Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 12,724
Bạn nói quá nhanh. Bạn tránh không nhìn mọi người. Bạn đặt quá nhiều câu hỏi. Bạn xịt nước hoa quá đậm mùi… Nếu bạn có những biểu hiện trên, đừng thắc mắc vì sao mình vẫn chưa có được một công việc.
Nhiều người cho rằng chỉ có những người trẻ mới mắc sai lầm khi kiếm việc, nhưng thực tế, cả những người mới và những người dù đã rất dày dặn kinh nghiệm nhưng vẫn không thể tránh khỏi những sai lầm khi tìm kiếm một công việc.
Dưới đây là những lỗi phổ biến mà các ứng viên thường mắc phải khi đi xin việc. Bạn hãy tham khảo để rút lấy kinh nghiệm cho bản thân.
1. Không có mục tiêu
Không nên tốn thời gian chăm chút cho CV của mình nếu bạn chưa có một mục tiêu cụ thể nào. Hãy dành thời gian để nghiên cứu, cố gắng đạt được cái mà bạn muốn và theo đuổi sự nghiệp một cách cháy bỏng.
2. Không biết chọn loại CV
Nếu bạn không tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng qua CV thì sẽ khó có được sự quan tâm chú ý của họ. Vì thế, trước khi gửi CV, bạn nên quyết định xem nên gửi CV nào thì phù hợp với vị trí mà bạn đang tìm kiếm
3. Gọi tên họ của người phỏng vấn
Đừng bao giờ gọi tên họ của người phỏng vấn trừ khi họ nói với bạn rằng “anh có thể gọi tôi là Fred”.
4. Hờ hững với sự xuất hiện của bạn
Không nên quá suồng sã, đeo quá nhiều trang sức. Hãy mặc phù hợp với vị trí bạn định tuyển hoặc phù hợp với môi trường văn hóa công ty.
5. Nói quá ít hoặc quá nhiều
Hầu hết nhà tuyển dụng không muốn nghe các ứng viên trả lời cộc lốc chỉ với hai từ có hoặc không. Họ muốn nhận được câu trả lời là những thông tin có liên quan đến kinh nghiệm làm việc của bạn. Mặt khác, cũng không nên nói quá nhiều bởi điều đó sẽ thể hiện bạn đang lo lắng hoặc bạn không có khả năng làm việc.
6. Thiếu chuyên nghiệp
Không nên sử dụng email có nick name nhạy cảm bởi nó thể hiện bạn là người thiếu tính chuyên nghiệp.
7. CV quá dài
Không nên gửi một CV 10 trang mà chỉ nhấn mạnh đến khả năng nổi bật của bạn trên một trang giấy. Nhớ rằng nhà tuyển dụng chỉ xem CV của bạn trong vòng 15 giây.
8. Tìm việc một mình
Bạn nên tạo mối quan hệ với nhiều người. Khi đó, cơ hội của bạn sẽ rộng mở hơn.
9. Sợ bộc lộ điểm yếu
Rất nhiều ứng viên nghĩ rằng đề nghị xin được giúp đỡ là biểu hiện của điểm yếu. Không phải. Thực tế, đó là một trong những đức tính của sự dũng cảm. Đó là hành động có ảnh hưởng tích cực và hiệu quả.
10. Quên nói cảm ơn
Luôn luôn gửi một lá thư cảm ơn tới nhà tuyển dụng sau khi đi phỏng vấn. Hãy coi đó là cơ hội để bạn lưu lại ấn tượng với họ.
11. Nói xấu sếp cũ
Dù bạn có bất đồng quan điểm với sếp cũ như thế nào đi chăng nữa thì cũng không cần thiết phải nói điều đó ra. Nếu nhà tuyển dụng có hỏi về công việc trước, bạn nên thể hiện thái độ tích cực và thể hiện giá trị và kinh nghiệm của mình
12. Đặt câu hỏi không hấp dẫn
Nếu bạn không đặt ra các câu hỏi mở với nhà tuyển dụng, điều đó sẽ thể hiện bạn không quan tâm đến công ty hoặc vị trí mà bạn đang tìm kiếm.
Hãy hỏi những câu như: “Anh nhận thấy vị trí này phát triển như thế nào?”, “Điều gì đã thức đẩy một người thành công ở vị trí này?”, “Tại sao vị trí này cần tuyển nhân viên?”, “Anh nhận thấy tôi phù hợp với vị trí này như thế nào?”.
Source: Theo VTV
Please sign in to perform this function