Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 17,894
Hầu hết các trường Đại học và Cao đẳng hằng năm đều tiếp đón một hoặc nhiều công ty thông qua việc tổ chức các hội chợ việc làm. Sự kiện này thường được tổ chức trong một không gian rộng lớn nơi mà những nhà đầu tư và tuyển dụng thiết lập các gian hàng của mình và sẵn sàng trả lời những câu hỏi và cung cấp những thông tin cần thiết về ngành nghề của công ty họ.
Một số hội chợ việc làm được giới thiệu trực tiếp đến tất cả sinh viên, nhưng ngược lại có một số hội chợ chỉ nhắm đến những sinh viên được đào tạo trong chuyên ngành đặc biệt mà họ cần tuyển ví dụ như: Công nghệ thông tin, Quản Trị hoặc Kỹ sư. Hầu hết các công ty đều tìm kiếm và thuê những sinh viên xuất sắc nhất trong năm cuối.
Đại diện của công ty sẽ xem xét hồ sơ xin việc của bạn hoặc họ có thể lấy thông tin của các ứng viên từ các trung tâm giới thiệu việc làm. Cuộc phỏng vấn sẽ được sắp xếp theo ngày giờ mà nhà tuyển dụng quy định.
Tại hội chợ việc làm, một số nhà tuyển dụng không chỉ nhận hồ sơ lý lịch của bạn mà còn thực hiện một số cuộc phỏng vấn nhỏ với các ứng viên. Ứng viên sẽ có nhiều cơ hội chọn lựa cho mình một công việc phù hợp tại các trung tâm hội chợ việc làm. Và bạn cần nhớ điều này, hầu hết tất cả các nhà tuyển dụng đều rất thích những ứng viên nào có sự chuẩn bị chu đáo khi tiếp cận với các nhà tuyển dụng.
Là một sinh viên hay một ai đó đang tìm kiếm việc làm, bạn cần phải chuẩn bị những gì trước khi đặt chân đến hội chợ việc làm:
Lên danh các công ty có tên trong hội chợ việc làm và quyết định công ty nào phù hợp với mục tiêu mà bạn đặt ra. Tìm hiểu thông tin về công ty qua các danh bạ điện thoại, các website hoặc có thể trò chuyện trực tiếp với các đương sự đang làm việc tại môi trường công ty mà bạn chọn. Tìm hiểu thông tin phỏng vấn để biết rõ nhà tuyển dụng cần gì, chúng ta có thể học hỏi được những gì và những vấn đề phải đối mặt với tổ chức.
Chuẩn bị những câu hỏi có liên quan đến các vấn đề với công ty đang tuyển dụng bạn ví dụ như họ đánh giá các kỹ năng và chất lượng dựa trên các tiêu chí nào, nhiệm vụ mà họ giao cho nhân viên mới là gì? Công ty có tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ hay không?
Điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ về bản thân mình, bạn có những kỹ năng nào, bạn đã đạt được những thành quả học tập hay các công trình nghiên cứu nào, kinh nghiệm bản thân và kinh nghiệm nghề nghiệp, sở thích và mục tiêu cá nhân…Từ những thông tin cá nhân này, bạn có thể chuẩn bị cho mình một bài diễn thuyết thật ấn tượng dành cho nhà tuyển dụng.
Khi trình bày về các kỹ năng cá nhân, cần phải đảm bảo một điều là bạn phải có những kỹ năng đặc biệt của riêng mình, điều này làm cho bạn “khác biệt” so với các ứng viên khác và dễ dàng giúp bạn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng hơn.
Phải lên kế hoạch cụ thể để có đủ thời gian tham quan các công ty mà bạn đã “đặt vào tầm ngắm”. Có thể dành 15 phút cho mỗi công ty mà bạn yêu thích.
Hãy trình bày ngắn gọn lý do tại sao bạn lại quan tâm đến công ty của họ, hãy tạo cho nhà tuyển dụng một niềm tin rằng bạn thật sự đang rất quan tâm đến tổ chức của họ.
Tìm cách nói chuyện với những nhân vật giữ vai trò tuyển chọn nhân lực trong các tổ chức và hỏi họ những câu hỏi thật sự thông minh.
Những câu hỏi thật sự khôn ngoan sẽ khiến nhà tuyển dụng để mắt đến bạn trong vòng 30 giây! Hãy cho nhà tuyển dụng nhận ra rằng những kỹ năng cá nhân của bạn rất phù hợp với nhu cầu của họ.
Khi trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng cũng cần lưu ý là phải trả lời ngắn gọn nhưng dứt khoát, rõ ràng và đánh vào trọng tâm của câu hỏi.
Thu hập thông tin về các công ty mà bạn yêu thích, ghi chú trên những tấm danh thiếp mà bạn có được rồi chọn lựa cho mình một công ty phù hợp với sở thích.
Tuyệt đối không được ghi những lời lẽ thô tục trên danh thiếp hoặc chỉ lấy có mỗi một danh thiếp của một công ty nào đó, hãy tạo cho mình nhiều cơ hội để lựa chọn một nghề nghiệp thích hợp.
Tạo ấn tượng đẹp trong mắt nhà tuyển dụng bằng những bộ trang phục thật gọn gàng và sạch sẽ, luôn dành sẵn một nụ cười trên môi, luôn nhìn về phía nhà tuyển dụng với đôi mắt thân thiện và cởi mở.
Luôn chuẩn bị sẵn một bộ hồ sơ và hãy hy vọng rằng nhà tuyển dụng sẽ ghi một điều chú ý gì đó vào trong hồ sơ của bạn
Sau khi kết thúc hội chợ việc làm
Bạn cần lên kế hoạch cụ thể để tiếp xúc với nhà tuyển dụng, chẳng hạn như bạn có thể gọi phone, gửi e-mail hoặc thư tay đến công ty mà bạn yêu thích. Cần phải đảm bảo rằng họ nhận ra bạn là người mà họ thật sự bị lôi cuốn tại kì hội chợ hoặc ít ra thì họ cũng nhớ bạn là ai!
Các công ty thường giới thiệu về hình ảnh của tổ chức mình cho mọi người trong buổi hội chợ việc làm nhằm phục vụ cho nhu cầu tuyển dụng của họ. Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những sinh viên mà:
Biết những gì mà họ muốn làm và tại sao?
- Biết họ có những kỹ năng nào và có thể đưa ra những ví dụ cụ thể về những thành tích mà sinh viên đạt được.
- Có thể nói một điều gì đó về bản thân cho thấy rằng họ thật sự khác biệt so với những người khác.
- Có những hiểu biết cơ bản về công ty mà họ đang ứng tuyển, về sản phẩm và về nền công nghiệp hiện tại.
- Biết tìm hiểu thông tin qua những nhân viên đang làm việc cho tổ chức.
- Biết chọn lựa môi trường tổ chức phù hợp.
Và nhà tuyển dụng cũng không thích những ứng viên sau đây:
- Hỏi những câu hỏi ngớ ngẩn: “có công việc nào cho tôi không?”
- Đi xin việc mà không biết gì về công ty mà họ nộp đơn!
- Không tuân thủ thời gian quy định.
- Hỏi những câu hỏi mà luôn biết trước câu trả lời!
Chúc các bạn thành công!
Source: HRVietnam
Please sign in to perform this function