Học sinh châu Á ở Mỹ đang bị các bạn đồng lứa bắt nạt

Lượt xem: 35,453

Chen Tsu, 18 tuổi, đang đứng chờ ở ga tàu điện ngầm Brooklyn (Mỹ) sau giờ tan học thì bị 4 học sinh cùng trường tiến tới và đòi tiền. Tsu đưa ra chiếc túi rỗng không của mình nhưng những người kia không vì thế mà buông tha, vẫn tấn công và đánh vào mặt em.

Tsu đã quá hoảng sợ, em bị thương nhưng cũng vô cùng ngạc nhiên với chuyện này.

Ở trường của Tsu, trường Lafayette High ở Brooklyn, những học sinh Trung Quốc như Tsu đang phải chịu đựng sự xâm phạm và bắt nạt thường xuyên đến nỗi mà tháng 6 vừa rồi, các nhân viên nhà trường đã đồng ý với một sắc lệnh của Bộ Tư pháp để kiềm chế "những xâm phạm nghiêm trọng và lan tràn của các sinh viên cùng lớp đối với các sinh viên người Mỹ gốc Á". Sau đó, Bộ Tư pháp yêu cầu các quan chức Lafayette phải giải quyết vấn đề này.

Trên phạm vi toàn nước Mỹ, những sinh viên châu Á cho biết, họ thường xuyên bị những bạn khác đánh, đe dọa và bôi nhọ về sắc tộc và hệ thống dữ liệu an ninh của nhà trường cho thấy, tình hình này có thể ngày càng xấu đi. Những người bảo vệ giới trẻ cho biết, những thanh thiếu niên châu Á, vốn được cho là ít khi đánh trả, đã phải chịu đựng sức ép về sắc tộc khi cộng đồng người châu Á mở rộng và những người hàng xóm trở nên đa dạng hơn về sắc tộc.

"Chúng tôi cho rằng ở những khu vực có sự gia tăng nhanh chóng các cư dân Mỹ gốc Á thường có sự va chạm về văn hóa. Việc xâm phạm những người trẻ tuổi là có thật, chúng ta có thể thấy ở mọi nơi, ở những vùng khác nhau trên đất Mỹ nơi có đông người châu Á", Aimee Baldillo, nhân viên của Hội đồng luật pháp quốc gia Mỹ châu Á Thái Bình Dương, cho biết.

Trong 5 năm qua. theo con số thống kê, người châu Á, phần lớn là người Trung Quốc, đã tăng từ 5% lên gần 10% ở các khu định cư của Brooklyn. Tại vùng Bensonhurst, vốn là nơi sinh sống của những người Ý và Do Thái, thì hiện hơn 20% cư dân là người châu Á. Những thay đổi này đã dẫn tới sự tăng áp lực chủng tộc vào các trường học như Lafayette High, ông Khin Mai Aung, luật sư tại Quỹ giáo dục và bảo vệ pháp luật cho người Mỹ gốc Á, cho biết.

Những thay đổi của Brooklyn phản ánh sự tăng trưởng của người châu Á. Giữua những năm 1980 và 2000, số người từ châu Á và khu vực Thái Bình Dương tăng từ 3.7 triệu người lên gần 12 triệu người. Sau người gốc Latin, người gốc Á là nhóm dân tộc gia tăng dân số cao nhất tại Mỹ.

Những câu chuyện về việc các thanh niên châu Á bị bắt nạt và bị đối xử tệ ngày càng trở nên phổ biến. Trong những năm gần đây: 1 học sinh trung học người Trung Quốc ở San Francisco đã bị lăng mạ cho tới khi giáo viên đưa em vào lớp trong giờ ăn trưa; 3 sinh viên người Mỹ gốc Hàn Quốc đã bị đánh rất đau ở gần trường trung học Queens của các em, đến nỗi các em đã phải nghỉ học nhiều tuần và xin được chuyển trường; 1 học sinh 16 tuổi người Việt Nam đã bị giết năm ngoái trong một cuộc cãi lộn ở Boston.

Một số nhà làm luật đã ra tay. Năm ngoái, Tòa án New York, sau nhiều giờ lắng nghe những bằng chứng của các thanh niên châu  Á, đã thông qua một đạo luật để theo dõi việc bắt nạt và huấn luyện những nhà sư phạm các biện pháp phòng ngừa. Cũng năm ngoái, bang California đã thông qua một luật mới cho phép các nạn nhân của sự phân biệt đối xử có nhiều thời gian hơn để nộp hồ sơ cho các vụ kiện dân sự.

Tháng 8 vừa qua, Trung tâm chống bạo lực với giới trẻ châu Á Thái Bình Dương đã tổ chức hội thảo đầu tiên về chủ đề này tại Sacramento. Isami Arifuku, trợ lý giám đốc của trung tâm, cho biết, bà đã hy vọng khoảng 200 người tham gia nhưng thực tế, con số người tới dự gấp đôi so với dự kiến.

