Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 5,093
Người lao động bị tai nạn khi đi công tác sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu đáp ứng đủ các điều kiện
Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động đã quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau: Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:.
Được tính là tai nạn lao động nếu đủ điều kiện
- Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ Luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất - kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động; Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động mức hưởng từ Quỹ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ khác nhau.
* Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này; Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Theo đó, người lao động bị tai nạn khi đi công tác sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Bị tai nạn khi đi công tác ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.
Tai nạn không thuộc một trong các nguyên nhân sau: Do mâu thuẫn của nạn nhân với người gây tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động; Do cố ý tự hủy hoại sức khỏe; Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái pháp luật.
Công ty thanh toán các khoản tiền
Theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị tai nạn khi đi công tác mà được xác định là bị tai nạn lao động thì được công ty thanh toán các khoản tiền sau:
- Chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định và phí khám giám định mức độ suy giảm khả năng lao động; Tiền lương trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động: Trả đủ tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo hợp đồng lao động; Bồi thường thêm 1 khoản tiền: Bị tai nạn lao động không do lỗi của người lao động gây ra:
Suy giảm khả năng lao động từ 5% - 10%: Bồi thường ít nhất 1,5 tháng tiền lương. Suy giảm khả năng lao động từ 11% - 80%: Bồi thường ít nhất 1,5 tháng tiền lương cho 10%, sau đó cứ thêm 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương. Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên: Bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương.
Bị tai nạn lao động do lỗi của người lao động: Bồi thường ít nhất bằng 40% số tiền bồi thường của trường hợp bị tai nạn không do lỗi của người lao động.
Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc theo nội quy của cơ sở sản xuất - kinh doanh cho phép
Mức hưởng, tính chế độ bảo hiểm
Nếu được kết luận là tai nạn lao động, người lao động bị tai nạn khi đi công tác sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả các khoản tiền sau:
- Trợ cấp 1 lần hoặc trợ cấp hằng tháng; Trợ cấp 1 lần áp dụng cho người lao động bị tai nạn lao động mà suy giảm từ 5 - 30%:
Mức hưởng xác định bằng tổng 2 khoản tiền sau: Trợ cấp tính theo mức suy giảm lao động: Suy giảm 5% hưởng 5 lần mức lương cơ sở, sau đó, cứ suy giảm thêm 1% thì hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở. Trợ cấp tính theo số năm đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động: Từ 1 năm trở xuống được 0,5 tháng; cứ thêm mỗi năm hưởng thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động (theo Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động).
Trợ cấp hằng tháng áp dụng cho người lao động bị tai nạn lao động mà suy giảm từ 31%:
Mức hưởng xác định bằng tổng 2 khoản tiền sau: Trợ cấp tính theo mức suy giảm lao động: Suy giảm 31% hưởng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% hưởng thêm 2% mức lương cơ sở. Trợ cấp tính theo số năm đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động: Từ 1 năm trở xuống được 0,5%, thêm mỗi năm được 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động (theo Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động).
- Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị tai nạn lao động.
Theo Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động, sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động và trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe như sau: Tối đa 10 ngày nếu suy giảm lao động từ 51% trở lên; Tối đa 7 ngày nếu suy giảm lao động từ 31% - 50%; Tối đa 5 ngày nếu suy giảm lao động từ 15% - 30%. Mức trợ cấp mỗi ngày = 30% x Mức lương cơ sở
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi trở lại làm việc. Mức hỗ trợ tối đa = 50% mức học phí (không quá 15 lần mức lương cơ sở). Theo Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; Trợ cấp phục vụ nếu suy giảm từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt, liệt hai chi hoặc bị tâm thần; Trợ cấp một lần khi chết. Mức trợ cấp 1 lần = 36 x Mức lương cơ sở = 53.640.000 đồng (theo Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động)
Source: Báo Người Lao Động
Please sign in to perform this function