Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 5,401
Trước mỗi kỳ nghỉ lễ, không ít người lao động tỏ ra băn khoăn không biết: “Nghỉ ốm dài ngày có được hưởng lương ngày lễ không?” Câu trả lời sẽ được LuatVietnam gửi đến bạn đọc ngay sau đây.
Căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, chế độ ốm đau dài ngày dành cho người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
Thời gian nghỉ ốm dài ngày được quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
- Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
- Hết thời hạn 180 ngày hưởng chế độ ốm đau mà vẫn cẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ, chị A có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 3 tháng, mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Sau khi hưởng hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì chị A được nghỉ tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn với thời gian tối đa 03 tháng.
Theo quy định trên, thời gian nghỉ ốm dài ngày có tính cả ngày lễ. Do đó, người lao động nghỉ ốm dài ngày được tính hưởng chế độ ốm đau cho cả những ngày lễ.
Nghỉ ốm dài ngày có tính ngày lễ không?
Theo khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, thời gian nghỉ ốm dài ngày tính cả ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần nên người lao động ốm dài ngày trùng dịp lễ sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán đầy đủ tiền chế độ ốm đau theo tháng.
Do đã hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trong ngày lễ nên người lao động nghỉ ốm dài ngày có thể không được hưởng lương ngày lễ.
Bởi khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Theo đó, nếu có thỏa thuận trước về việc trả lương ngày lễ khi người lao động nghỉ ốm thì trường hợp nghỉ ốm dài ngày vẫn được trả lương ngày lễ. Tiền lương ngày lễ được xác định theo tiền lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Ngược lại, nếu không có thỏa thuận nào khác, doanh nghiệp không có trách nhiệm trả lương ngày lễ cho người lao động đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Do đó, trong trường hợp này, người lao động nghỉ ốm dài ngày sẽ không được trả lương ngày lễ.
Theo Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người lao động nghỉ ốm dài ngày nhưng thời gian chưa vượt quá 02 tháng thì vẫn được tính hưởng phép năm như những người lao động khác.
Cụ thể Điều này ghi nhận các khoảng thời gian được coi là thời gian làm việc để tính ngày phép của người lao động như sau:
(1) Thời gian học nghề, tập nghề mà sau khi kết thúc vẫn làm việc cho người sử dụng lao động.
(2) Thời gian thử việc mà sau khi kết thúc vẫn tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động.
(3) Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương: Nghỉ kết hôn; con kết hôn; cha, mẹ, vợ/chồng, con chết.
(4) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương cộng dồn không quá 01 tháng/năm mà được người sử dụng lao động đồng ý.
(5) Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cộng dồn không quá 6 tháng/năm.
(6) Thời gian nghỉ do ốm đau cộng dồn không quá 02 tháng/năm.
(7) Thời gian nghỉ thai sản.
(8) Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được tính là thời gian làm việc.
(9) Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
(10) Thời gian bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật.
Source: Luật Việt Nam
Please sign in to perform this function