Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 20,800
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Từ chính trị cho đến thể thao văn hóa… sự ganh đua, cạnh tranh đều tồn tại ở khắp mọi nơi, và tất nhiên môi trường công sở cũng không ngoại lệ.
Chuyện ganh đua giữa các đồng nghiệp với nhau không phải là chuyện hiếm. Thông thường, điều đó vô hại và đôi khi thậm chí nó còn là động lực thúc đẩy tinh thần làm việc. Nhưng khi có một nghiệp không “chơi” công bằng và bắt đầu chơi “bẩn”, “cuộc thi” có thể nhanh chóng đi từ thú vị đến dữ dội.
Khi đồng nghiệp chơi “bẩn”
Khi một đồng nghiệp dùng đến phương kế phá hoại và “đâm sau lưng” để hòng leo lên vị trí cao của công ty thì “nạn nhân” bị chơi xấu phải làm gì? Đó là đối diện với vấn đề - tác giả cuốn On the Job: How to Make it in the Real World of Work, Stephen Viscusi đưa ra lời khuyên.
“Chúng tôi gọi những người như vậy là “bạn thù” ở công sở”, Viscusi nói.
Dưới đây là danh sách mà Viscusi cung cấp để những “trò bẩn” và những điều nên tránh khi đối đầu với đối thủ “bẩn” tại nơi làm việc:
- Đừng bao giờ sợ đối đầu với những người đồng nghiệp tồi trực tiếp. “Họ chỉ ức hiếp và cho rằng hầu hết mọi người sẽ bỏ cuộc”.
- Đừng cố gắng tiến hành một cuộc thảo luận qua email. Email có thể dùng để chống lại bạn hoặc có thể bị hiểu sai.
- Đừng biến nó thành cuộc thảo luận cá nhân. Hãy giải quyết ngắn gọn và giới hạn vấn đề xoay quanh công việc tại nơi làm việc.
- Hãy tranh luận một cách khôn ngoan.
- Đừng cho rằng “bạn thù” sẽ thay đổi. Họ thường không bao giờ.
Nếu cuộc đối đầu này không hiệu quả có thể áp dụng những cách sau của Elizabeth Freedman, tác giả cuốn WORK 101: Learning the Ropes of the Workplace without Hanging You
“Nếu bạn đang làm việc với một người hay chôm ý tưởng hoặc đồng nghiệp phá hoại công việc hãy làm giống cách của một luật sư”.
Hãy tranh luận một cách khôn ngoan.
Sử dụng những lời khuyên sau đây:
Thu thập nhân chứng:
Hãy chắc chắn rằng những người khác biết những gì bạn đang làm thường thường xuyên có thể. Ví dụ, nếu bạn đang thực hiện công việc với một cuốn sổ, hãy chắc chắn rằng bạn sao chép tất cả những người đang tham gia vào các dự án trong email, voice-mail và bản ghi nhớ để bạn có bằng chứng rằng bạn là một trong những người đang thực hiện công việc đó.
Thu thập chứng cứ:
Giữ lại bản báo cáo mọi hoạt động của tất cả những việc mà bạn đang thực hiện. Đo đó bạn sẽ có bằng chứng trên giấy tờ về sự nỗ lực của bạn với công việc. Điều này đặc biệt là một ý tưởng tuyệt bởi vì “bạn không bao giờ biết được khi nào bạn cần người để can thiệp vào hành vi xấu của người kia”.
Cuối cùng và có lẽ là quan trọng nhất - “Đừng tỏ ra thương xót cho người đồng nghiệp tồi”. Nhưng cũng đùng thể hiện sự “ngược đãi” như bôi nhọ danh dự hay tham gia vào việc nói xấu đồng nghiệp, vì làm như vậy bạn sẽ gặp tự hạ thấp uy tín của mình.
Source: TheoMSN
Please sign in to perform this function