Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 14,964
Ngày nay có quá nhiều người muốn thay đổi nghề nghiệp ít nhất là một lần trong cuộc đời, nhưng vấn đề không hề dễ dàng như người ta vẫn thường nghĩ, vậy bạn phải chuẩn bị như thế nào cho thật tốt khi một cơ hội mới chợt đến với mình.
Người ta thường nói thay đổi là một việc tốt nhưng nếu trong các lĩnh vực nghề nghiệp thì cần phải xem xét kỹ lại, có thể sự thay đổi trong lĩnh vực nghề nghiệp sẽ làm bạn nản lòng!
Thường thì người ta chỉ thay đổi nghề nghiệp vì một số lý do như vợ chồng ly dị, con cái đã trưởng thành hoặc gia đình phải chuyển đến một nơi khác…hoặc có thể bạn nhận ra rằng nghề nghiệp hiện tại khiến bạn quá nhằm chán và căng thẳng!
Dù với bất kì lý do gì đi chăng nữa thì việc thay đổi nghề nghiệp không phải có thể xảy ra một sớm một chiều mà được, vì thế bạn hãy xác định thật kỹ lưỡng và kiên nhẫn trước khi xảy ra những điều không như ý muốn.
Để xác định xem những quyết định của mình có đúng không, trước tiên hãy trả lời một số câu hỏi đặc biệt sau đây:
Hiện tại vai trò của bạn là gì?
Và bạn thật sự muốn vị trí của mình ở đâu?
Cách mà bạn giải quyết các vấn đề như thế nào?
Nhiều người nhận ra rằng rất khó tự mình quyết định xem những điều mình nêu ra có hợp lý hay không, do đó phần lớn chỉ là cảm nhận khách quan mà thôi!
Hiện tại vai trò của bạn là gì?
Bạn không thể lên một kế hoạch cho tương lai mà không hề biết hiện tại mình đang ở vị trí nào? Vì thế hãy lấy một cây viết và một tờ giấy, viết ra tất cả những năng lực và thành tích mà bạn có, tóm tắt lại bất kì một nghề nghiệp nào mà có liên quan đến những kỹ năng này.
Hãy nghĩ về ít nhất là 3 điều mà bạn cảm thấy tự hào nhất về chính mình. Mô tả những phẩm chất cá nhân của bạn ví dụ như là kiên cường, chân thận và sáng tạo.
Đùng bao giờ viết ra những gì không có giá trị đối với nhà tuyển dụng mà bạn sẽ gặp trong tương lai, bạn có thể nêu ra những gì mình có được từ công việc và cuộc sống hằng ngày trong thư xin việc, đây được xem là những kinh nghiệm mà bạn nắm bắt được qua quá trình trải nghiệm cuộc sống.
Và bạn thật sự muốn vị trí của mình ở đâu?
Để đạt được các mục tiêu tương lai thì trước mắt bạn phải thiết lập cho mình những mục tiêu cụ thể để động viên bản thân. Những mục tiêu cụ thể này sẽ mang lại cho bạn cơ hội thành công cao nhất. Hãy viết ra một danh sách và liệt kê tất cả những mục tiêu, ước mơ mà bạn mong muốn, sau đó hãy chọn ra ước mơ mà bạn tâm đắc nhất và miêu tả nó một cách chi tiết và cụ thể. Mỗi khi viết ra những điều như thế thì bạn hãy tự hỏi chính mình:
Những ước mơ này có điều gì đặc biệt không? Chúng có mang lại cho bạn một viễn cảnh rõ ràng về những gì bạn mong muốn hay không? Đừng bao giờ nghĩ đơn giản như: tôi thích làm việc với cộng đồng do đó tôi sẽ trở thành một cố vấn và tôi sẽ xin vào công ty A nào đó với một chức danh B nào đó.
Bạn có làm chủ được những ước mơ nghể nghiệp của mình hay không? Hãy xếp hạng ưu tiên cho các ước mơ nghề nghiệp của mình, đánh số trọng điểm các mong muốn nghề nghiệp và khả năng mà bạn có thể thực hiện theo những đòi hỏi của xã hội.
Bạn đã có những gì để thực hiện các mục tiêu của mình? Bạn phải có sự suy nghĩ chính chắn và thực tế, phải hiểu rõ khả năng hiện tại của chính mình, nếu mục tiêu của bạn quá lớn thì hãy thực hiện các mục tiêu nhỏ hơn từng cái một. Hãy luôn nhớ câu thành ngữ này: “Dục tốc bất đạt”
Cách bạn giải quyết vấn đề như thế nào?
Hãy giải quyết từng vấn đề một hoặc bạn có thể xem xét nhiều vấn đề trong cùng một lúc ví dụ bạn có thể quyết định một số chiến lược như phát triển kỹ năng cá nhân, nghiên cứu thị trường việc làm và các công ty, sắp xếp công việc theo một trình tự thời gian, tìm các vị trí còn trống trong các công ty, gửi thư và chuẩn bị phỏng vấn. Tiếp cận vấn đề một cách có hệ thống sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội thành công hơn.
Nếu bạn kiên nhẫn và có quan điểm rõ ràng, thì chẳng mấy chốc các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp sẽ nhận ra lòng nhiệt tình và khả năng của bạn, và hơn bao giờ hết bạn sẽ có được công việc mà mình mong ước từ lâu!
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: HRVietnam - Theo Handbag
Please sign in to perform this function