Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 14,606
1/3 số học sinh trượt thi tốt nghiệp THPT và sẽ phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp lần 2. Có thể thấy sự đồng tình của xã hội, sự “chấp nhận được” vì thực chất của các địa phương trước "liều thuốc" đắng này. Tuy vậy, nhiều ý kiến lo ngại, nếu lần 2 vẫn tổ chức thi như lần 1 thì khả năng số học sinh rớt lần 1 có thể vượt "vũ môn" cũng không đáng kể. Kiểm tra niêm phong bài thi tại HĐT Lương Thế Vinh, Q1. Trao đổi lại bài sau khi thi
Theo ông Bành Tiến Long, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp lần 2 sẽ làm nghiêm như lần 1. Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Nguyễn An Ninh khẳng định kỳ thi lần này không phải để "tháo khoán".
Thi: Vẫn nghiêm; Đề: Đúng tầm
Theo lãnh đạo các Sở GD-ĐT cho biết, tình trạng nhiều bài thi điểm 0 của năm nay cho thấy ý thức học của học sinh đáng báo động. Việc ôn thi lại còn là gánh nặng đối với giáo viên tham gia ôn thi sắp tới.
Tới đây, Nghệ An sẽ phải tập trung ôn thi cho khoảng 27 nghìn thí sinh không qua được kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 1.
Ông Lê Tiến Hưng, GĐ Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An nhận định: "Nếu lần thi thứ 2 thực hiện nghiêm túc như lần 1 và đề thi cũng tương đương thì chắc chắn tỷ lệ đỗ thêm không nhiều. Vì nếu đạt chuẩn học sinh đã đỗ ở lần 1 rồi. Nên chăng, Bộ cần nghiên cứu, điều chỉnh đề thi cho sát sao hơn và cần phải hạ chuẩn".
Theo ông Hưng, "kỳ thi tốt nghiệp vừa qua đã làm nghiêm và chặt chẽ để đảm bảo kết quả thực chất và đặc biệt loại được khá lớn tỷ lệ học sinh vào thi ĐH, thì đến kỳ thi lần 2 cũng nên “mở rộng” hơn, để tạo điều kiện cho các HS có được chứng chỉ vào đời".
Khác với các tỉnh, thành khác, “đặc thù” của Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai… là những tỉnh tập trung khá nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất nên số lượng học sinh bổ túc phần đông là những người lao động.
Đối tượng học sinh này, từ những vùng quê khác chuyển vào hoặc điều kiện hoàn cảnh khó khăn nên việc học bị gián đoạn. Việc tiếp tục học với họ không dễ, để thi đỗ càng khó hơn nữa. Nhiều học sinh – công nhân không ngần ngại cho chúng tôi biết, họ “xui” khi thi năm nay.
"Những người này có khả năng chuyên môn “thợ” và chỉ cần cái bằng để xin việc trong khi phần nhiều công ty hiện nay yêu cầu" - ông Phan Khí Giản, Phó GĐ Sở GD-ĐT Bình Phước cho biết.
Theo ông, đề thi bổ túc vừa qua vẫn chưa đúng với tầm học sinh bổ túc hiện nay. Ông cũng đề xuất vẫn nghiêm túc trong thi cử, nhưng đề thi đúng tầm hơn với đối tượng này, để "mở thêm cánh cửa vào đời cho các em".
PGS.TS Văn học Lê Quang Hưng, giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng đồng tình với suy nghĩ này.
Theo ông, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp thấp như vậy, ngành giáo dục không “khéo” sẽ gây ra hoang mang tâm lý cho học sinh, phụ huynh và xã hội.
"Đợt 2 nên “nới tay” một chút để học sinh còn con đường chọn học nghề. Nếu Bộ làm quá chặt thì sẽ gây áp lực tâm lý quá lớn đối với học sinh, gia đình, lúc đó tôi e sẽ có nhiều vấn đề xảy ra" - ông nói.
