Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 12,801
Phần lớn chúng ta được dạy rằng nếu chúng ta muốn người khác hợp tác với mình, thì chúng ta phải thỏa hiệp – đó là, để nhận được một thứ, chúng ta phải cho đi một thứ khác. Tuy nhiên, có một cách khác tốt hơn để đạt được những gì bạn muốn: Bắt đầu với sự từ chối. Vì thế, nếu những cam kết của bạn trong năm mới 2008 này đã được xác lập một cách rõ ràng, hãy đứng dậy, đi thẳng tới đích. “Hệ thống từ chối” sẽ là tấm vé thành công của bạn. Bảy bước sau đây giúp bạn bắt đầu:
1. Bắt đầu với “không.” Hãy kìm hãm những thỏa hiệp. Thay vào đó, mời đối tác nói “không” với lời đề nghị của bạn. (Gợi ý: Đừng nói cho đối tác biết điều đó là gì – ít nhất là chưa nói). Và về phía bạn, hãy nhớ rằng bạn không được coi từ “không” là sự từ chối, mà hãy coi đó như một sự bắt đầu thẳng thắn của một cuộc thảo luận chân thật.
2. Nhấn mạnh vào “không”. Nhấn mạnh vào những gì bạn muốn, và bạn sẽ giành được lợi thế. Thay vào đó, thông qua thảo luận, hãy tập trung vào những gì bạn có thể kiếm soát – việc làm và hành vi của bạn.
3. Chuẩn bị ở nhà. Học bất kỳ thứ gì bạn có thể học trước khi bắt đầu. Như thế, bạn sẽ lường trước được những bất ngờ có thể xảy ra, dù bạn làm việc với sếp của bạn, một người đại lý xe, hay thậm chí với đứa con mới lớn của bạn.
4. Đối mặt với vấn đề. Xác định vấn đề nan giải – cả của bạn và của họ - và chủ động đưa những vấn đề này ra thảo luận. Hãy đối mặt, đừng lảng tránh, vấn đề sẽ giúp bạn giành thế thượng phong.
5. Kiểm tra cảm xúc trước khi đi. Rèn luyện khả năng kiểm soát bản thân, và loại bỏ mọi sự mong đợi, sợ hãi, hay phán xét. (Và, bất kể bạn làm gì, đừng tỏ ra cấp bách). Nói thì dễ vậy, nhưng làm thì không hẳn. Tuy nhiên, điều đó sẽ giúp ích cho bạn đấy.
6. Làm cho họ mở lời. Hãy hỏi những câu hỏi có kết thúc mở bắt đầu bằng điều gì hoặc như thế nào. Tìm hiểu xem đối tác muốn gì và cần gì, và sau đó cho họ thấy đề nghị của bạn có ích gì đối với họ.
7. Xây dựng một tầm nhìn. Tạo ra một câu chuyện thể hiện đề nghị của bạn trùng hợp với giải pháp của họ. Trong việc giúp đỡ người khác nhìn thấy chính xác những gì họ có thể đạt được từ kế hoạch của bạn, bạn đã châm ngòi cho việc ra quyết định và hành động.
Source: HRvietnam
Please sign in to perform this function