Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 35,423
Chen Tsu, 18 tuổi, đang đứng chờ ở ga tàu điện ngầm Brooklyn (Mỹ) sau giờ tan học thì bị 4 học sinh cùng trường tiến tới và đòi tiền. Tsu đưa ra chiếc túi rỗng không của mình nhưng những người kia không vì thế mà buông tha, vẫn tấn công và đánh vào mặt em.
Tsu đã quá hoảng sợ, em bị thương nhưng cũng vô cùng ngạc nhiên với chuyện này.
Ở trường của Tsu, trường Lafayette High ở Brooklyn, những học sinh Trung Quốc như Tsu đang phải chịu đựng sự xâm phạm và bắt nạt thường xuyên đến nỗi mà tháng 6 vừa rồi, các nhân viên nhà trường đã đồng ý với một sắc lệnh của Bộ Tư pháp để kiềm chế "những xâm phạm nghiêm trọng và lan tràn của các sinh viên cùng lớp đối với các sinh viên người Mỹ gốc Á". Sau đó, Bộ Tư pháp yêu cầu các quan chức
Trên phạm vi toàn nước Mỹ, những sinh viên châu Á cho biết, họ thường xuyên bị những bạn khác đánh, đe dọa và bôi nhọ về sắc tộc và hệ thống dữ liệu an ninh của nhà trường cho thấy, tình hình này có thể ngày càng xấu đi. Những người bảo vệ giới trẻ cho biết, những thanh thiếu niên châu Á, vốn được cho là ít khi đánh trả, đã phải chịu đựng sức ép về sắc tộc khi cộng đồng người châu Á mở rộng và những người hàng xóm trở nên đa dạng hơn về sắc tộc.
"Chúng tôi cho rằng ở những khu vực có sự gia tăng nhanh chóng các cư dân Mỹ gốc Á thường có sự va chạm về văn hóa. Việc xâm phạm những người trẻ tuổi là có thật, chúng ta có thể thấy ở mọi nơi, ở những vùng khác nhau trên đất Mỹ nơi có đông người châu Á", Aimee Baldillo, nhân viên của Hội đồng luật pháp quốc gia Mỹ châu Á Thái Bình Dương, cho biết.
Trong 5 năm qua. theo con số thống kê, người châu Á, phần lớn là người Trung Quốc, đã tăng từ 5% lên gần 10% ở các khu định cư của
Những thay đổi của
Những câu chuyện về việc các thanh niên châu Á bị bắt nạt và bị đối xử tệ ngày càng trở nên phổ biến. Trong những năm gần đây: 1 học sinh trung học người Trung Quốc ở San Francisco đã bị lăng mạ cho tới khi giáo viên đưa em vào lớp trong giờ ăn trưa; 3 sinh viên người Mỹ gốc Hàn Quốc đã bị đánh rất đau ở gần trường trung học Queens của các em, đến nỗi các em đã phải nghỉ học nhiều tuần và xin được chuyển trường; 1 học sinh 16 tuổi người Việt Nam đã bị giết năm ngoái trong một cuộc cãi lộn ở Boston.
Một số nhà làm luật đã ra tay. Năm ngoái, Tòa án
Tháng 8 vừa qua, Trung tâm chống bạo lực với giới trẻ châu Á Thái Bình Dương đã tổ chức hội thảo đầu tiên về chủ đề này tại
Các chuyên gia đã đưa ra một số nguyên nhân chính của tình trạng ức hiếp. Baldillo, nhân viên của Hội đồng luật pháp quốc gia Mỹ châu Á Thái Bình Dương, cho rằng, trong những cuộc cãi lộn, các thanh niên châu Á đôi khi có vóc người nhỏ bé và thường rất coi trọng các quy tắc văn hóa, trong đó khuyến khích họ tránh xa những cuộc chạm trán và tập trung cho việc học hành. Nhiều thanh niên không thông báo về việc mình bị ức hiếp vì họ sợ hậu quả của nó hoặc không muốn làm gia đình xấu hổ, bà nói.
