Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 17,581
Hiện nay, phần mềm ERP đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng để tăng hiệu suất làm việc. Đồng thời còn giúp các doanh nghiệp quản lý các nghiệp vụ cũng như hỗ trợ lên kế hoạch phù hợp với mục tiêu và quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy cụ thể ERP là gì? Phân loại hệ thống phần mềm và quy trình triển khai là gì? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu về ERP trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Outsourcing (Thuê ngoài) là gì? Những lợi ích của Outsourcing
Phần mềm ERP là gì? (Nguồn: Internet)
ERP là viết tắt của Enterprise Resource Planning, tạm dịch là hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Cụ thể:
Xem thêm: IT là gì? Tìm hiểu về ngành IT và cơ hội nghề nghiệp
ERP là viết tắt của Enterprise Resource Planning, tạm dịch là hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
(Nguồn: Internet)
Phần mềm ERP được hiểu là mô hình công nghệ all-in-one. Cụ thể, đây là nền tảng tích hợp nhiều công cụ như quản lý nhân sự, tự động hóa toàn bộ việc lưu trữ, thu thập và phân tích dữ liệu cũng như liên kết nhiều ứng dụng hay module có chức năng khác nhau của từng bộ phận trong công ty. Từ đó, các hoạt động liên quan đến tài nguyên doanh nghiệp sẽ được tự động hóa giúp giảm thời gian xử lý cũng như tối ưu hóa các nghiệp vụ quản lý doanh nghiệp.
Hệ thống ERP phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp thu thập và lưu trữ dữ liệu vào một nơi ở đa dạng lĩnh vực như: quản lý nhân sự, quản lý sản xuất, quản lý hàng tồn kho, điểm bán hàng (POS), quản lý chuỗi cung ứng, tài chính và kế toán,...
Phần mềm ERP là nền tảng tích hợp nhiều công cụ như quản lý nhân sự, tự động hóa toàn bộ việc lưu trữ (Nguồn: Internet)
Khả năng đồng bộ
Phần mềm ERP phải kết nối được với các phòng ban và quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng liên kết của hệ thống được xét trên ba khía cạnh:
Sự linh hoạt
Phần mềm giúp các phòng ban cập nhật thông tin nhanh chóng để kịp thời đưa ra những thay đổi hợp lý theo thời gian thực. Từ đó giúp đảm bảo tiến độ vận hành hoạt động của công ty. Đồng thời, cơ sở dữ liệu phải là Open-source có khả năng chỉnh sửa hoặc các phần mềm được thiết kế phù hợp với từng mô hình kinh doanh khác nhau.
Đưa ra kế hoạch cụ thể
Nguyên tắc hoạt động của ERP là kế hoạch cụ thể. Vì thế, mỗi nhân viên chỉ cần xác định đúng nhiệm vụ của mình là phần mềm có thể dễ dàng áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh được lập trình sẵn (tuần, tháng, quý, năm).
Các module cơ bản của một hệ thống ERP gồm:
Xem thêm: C++ là gì? Tổng hợp kiến thức học C++ cơ bản cực dễ hiểu
Chức năng hệ thống ERP gồm 5 module cơ bản (Nguồn: Internet)
Lợi ích:
Hạn chế:
Xem thêm:
Lợi ích và hạn chế của phần mềm ERP (Nguồn: Internet)
Sự khác biệt cơ bản giữa phần mềm ERP và phần mềm quản lý riêng lẻ là sự tích hợp.
Với phần mềm quản lý riêng lẻ có nhược điểm là việc kiểm soát, bảo mật khó khăn và hiệu suất thấp. Nguyên nhân là vì mỗi phòng ban sẽ sử dụng một phần mềm khác nhau như phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm kế toán,... nên việc chia sẻ thông tin giữa các bộ phận vô cùng khó khăn bằng các cách thủ công như sao chép file, gửi file qua mail,....
Trong khi đó, phần mềm ERP cung cấp các module có đủ các chức năng tương tự với phần mềm quản lý riêng lẻ. Bên cạnh đó, phần mềm này không chỉ cung cấp các module phù hợp cho từng phòng ban, xử lý quy trình sản xuất theo quy trình chuyên nghiệp mà các module còn có tính tích hợp giúp tăng hiệu quả quản lý.
Vì thế, phần mềm ERP có nhiều tính tiện lợi và bảo mật cao hơn so với phần mềm quản lý riêng lẻ.
Sự khác biệt cơ bản giữa phần mềm ERP và phần mềm quản lý riêng lẻ là sự tích hợp (Nguồn: Internet)
Ứng dụng của phần mềm ERP trong doanh nghiệp:
Cách lựa chọn phần mềm ERP phù hợp với doanh nghiệp:
Xem thêm:
Ứng dụng ERP trong doanh nghiệp và cách chọn hệ thống ERP phù hợp (Nguồn: Internet)
Bước 1: Thực hiện khảo sát tại doanh nghiệp
Đội ngũ Business Analyst (BA) sẽ làm việc trực tiếp với từng phòng ban của doanh nghiệp để hiểu rõ quy trình, nhu cầu và yêu cầu của từng bộ phận.
Bước 2: Phân tích thiết kế
Ở bước này, đội ngũ BA sẽ viết Tài liệu mô tả yêu cầu người dùng (User Requirements Document - URD). Sau đó, đội dự án của 2 bên sẽ ký biên bản để thống nhất trước khi đưa tài liệu sang bộ phận thiết kế hệ thống.
Bước 3: Lập trình hệ thống
Dựa vào URD ở bước 2, bộ phận thiết kế sẽ tiến hành thiết kế các chức năng theo yêu cầu mô tả trong URD. Thời gian thiết kế phụ thuộc vào chức năng cần có trong phần mềm theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Bước 4: Test phần mềm
Sau khi hoàn thiện các chức năng thì đội ngũ kiểm thử hệ thống (Tester) kiểm tra chức năng và tìm kiếm các lỗi. Khi không còn lỗi nữa thì phần mềm ERP mới được chuyển giao cho khách hàng.
Bước 5: Vận hành thử (Go-Live)
Ở bước này, nhà sản xuất sẽ cử nhân sự đến doanh nghiệp khách hàng để nhập dữ liệu để vận hành phần mềm và đào tạo các key user. Việc này sẽ giúp hai bên dễ dàng đánh giá hiệu quả và những điều cần điều chỉnh kịp thời trong quá trình sử dụng phần mềm thực tế.
Đồng thời, để quá trình triển khai phần mềm thành công, nhà quản lý cần liên tục giám sát, kiểm tra chất lượng và độ hiệu quả khi thực tế sử dụng phần mềm ERP. Nhờ đó mà doanh nghiệp và nhà sản xuất có thể kịp thời điều chỉnh sao cho phù hợp với yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước 6: Nghiệm thu
Sau khoảng 1-2 tháng vận hành thử phần mềm, nếu quy trình vận hành không gặp bất kỳ vấn đề gì thì nhà sản xuất phần mềm và doanh nghiệp sẽ tổng kết, nghiệm thu và kết thúc dự án.
6 bước triển khai hệ thống ERP (Nguồn: Internet)
Hệ thống ERP tại Việt Nam hiện nay được chia làm 2 loại chính là phần mềm ERP nước ngoài và phần mềm ERP Việt Nam. Sau đây là một số loại hệ thống ERP tốt nhất hiện nay:
Phần mềm ERP nước ngoài:
Phần mềm ERP Việt Nam:
Một số loại hệ thống ERP hiện nay (Nguồn: Internet)
Có 3 loại phần mềm ERP hiện nay là: ERP đóng gói, ERP viết theo yêu cầu và ERP nước ngoài.
Là viết tắt của Enterprise Resource Planning.
Cách mở module của phần mềm ERP sẽ tùy thuộc vào loại phần mềm bạn sử dụng. Vì thế, để biết cách mở module chính xác, bạn nên liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất hoặc sẽ được hướng dẫn và đào tạo ở bước Go-Live trong quy trình triển khai hệ thống ERP.
Bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu các thông tin cụ thể về ERP như ERP là gì? Phần mềm ERP ứng dụng gì trong doanh nghiệp và quy trình triển khai hệ thống. Hãy thường xuyên theo dõi CareerViet để cập nhật thêm các kiến thức mới cũng như tìm kiếm thêm nhiều cơ hội việc làm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo mức lương tại VietnamSalary.vn cũng như cách để xây dựng lộ trình thăng tiến tại CareerMap.vn.
Top những từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất
ASUS tuyển dụng | The Coffee House tuyển dụng | JACCS tuyển dụng | lương shopee | việc làm singapore | việc làm thời vụ sóc trăng | sony tuyển dụng
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function