Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 14,023
Sau một thời gian dài tìm kiếm, cuối cùng bạn cũng chọn được cho mình một chỗ làm ưng ý như mong đợi của bạn. Thế nhưng, đó mới chỉ là bước khởi đầu, để có thể đạt được công việc ấy bạn cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa. Dưới đây là 10 bước có thể giúp ích cho bạn thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn:
1. Bản lý lịch ngắn gọn và súc tích. Sơ yếu lý lịch của bạn phải được viết một cách ngắn gọn, rõ ràng, có hệ thống và theo đúng trình tự thời gian. Hãy nêu ra những kinh nghiệm và thành tích trước đây mà bạn đã đạt được. Nên nhớ, phải luôn giữ mọi thứ thật ngắn gọn và súc tích.
2. Luôn tạo nên cuộc hẹn. Đừng đâm sầm vào một công ty nào đó mà không hề báo trước. Điều này sẽ chẳng gây một chút thiện cảm nào với những người khác và càng không thích hợp cho những công việc hành chánh.
3.Chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc phỏng vấn. Ăn mặc thật tươm tất và phù hợp với công việc bạn đã xin. Đừng bao giờ mặc quần jean và mang giày sandal. Tốt nhất là mặc thêm một chiếc áo khoác ngoài (với nữ) và một chiếc áo sơmi cùng một chiếc cravate hoặc một chiếc nơ đính trên cổ áo(với nam), nhất là khi bạn nộp đơn cho một công việc về hành chánh.
Đừng quên trao một cái bắt tay thật chặt và thân thiện; và cũng đừng quên chào người phỏng vấn bằng những câu như: “Xin chào! Rất hân hạnh khi được gặp ông/bà” hay “Cảm ơn vì đã tiếp tôi”.
4. Đưa ra những câu trả lời thông minh. Cẩn thận với những câu hỏi như “ Trước đây anh chị đã từng làm những công việc gì? ” hay “ Đâu là công việc lý tưởng của anh chị?”.
Để đối phó với những loại câu hỏi như thế bạn nên đưa ra những câu trả lời, những ví dụ phù hợp nhất. Hãy trả lời những câu hỏi một cách rõ ràng, phù hợp đủ để thuyết phục người phỏng vấn.
Cũng đừng quên đưa ra những câu hỏi về các lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh. Người phỏng vấn sẽ rất hài lòng nếu bạn tỏ ra thành thực trong mỗi câu trả lời, đủ để họ có thể nhận ra tiềm năng trong bạn. Phải biết cách thuyết phục, chứng minh rằng bạn hoàn toàn có năng lực để thực hiện tốt công việc được giao, và cho họ thấy rằng bạn là một người sắc sảo và nhanh nhạy.
5. Phải biết hăng hái, nhiệt tình. Khi được hỏi tại sao bạn lại nộp đơn xin vào làm việc tại đây, đừng nói “Tôi đọc thấy quảng cáo trên báo và quyết định nộp đơn!”. Nói như thế sẽ làm cho người phỏng vấn cảm thấy không hài lòng về bạn. Hãy tỏ ra hứng thú với công việc mà bạn đang định xin vào làm. Một điều cũng không kém phần quan trọng là sự hiểu biết tổng quát về công ty mà bạn đang muốn đầu quân.
6. Hãy nói về vấn đề tài chính – nhưng phải biết thực tế một chút. Mức lương mà bạn nhận được phải phụ thuộc vào khả năng và bằng cấp mà bạn có được. Thông thường, mức lương khởi điểm là không cao. Nếu muốn tăng lương, bạn phải biết làm việc hăng say, nhiệt tình.
7. Hãy kiểm tra những điểm nổi bật của bạn. Mỗi nghề nghiệp khác nhau lại có một yêu cầu khác nhau. Chẳng hạn, nếu như bạn xin vào làm ở những vị trí như nhân viên bán hàng, nhân viên marketing hay nhân viên dịch vụ khách hàng, thì ngoại hình là một yếu tố hết sức quan trọng. Còn nếu bạn có ý định theo đuổi nghề PR (giao tiếp trước công chúng), bạn cần biết cách phục trang và giao tiếp một cách thật khôn khéo.
8. Kết thúc buổi phỏng vấn một cách lịch sự. Cuối buổi phỏng vấn, hãy bắt tay thật chặt và thân thiện với người phỏng vấn lần nữa và không quên nói “Cảm ơn vì đã tiếp tôi. Mong sớm nhận được tin từ ông/bà”. Thậm chí dù cho bạn có mắc cỡ, hay ngượng ngùng đi nữa, thì cũng đừng đứng lên và ra về mà không nói lời cảm ơn với người phỏng vấn bạn.
9. Hãy giữ mối liên hệ sau buổi phỏng vấn – nhưng đừng gây áp lực cho nhà tuyển dụng. Ít nhất ba ngày đến một tuần sau buổi phỏng vấn, bạn mới nên gọi cho công ty để kiểm tra tình trạng đơn xin việc của bạn. Bạn cũng có thể liên hệ với họ qua e-mail, cảm ơn họ đã cho bạn có cơ hội được sẻ chia kinh nghiệm làm việc. Điều này cũng chứng tỏ rằng bạn đủ năng lực cho công việc tương lai, và giữ mối liên hệ tốt với công ty.
10. Đừng nên bỏ qua bất kỳ cơ hội tốt đẹp nào. Một chức vụ, vị trí thấp có thể tạo đà để đưa bạn lên những tầm cao mới trong tương lai. Vì vậy, đừng sợ phải bắt đầu công việc từ những chức vụ tầm thường. Nếu như bạn được giao cho một công việc thấp hơn vị trí mong muốn nhưng có cơ hội được đào tạo và thăng tiến xa hơn, hãy quan tâm và đừng bỏ qua nó.
Source: HRVietnam
Please sign in to perform this function