Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 13,466
Có hàng nghìn lý do khiến bạn bị sa thải, có thể là do việc giảm nhân sự hoặc vì bạn không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao… Vậy làm sao để đưa thông tin này vào CV xin việc mà không khiến nhà tuyển dụng tương lai có cái nhìn thiếu thiện cảm?
Dưới đây là một vài lời khuyên giúp bạn cải thiện tình hình này:
1. Đưa thời gian tuyển dụng vào một cách khéo léo
Nếu bạn bị sa thải chỉ sau một thời gian ngắn làm việc, thì bạn có thể bỏ qua mà không cần đề cập đến nó.
Ví dụ, nếu bạn đã từng làm việc cho một công ty A nào đó từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2008. Nhưng trước đó bạn đã làm việc cho công ty B từ tháng 7 năm 2002 đến tháng 2 năm 2008.
Vậy bạn hãy ghi vào hồ sơ của mình là đã từng làm việc tại công ty B từ năm 2002-2008 và không đề cập chi tiết tháng. Nhờ vậy thông tin bạn đưa ra vẫn đúng và bạn lại không phải đề cập đến việc bị sa thải ở công ty A kia.
2. Không nên giải thích lý do bị sa thải trong CV
Dù nhà tuyển dụng có công bằng và đầu óc tiên tiến đến đâu thì họ vẫn đứng trên vị trí của người cấp trên khi soi xét một nhân viên cấp dưới. Dù bạn có tìm lý do gì để biện minh cho việc bị sa thải của mình như do chính sách của công ty đó hay sếp cũ không ưa tôi thì họ vẫn cảm nhận một điều gì như bạn cố bào chữa cho bản thân. Hơn nữa, dù sao đó cũng là một tính cách của một nhân viên thiếu chuyên nghiệp và chắc chắn bạn sẽ mất điểm trước họ.
3. Phân biệt rõ giữa cho nghỉ việc và bị sa thải
Cho nghỉ việc nghĩa là nếu công ty bạn được mua lại bởi một công ty lớn hơn và họ sa thải một số lượng nhân viên của công ty cũ hay công ty của bạn thu nhỏ quy mô vì thế họ cắt giảm một số lượng nhân viên. Đó là điều mà nhà tuyển dụng không muốn để ý, họ chỉ muốn biết rõ khi bạn bị sa thải thực sự, là vì bạn không làm đúng điều gì đó như lấy trộm tiền công quỹ, thường xuyên đi làm muộn, hay không hoàn thành tốt trách nhiệm được giao… Vì thế bạn cần phân biệt rõ giữa bị sa thải hay cho nghỉ việc.
4. Để trả lời câu hỏi “Tại sao bạn bị sa thải?”
Cần tránh những điều tiêu cực và nhấn mạnh vào những điều tích cực. Không bao giờ được chỉ trích đồng nghiệp hay sếp cũ cũng như môi trường làm việc của công ty đó. Tìm cách chuyển việc sa thải thành cơ hội cho phép bạn tìm kiếm điều gì đó tốt hơn. Hãy trả lời thật ngắn gọn và nhấn mạnh vào đam mê của bạn trong ngành đó.
Ví dụ, bạn có thể nói rằng sự không may lần này có thể là cơ hội giúp bạn tìm được cơ hội tốt hơn và có thể sẽ là bước tiến lớn giúp sự nghiệp bạn thành công. Hơn nữa công việc trước đây không thực sự là đam mê của bạn và giờ đây bạn muốn làm theo đúng những gì từng mơ ước.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: Theo Dân Trí
Please sign in to perform this function