“Nới tay” không phải là bớt phần nghiêm minh, vẫn theo tinh thần “Nói không với tiêu cực trong thi cử”, nhưng nên chăng đề thi “cởi khó” đôi chút cho học sinh.
Bởi thành thật nhìn nhận, thì một hai tháng ôn tập kiến thức THPT, với những học sinh đã rớt tốt nghiệp là chuyện cực kì khó khăn” (Nguyễn Thị Thu Hằng, giáo viên Trường THPT Lê Thánh Tôn, Q7, TP.HCM) bày tỏ.
2 tháng "quyết đấu"?
Ở các cấp học, học sinh được quyền lưu ban lớp trên xuống lớp dưới, nhưng với những học sinh trượt tốt nghiệp này thì không có chỗ mà lưu ban.
Đây là một gánh nặng khá lớn cho xã hội và gia đình, có thể thấy điều ấy trong “hậu thi cử” năm nay.
Số học sinh ấy sẽ tiếp tục như thế nào? Liệu có bao nhiêu học sinh chịu khó tự học để năm sau thi lại hay rơi rụng đi nhiều? Hoặc, sẽ có những học sinh bổ túc muốn có cái bằng để làm việc nhưng không có được, lại rẽ đời mình vào hướng khác, chắc rằng không phải hướng tiến?
Bà Phan Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp cho biết, thi tốt nghiệp lần 2, Sở Đồng Tháp rất lo ngại về lượng học sinh ở hệ bổ túc. Chỉ 4,8% học sinh bổ túc vượt qua đợt 1, trong đó rất nhiều em suýt rớt. Có thể thấy khả năng hầu hết của học sinh bổ túc là có hạn và không hy vọng gì nhiều rằng gần 2 tháng sau, thi lần 2 thì sẽ giải quyết ổn thoả.
Tuy vậy, bà lại nằm trong số không tán thành việc nương nhẹ trong lần thi đợt hai.
"Có thể phần lớn sẽ rớt lại tiếp và năm sau thi tiếp. Cũng có thể thi mãi không đậu, các em chán nản. Nhưng “có đau” các em mới thấy được giá trị của kết quả mà chịu học. Không lí gì người khổ luyện 12 năm mới qua mà người không chịu học cũng qua như từ trước tới nay" - bà Hà cứng rắn.
Ông Nguyễn Thành Kỳ, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Hà Nội nói thêm: “Không nên viện lý do vừa đi học, vừa đi làm hay hoàn cảnh này nọ mà chủ quan trong việc học”.
Vì thế, theo ông, thi lần 2 cũng cần phải làm nghiêm túc. Qua kết quả thi này, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ phân tích để dần điều chỉnh cách dạy, cách học ở hệ bổ túc cho phù hợp và hiệu quả tốt hơn.
Ông Trương Công Thức, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Tây Ninh chia sẻ: "Nếu thương các em, chúng ta phải cố gắng động viên và ôn thi thật tốt trong thời gian nước rút sắp tới. Thời gian ngắn, nhưng chỉ trong một số môn (chứ không phải cả 6 môn) thì chắc chắn có cố gắng sẽ có thành công".
Chỉ gần 2 tháng ôn thi là thời gian “thách đấu” với giáo viên và năng lực học sinh vì rất nhiều học sinh hổng kiến thức cơ bản, chính vì thế ôn tập cũng cần có phương pháp, và không phải là “bất khả thi”.
Phát biểu của các quan chức Bộ GD-ĐT cũng nghiêng về quan điểm này, theo đó, thi lần 2 cũng sẽ nghiêm túc và đòi hỏi chất lượng như lần 1.
Tuy vậy, áp lực "cần có một tấm bằng" để vào đời của hơn 320.000 học sinh thi trượt lần 1 cũng đang nóng bỏng.
Liệu có một quyết định "mềm" vào "phút 89" như cách Bộ đã xử lý với "tình huống" thí sinh làm cả hai phần đề thi tự chọn vừa qua hay không?
Đó là một câu hỏi không dễ trả lời cho thành công của một kì thi trọn vẹn!
Source: Theo VietNamNet
Please sign in to perform this function