Các chuyên gia đã đưa ra một số nguyên nhân chính của tình trạng ức hiếp. Baldillo, nhân viên của Hội đồng luật pháp quốc gia Mỹ châu Á Thái Bình Dương, cho rằng, trong những cuộc cãi lộn, các thanh niên châu Á đôi khi có vóc người nhỏ bé và thường rất coi trọng các quy tắc văn hóa, trong đó khuyến khích họ tránh xa những cuộc chạm trán và tập trung cho việc học hành. Nhiều thanh niên không thông báo về việc mình bị ức hiếp vì họ sợ hậu quả của nó hoặc không muốn làm gia đình xấu hổ, bà nói.

Rào cản về ngôn ngữ cũng làm trầm trọng thêm sự việc. "Tôi phải nghe tiếng Trung Quốc ít nhất là 3 lần mỗi ngày và họ luôn luôn nói tiếng Trung Quốc với những người trông có vẻ yếu thế hơn và không dùng tiếng Anh", Rita Zeng, 19 tuổi, học sinh trường Lafayette High, tâm sự. Bố mẹ của những sinh viên bị hạn chế về tiếng Anh này thường ít tiếp xúc với những người phiên dịch và chống lại người bảo vệ cho con cái họ, ông Aung cho biết.

Chen Tssu đã tả lại sự việc cậu bị đánh hồi tháng 4 ở ga tàu điện ngầm và nói thông qua người phiên dịch: "Những thanh niên đó trông như thể họ có thể giết chết ai đó... Tôi quá sợ việc phải quay lại trường học".

Với việc gia tăng của tình trạng bắt nạt trên, một số nạn nhân đã đánh trả. Một cuộc điều tra của bang California vào năm 2003 cho thấy 14% thanh niên châu Á cho biết họ có tham gia các băng nhóm để được bảo vệ. Các con số tội phạm của Phòng tư pháp trường học cho thấy số thanh niên châu Á mang vũ khí đã tăng lên gấp 3 lần kể từ năm 1999 đến 2001.

Những người bảo vệ và những sinh viên cho biết, những vụ đánh nhau lớn thường nổ ra sau một vài tuần hoặc vài tháng khẩu chiến. Điều này đã xảy ra ở trường trung học Edision ở Fresno, California. Trong vài tháng cuối năm ngoái, những sinh viên người Hmong đã bị gọi tên và bị ném thức ăn vào người.

Vào ngày 25-2 vừa qua, những việc đùa cợt này đã chuyển thành những vụ đánh nhau, lôi kéo ít nhất 30 học sinh tham gia, Susan Bedi, phát ngôn viên của trường học quận Fresno, nói. Hậu quả là 7 học sinh bị thương, 12 học sinh bị tạm thôi học và 2 học sinh bị đuổi học. Ngoài ra, 8 học sinh còn bị kết án vì tội quấy rối trật tự, ông Anthony Martinez, cảnh sát quận Fresno, cho biết.

Vì vậy, trong năm nay, những nhà chức trách ở Edison High đã tăng cường thêm an ninh và tổ chức những buổi tư vấn về quan hệ cộng đồng trong trường nhằm nỗ lực giảm thiểu sự căng thẳng sắc tộc, Bedi nói.

Ở Lafayette High, sự căng thẳng trên đã từ lâu là một vấn đề trong trường và ở những vùng lân cận, Steve Chung, trưởng hội cộng đồng Trung Quốc ở Brooklyn, nói. Hội này được thành lập vào cuối năm 2002 sau một lần xung đột. Lần xung đột đó như một nhúm lửa, khởi đầu cho một vụ cháy lớn trong cộng đồng.

Nạn nhân của vụ này là một em học sinh giỏi, đã bị đánh đến ngất xỉu trong khi những kẻ bạo động hò hét ở bên cạnh. Một số bản tin đã chuyển tên trường thành "Horror High" và tất cả những em học sinh Trung Quốc khác đã được cảnh báo về vụ việc này.

Chung nói: "Càng tìm hiểu sâu nội tình trường Lafayette, chúng tôi càng phát hiện ra nhiều điều".

Báo cáo của ông Aung cho thấy, các nhà chức trách của trường đã lưỡng lự trong việc can thiệp, ngay cả công việc thông dịch giữa cha mẹ và học sinh cũng rất không bình thường và thậm chí giáo viên nào báo cáo lại vấn đề còn có thể bị khiển trách.

Những viên chức của trường thì lại cho rằng một số bản báo cáo đã bị cường điệu hoá. Tuy nhiên, cội nguồn của vấn đề thì đã có từ rất rất lâu, ông Michael Best, đại diện cho các trường học ở New York nói. Ông cho biết, kể từ khi ký nghị định về kiềm chế những xâm phạm của các sinh viên cùng lớp đối với các sinh viên người Mỹ gốc Á vào tháng 6 vừa rồi, tình hình ở trường này đã thay đổi rất rất nhiều. Khi được hỏi ý kiến, một đại diện của phòng công lý đã đồng ý là nhà trường đã trở nên tích cực hơn trước.