Rào cản về ngôn ngữ cũng làm trầm trọng thêm sự việc. "Tôi phải nghe tiếng Trung Quốc ít nhất là 3 lần mỗi ngày và họ luôn luôn nói tiếng Trung Quốc với những người trông có vẻ yếu thế hơn và không dùng tiếng Anh", Rita Zeng, 19 tuổi, học sinh trường Lafayette High, tâm sự. Bố mẹ của những sinh viên bị hạn chế về tiếng Anh này thường ít tiếp xúc với những người phiên dịch và chống lại người bảo vệ cho con cái họ, ông Aung cho biết.
Chen Tssu đã tả lại sự việc cậu bị đánh hồi tháng 4 ở ga tàu điện ngầm và nói thông qua người phiên dịch: "Những thanh niên đó trông như thể họ có thể giết chết ai đó... Tôi quá sợ việc phải quay lại trường học".
Với việc gia tăng của tình trạng bắt nạt trên, một số nạn nhân đã đánh trả. Một cuộc điều tra của bang California vào năm 2003 cho thấy 14% thanh niên châu Á cho biết họ có tham gia các băng nhóm để được bảo vệ. Các con số tội phạm của Phòng tư pháp trường học cho thấy số thanh niên châu Á mang vũ khí đã tăng lên gấp 3 lần kể từ năm 1999 đến 2001.
Những người bảo vệ và những sinh viên cho biết, những vụ đánh nhau lớn thường nổ ra sau một vài tuần hoặc vài tháng khẩu chiến. Điều này đã xảy ra ở trường trung học Edision ở
Vào ngày 25-2 vừa qua, những việc đùa cợt này đã chuyển thành những vụ đánh nhau, lôi kéo ít nhất 30 học sinh tham gia, Susan Bedi, phát ngôn viên của trường học quận
Vì vậy, trong năm nay, những nhà chức trách ở Edison High đã tăng cường thêm an ninh và tổ chức những buổi tư vấn về quan hệ cộng đồng trong trường nhằm nỗ lực giảm thiểu sự căng thẳng sắc tộc, Bedi nói.
Ở Lafayette High, sự căng thẳng trên đã từ lâu là một vấn đề trong trường và ở những vùng lân cận, Steve Chung, trưởng hội cộng đồng Trung Quốc ở
Nạn nhân của vụ này là một em học sinh giỏi, đã bị đánh đến ngất xỉu trong khi những kẻ bạo động hò hét ở bên cạnh. Một số bản tin đã chuyển tên trường thành "Horror High" và tất cả những em học sinh Trung Quốc khác đã được cảnh báo về vụ việc này.
Chung nói: "Càng tìm hiểu sâu nội tình trường
Báo cáo của ông Aung cho thấy, các nhà chức trách của trường đã lưỡng lự trong việc can thiệp, ngay cả công việc thông dịch giữa cha mẹ và học sinh cũng rất không bình thường và thậm chí giáo viên nào báo cáo lại vấn đề còn có thể bị khiển trách.
Những viên chức của trường thì lại cho rằng một số bản báo cáo đã bị cường điệu hoá. Tuy nhiên, cội nguồn của vấn đề thì đã có từ rất rất lâu, ông Michael Best, đại diện cho các trường học ở
Bà Carmen Farina, phó phụ trách các trường ở New York cho biết, các giáo viên năm nay cũng đang được huấn luyện để đối phó với nạn xung đột, những dịch vụ thông dịch ở trong quận đã được xúc tiến và các chuyên gia về sắc tộc đang làm việc với học sinh và đội ngũ cán bộ ở trường,
Năm ngoái, hiệu trưởng của trường Lafayette đã nghỉ hưu sau một thời gian dài công tác. Rất nhiều hy vọng được đặt vào vị hiệu trưởng mới, ông Jolanta Rohloff. Thêm vào đó, ông phó hiệu trưởng mới, Iris Chiu rất thông thạo tiếng Trung Quốc và có quan hệ rất gần gũi với cha mẹ và học sinh trong trường. Bà Farina nói: "Chúng tôi đang tích cực tìm một người mà chúng tôi tin là biết cách giải quyết những vấn đề này một cách hết sức tế nhị".
Tuy nhiên, bà Farina nói thêm, đã có một vụ việc được ghi nhận kể từ ngày bắt đầu năm học. Một học sinh châu Á đã bị một số các bạn cùng lớp bắt nạt trên đường về. Hậu quả là em học sinh đấy đã bị một vài chấn thương nhỏ.
Source: (Theo HNM)
Please sign in to perform this function