Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 89,244
Đã bao giờ bạn thắc mắc đằng sau những bài hát mà bạn đã từng nghe là do ai sáng tác, phối nhạc? Câu trả lời chính là những producer cùng với một đội ngũ sản xuất chuyên nghiệp. Vậy Producer là gì? Công việc, vai trò của một producer như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc trên.
Producer là những nhà sản xuất âm nhạc, có nhiệm vụ giám sát toàn bộ một dự án để tạo ra một sản phẩm âm nhạc như sáng tác lời, lựa chọn bài hát, nhạc cụ,... Một số producer nổi tiếng ở Việt Nam như Hoàng Touliver, Slim V, Khắc Hưng,...
Xem thêm: Bạn muốn trở thành Casting Director?
Producer là gì? (Nguồn: Internet)
Một Producer sẽ đảm nhận các công việc sau:
Xem thêm: KOL Là Gì? Cách Trở Thành KOL Chuyên Nghiệp, Vai Trò Trong Marketing
Producer sẽ hợp tác, làm việc cùng các ca sĩ (Nguồn: Internet)
Producer là người làm việc thầm lặng nhưng có vai trò rất lớn cho sự thành công cho một bài hát.
Xem thêm: Nghề làm phim quảng cáo: lương cao, mau thành đạt
Với bất kỳ ngành nghề nào, niềm đam mê chính là yếu tố giúp bạn theo đuổi công việc đến cùng. Nghề music producer đòi hỏi bạn cần có sự kiên nhẫn, theo đuổi đến cùng kèm theo quá trình rèn giũa kỹ năng đòi hỏi phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để hoàn thiện sản phẩm. Không chỉ vậy, nghề producer còn phải gặp rất nhiều áp lực khi sản phẩm không nhận được sự đón nhận từ khán giả. Những trường hợp này, chỉ có niềm đam mê mới tạo động lực để họ bước tiếp hành trình sản xuất âm nhạc của mình.
Xem thêm: Seeding Là Gì? Quy Tắc Thực Hiện Chiến Lược Seeding Hiệu Quả
Để thu hút được khán giả, một producer sẽ phải hiểu được xu hướng thị trường, từ đó tạo ra được những sản phẩm độc đáo, mới lạ, bắt kịp xu thế. Đây chính là yếu tố giúp họ trở nên nổi bật, khác biệt với những người cùng ngành. Bởi nếu chỉ đi theo tư duy cũ, lối mòn thì sẽ rất khó để tồn tại và phát triển trong ngành âm nhạc.
Mặc dù trước giờ mọi người thường cho rằng thành công chủ yếu đến từ việc khổ luyện. Tuy nhiên, nếu có tài năng thiên bẩm về âm nhạc và nghệ thuật cũng sẽ tạo ra nhiều sự khác biệt và dễ dàng thành công trên con đường sự nghiệp hơn so với những người mới bắt đầu.
Để sản xuất ra một bài hát, producer cần phải sử dụng rất nhiều công cụ, phần mềm như Soundboard, Pro tools, FL Studio, Cakewalk sonar, Ableton,... Do đó để trở thành một music producer bạn sẽ cần hiểu biết, không ngừng trau dồi kiến thức để làm chủ công nghệ để tạo ra nhiều sản phẩm âm nhạc độc đáo phục vụ khán giả.
Các producer cùng hợp tác để cho ra những sản phẩm bùng nổ nhất (Nguồn: Internet)
“Muốn đi xa hãy đi cùng nhau”, vậy nên một producer dù có tài năng cỡ nào thì sẽ không thể duy trì phong độ lâu dài nếu chỉ phụ thuộc vào trình độ của bản thân. Chính vì vậy, các nhà sản xuất âm nhạc cần trao đổi, hợp tác với nhau để cùng cho ra những bản nhạc kinh điển nhất.
Producer không ngừng học hỏi để nâng cao chuyên môn (Nguồn: Internet)
Để quản lý, chỉ đạo được một dự án âm nhạc thành công, các producer cần phải không ngừng học hỏi những kiến thức chuyên ngành, nâng cao khả năng. Có cho mình một tấm bằng chuyên môn như điện ảnh, truyền thông báo chí, diễn xuất,... cũng là một điểm cộng rất lớn cho những bạn đang bắt đầu theo đuổi ngành này.
Không chỉ cần làm chủ được công nghệ mà các music producer cũng cần có những kiến thức và kỹ năng liên quan đến hòa âm phối khí - một trong những giai đoạn rất quan trọng trong quá trình sản xuất âm nhạc. Một số kiểu hòa âm phối khí cơ bản như: in the box và out the box, âm thanh stereo và mono, hòa âm cùng guitar bass,...
Thực tập chính là cơ hội để bạn được tiếp xúc, thực chiến với quá trình sản xuất âm nhạc từ sản xuất, phân phối dự án, hợp tác, làm việc với những nghệ sĩ, quảng bá sản phẩm,... Hiện nay có rất nhiều công ty âm nhạc, phim ảnh, đài truyền hình tuyển dụng những vị trí thực tập có trả lương. Bạn có thể tham khảo những vị trí tuyển dụng thực tập sinh được đăng tải trên web CareerViet nhé!
Trước khi trở thành một Producer chuyên nghiệp, làm việc toàn thời gian thì họ cần dành khoảng 1-5 năm học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng. Với những bạn mới bắt đầu có thể trải nghiệm các công việc như diễn xuất, lên kịch bản hay hỗ trợ cho quá trình tuyển chọn trong sản xuất. Trong khoảng thời gian này, bạn không chỉ được phát triển bản thân mà còn nhận được rất nhiều cơ hội tốt cho sự nghiệp.
Đừng chỉ học những lý thuyết suông, chỉ có việc luyện tập thường xuyên thì kỹ năng xử lý công việc của bạn mới trở nên nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn.
Hiểu xu hướng, thị hiếu công chúng, có tầm nhìn xa trông rộng, biết nắm bắt xu hướng của ngành chính là những yếu tố giúp các producer tạo ra những sản phẩm khác biệt. Để có được những kỹ năng này, bạn hãy thường xuyên tham dự các hội thảo, liên hoan phim, tìm hiểu những ấn phẩm xuất sắc để khám phá những kiến thức mới mẻ.
Film producer - Nhà sản xuất phim (Nguồn: Internet)
Đây là những người lên kế hoạch, quản lý quá trình sản xuất phim như: lựa chọn kịch bản, hỗ trợ viết thoại, lên kế hoạch ngân sách cho quá trình quay phim,...
Media producer còn được gọi là nhà sản xuất truyền thông. Họ sẽ hợp tác sản xuất nội dung âm thanh, video cho quảng cáo, các phương tiện truyền thông hay các kênh trực tuyến. Công việc chính là chỉnh sửa, sắp xếp video, nghiên cứu các tài liệu chương trình,...
Họ là những nhà sản xuất video, phụ trách toàn bộ quá trình trước, trong và sau khi hoàn thành một video. Công việc của một video producer là lập kế hoạch, lên kế hoạch sản xuất, chỉnh sửa, hoàn thiện và phân phối video thành phẩm.
Producer assistant hay còn gọi là trợ lý sản xuất, sẽ phụ trách nhiều đầu việc khác nhau như làm việc với diễn viên, ca sĩ, thông báo những công việc phải làm cho những thành viên trong ekip, phụ trách giấy tờ,...
Họ là những người sản xuất âm nhạc hay sản xuất bản thu. Công việc chính của họ là sáng tác, phối nhạc cho những ca sĩ, nghệ sĩ.
Để trở thành một producer, bạn có thể xuất phát điểm từ những ngành như âm nhạc, diễn xuất. Ngoài ra, với những bạn trái ngành như việc làm marketing, việc làm biên tập viên, việc làm dịch thuật,.... thì có thể tham gia các khóa đào tạo các kỹ năng, không ngừng học hỏi thì cũng có thể làm việc trong lĩnh vực này.
Producer là một ngành nghề khá quan trọng trong thị trường âm nhạc. Mặc dù con đường trở thành một producer chuyên nghiệp sẽ gặp khó khăn nhưng chỉ cần bạn có đam mê, đủ sức sáng tạo thì không gì là không thể. Bạn có thể ghé qua CareerMap để tham khảo xem bản thân có phù hợp với nghề producer hay không nhé! Đừng quên theo dõi CareerViet để cập nhật những thông tin hữu ích của những ngành nghề khác.
Đừng quên truy cập CareerViet.vn - trang tuyển dụng, tìm việc làm hàng đầu Việt Nam
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function