Bà Carmen Farina, phó phụ trách các trường ở New York cho biết, các giáo viên năm nay cũng đang được huấn luyện để đối phó với nạn xung đột, những dịch vụ thông dịch ở trong quận đã được xúc tiến và các chuyên gia về sắc tộc đang làm việc với học sinh và đội ngũ cán bộ ở trường,

Năm ngoái, hiệu trưởng của trường Lafayette đã nghỉ hưu sau một thời gian dài công tác. Rất nhiều hy vọng được đặt vào vị hiệu trưởng mới, ông Jolanta Rohloff. Thêm vào đó, ông phó hiệu trưởng mới, Iris Chiu rất thông thạo tiếng Trung Quốc và có quan hệ rất gần gũi với cha mẹ và học sinh trong trường. Bà Farina nói: "Chúng tôi đang tích cực tìm một người mà chúng tôi tin là biết cách giải quyết những vấn đề này một cách hết sức tế nhị".

Tuy nhiên, bà Farina nói thêm, đã có một vụ việc được ghi nhận kể từ ngày bắt đầu năm học. Một học sinh châu Á đã bị một số các bạn cùng lớp bắt nạt trên đường về. Hậu quả là em học sinh đấy đã bị một vài chấn thương nhỏ.

Nguồn: (Theo HNM)

Việc Làm VIP ( $1000+)

Tập Đoàn Kim Tín
Tập Đoàn Kim Tín

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CareerViet's client
CareerViet's client

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bảo mật
Bảo mật

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

Công ty Cổ phần Tập đoàn Gỗ Minh Long
Công ty Cổ phần Tập đoàn Gỗ Minh Long

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

NETNAM CORP.
NETNAM CORP.

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

VIVIAN
VIVIAN

Lương : 8 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH BEST EXPRESS VIỆT NAM
Công Ty TNHH BEST EXPRESS VIỆT NAM

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Đà Nẵng | Thanh Hóa

CTCP TẬP ĐOÀN PHƯỢNG HOÀNG XANH A&A
CTCP TẬP ĐOÀN PHƯỢNG HOÀNG XANH A&A

Lương : 17 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

TÜV Rheinland Vietnam
TÜV Rheinland Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội | Hưng Yên

Savills Vietnam
Savills Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH XD KỸ THUẬT PCCC 24/7
CÔNG TY TNHH XD KỸ THUẬT PCCC 24/7

Lương : 12 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Concung.com - Con Cung Joint Stock Company
Concung.com - Con Cung Joint Stock Company

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Lương : Cạnh Tranh

Bà Rịa - Vũng Tàu

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

CÔNG TY CỔ PHẦN VUA NỆM
CÔNG TY CỔ PHẦN VUA NỆM

Lương : 15 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

Công ty Cổ Phần Chuỗi Nhà Hàng SVN
Công ty Cổ Phần Chuỗi Nhà Hàng SVN

Lương : 30 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

IDOCEAN Co.,ltd
IDOCEAN Co.,ltd

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội | Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

CÔNG TY TNHH NOBLAND VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH NOBLAND VIỆT NAM

Lương : 10 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

RHENUS LOGISTICS LTD,.
RHENUS LOGISTICS LTD,.

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh | Hà Nội

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty CP Nội Thất AKA
Công ty CP Nội Thất AKA

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Dr Fan Việt Nam
Công ty TNHH Dr Fan Việt Nam

Lương : 10 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội | Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Brenntag Việt Nam
Công Ty TNHH Brenntag Việt Nam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

SPS Vietnam
SPS Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục ""

Hàng nghìn chỉ tiêu xét tuyển NV2
Ngày 8/8, Bộ GD-ĐT sẽ họp xác định điểm sàn cho các khối thi ĐH, CĐ 2009. Tuy nhiên, sau khi công bố điểm thi, nhiều trường ĐH đã đưa ra dự kiến tuyển nhiều nguyện vọng 2 (NV2)
Tuyển sinh ĐH: Điểm sàn khối A sẽ thấp hơn 13?
Dù mới có trên 30 trường ĐH công bố điểm thi nhưng phổ điểm các trường thống kê cho thấy: điểm thi ĐH năm nay không cao, thậm chí thấp bất thường.
Gần 40 trường công bố điểm thi
Ngày 26/7, ĐH Kinh tế Quốc dân, Sài Gòn, Kiến trúc TP HCM, Học viện Tài chính... công bố điểm thi, nâng số trường có điểm lên gần 40. Hiện, có một thủ khoa đạt điểm 30.
TP.HCM: tuyên dương 165 học sinh giỏi
Sáng 22-7, tại Nhà hát TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng 165 học sinh giỏi năm học 2008-2009.
Bỏ tiền thật, mua giấy giả?
Chuyện bắt đầu từ huyện Ea Kar (tỉnh Đắc Lắc) với một học sinh tên N.T.V.. Mặc dù điểm thi tốt nghiệp chỉ có 26,5 điểm nhưng N.T.V. vẫn khăn gói xuống TP.HCM dự thi vào Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM.
ĐH Ngoại thương Hà Nội có 150 điểm 10 Toán
Trong khi ở môn Toán khối A của ĐH Ngoại thương chỉ có gần 20 bài đạt điểm 10 thì ở khối D con số này lên tới hơn 130 bài. Còn môn Văn không có bài thi nào đạt điểm tuyệt đối.
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback