Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 15,260
Tốt nghiệp Khoa Ngoại ngữ, Viện ĐH Mở được gần hai năm, Hoàng Hà đã hai lần thay đổi chỗ làm việc. "Nhảy việc" - là cách gọi của không ít bạn trẻ. Họ sẵn sàng rời khỏi chỗ làm với "một nghìn lẻ một lý do"...
Lương thấp, việc không phù hợp...
Tốt nghiệp Khoa Ngoại ngữ, Viện ĐH Mở được gần hai năm, Hoàng Hà đã hai lần thay đổi chỗ làm việc. Đầu tiên, Hà làm cho một Cty về XKLĐ trong vai trò tuyển lao động đi xuất khẩu. Được hai tháng, Hà xin thôi việc vì "vất vả, phải đi lại nhiều, tiếp xúc với nhiều thành phần người khác nhau, không thích hợp với con gái"!
Nghỉ việc, Hà đi thi, trúng tuyển vị trí nhân viên văn phòng, hành chính cho một Cty của Nhật Bản. Nhưng, chỉ sáu tháng, Hà lại đặt lên bàn giám đốc lá đơn xin nghỉ việc. Cô giải thích: "Việc hành chính ở Cty vất vả, hơn nữa, mình cũng không thích công việc lặp đi lặp lại như thế. Mình muốn làm những công việc được thoả sức phát huy trí sáng tạo hơn". Hiện giờ, Hà đang làm một Cty truyền thông và tổ chức sự kiện và khá hài lòng với công việc, nhưng cô vẫn để ngỏ khả năng tìm bến đậu mới.
Nguyễn Minh Dũng nhảy việc chỉ một lý do: Tiền lương! Tốt nghiệp Học viện Quan hệ quốc tế năm 2006, Dũng làm cộng tác viên truyền hình không được hưởng bất cứ chế độ nào. "Oải quá, không định mức, không trợ cấp. Chả hiểu sao mình lại có thể làm thế ròng rã suốt bốn tháng trời nữa" - Dũng tâm sự. Nghỉ việc, Dũng làm cho một tạp chí chuyên ngành, được nửa năm cũng xin thôi với lý do lương thấp.
Sau khi tốt nghiệp Khoa Môi trường, ĐH Xây dựng năm 2006, Vũ Văn Huy dự thi, trúng tuyển vào vị trí nhân viên IT cho một viện nghiên cứu. Tuy nhiên, Huy vẫn muốn tìm việc về xử lý cấp thoát nước, đúng với ngành được đào tạo. "Mình sẽ đi nếu thời cơ đến", Huy cho biết.
Hai mặt của vấn đề
Nhân viên nhảy việc làm cho lãnh đạo DN, cơ quan thêm đau đầu. Để một nhân viên bắt nhịp với công việc, DN phải tốn kém chi phí đào tạo, bồi dưỡng, một khi họ bỏ đi, DN chịu tổn thất không nhỏ. Nhiều nhà tuyển dụng thích tuyển sinh viên mới ra trường hơn là những người có kinh nghiệm. Những người mang ý nghĩ nhảy việc, vì thế đã tự hạn chế cơ hội của mình.
Tuy vậy, nhảy việc cũng có yếu tố tích cực của nó. TS. Lê Quân, Chủ tịch Hội đồng Chuyên gia, Cty CP Tư vấn giáo dục VN khẳng định: "Nhảy việc là liều thuốc tốt cho căn bệnh coi nhẹ quản trị nhân sự của một bộ phận DNVN. DN cần thực sự quan tâm đến xây dựng môi trường văn hoá phù hợp, phát huy phong cách lãnh đạo dân chủ, xây dựng chế độ đào tạo, bồi dưỡng đi liền với đãi ngộ...".
Ông Nguyễn Thanh Cao, Giám đốc Nhà máy Nước đóng chai, Cty CP Hà Nội - Hưng Yên cho biết để công nhân yên tâm làm việc, Cty cố gắng tạo không khí thân thiện như trong một gia đình, thường xuyên tổ chức sinh nhật, thăm hỏi mỗi dịp lễ tết hay có người đau ốm... Nhờ chính sách đó, tình trạng người lao động bỏ nhà máy hiếm khi xảy ra, cho dù mức lương trả cho họ chưa phải là cao.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: Theo Lao Động
Please sign in to perform this function