫn ngồi trò chuyện với người đó. Mặc dù buổi phỏng vấn đó có bàn về nhiều vấn đề không liên quan thì bạn vẫn nên lắng nghe cẩn thận điều này sẽ đem lại cảm giác hài lòng với người phỏng vấn.
Người quá bận rộn:
Từ lúc bạn bước vào phòng, người phỏng vấn bạn hiếm khi tập trung vào bạn đủ lâu để nghe bạn trả lời trọn vẹn một câu hỏi, họ liên tục phải nghe điện thoại hoặc có người cần gặp. Họ có thể còn chưa chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn này với bạn.
Có thể thời điểm này là thời điểm bận nhất trong năm của công ty đó nên bạn hãy thẳng thắn nói chuyện với nhà tuyển dụng và đề nghị được quay lại vào thời gian thích hợp hơn. Nếu họ đồng ý với đề nghị của bạn nhưng lần sau vẫn không khác lần đầu tiên là mấy thì đã đến lúc bạn nên nhìn nhận lại công ty bạn đã chọn. Liệu bạn có muốn làm việc cho một công ty mà không có khả năng tổ chức công việc và thời gian?
Người hay “hăm dọa”:
Sếp tương lai này của bạn chỉ vừa mới hoàn thành những yêu cầu thêm cho công việc bạn xin tuyển khi đang phỏng vấn. Trong đó yêu cầu nhân viên phải làm việc cả cuối tuần, thường làm thêm giờ cũng như chịu trách nhiệm cả những công việc hành chính. Trong khi bạn đánh giá cao sự thẳng thắn đó của sếp nhưng bạn biết rằng bạn không hợp với công ty này.
Cách tốt nhất là bạn nên thẳng thắn với nhà tuyển dụng, bạn sẽ nói rằng với yêu cầu công việc như vậy bạn nghĩ mình không đủ khả năng và cảm ơn họ vì đã dành thời gian tiếp bạn.
Source: Theo Dân Trí
Please sign in to perform this function