Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 12,925
Một số bạn trẻ khi thấy một thông tin tuyển dụng đúng với ngành nghề mình đã học thì nhanh chóng nộp hồ sơ, sau một quá trình tìm việc thì ngán ngẩm bỏ cuộc với nhiều lý do.
Thực tế việc tìm kiếm và phát hiện công việc không đơn giản như vậy, đó là một qui trình có tính chất hệ thống, bao gồm việc tự đánh giá bản thân mình, thu thập thông tin, phân tích công việc và thể hiện năng lực trình bày hồ sơ, kỹ năng phỏng vấn một cách thành công.
Quá trình tìm việc bắt đầu bằng việc tự đánh giá về bản thân mình. Mục tiêu của việc tự đánh giá là nhận biết mục tiêu nghề nghiệp mà mình cần đạt đến, điểm mạnh cũng như điểm yếu, những quan tâm và những ưu tiên trong cuộc sống. Những thông tin này sau đó được sử dụng trong quá trình tìm kiếm để đánh giá một công việc có phù hợp hay không. Việc đánh giá này cũng tương tự đối với nhà tuyển dụng, chỉ khác ở góc độ của bạn.
Thu thập thông tin và tìm việc trên mạng là một phương pháp tối ưu để tìm kiếm những nhà tuyển dụng tiềm năng. Ngoài ra bạn phải tìm kiếm các thông tin tuyển dụng từ báo chí, các tạp chí chuyên ngành và qua sự giới thiệu của bạn bè, thầy cô..
Một số câu hỏi mà bạn phải tự trả lời trước khi quyết định nộp hồ sơ xin ứng tuyển vào một đơn vị nào đó:
- Bạn có ưu tiên về qui mô của doanh nghiệp: doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn hay qui mô doanh nghiệp không phải là vấn đề bạn quan tâm?
- Bạn có quan tâm đến loại hình doanh nghiệp: công ty nhà nước, công ty tư nhân, công ty nước ngoài, các tổ chức đoàn thể hay lọai hình nào cũng được?
- Lĩnh vực ngành nghề có phải là sự quan tâm của bạn: sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ, tư vấn, công nghiệp hay nông nghiệp hay bất kỳ? Những sản phẩm, dịch vụ này liệu phát triển trong tương lai?
- Bạn có phải là người làm việc chăm chỉ không?
- Bạn thích làm việc độc lập, làm việc nhóm hay với toàn thể thành viên trong tổ chức?
- Bạn thích làm việc trong môi trường áp lực cao hay một môi trường không cần nhiều áp lực?
- Địa điểm làm việc có phải là vấn đề với bạn? Bạn thích làm việc trong nội thành, các tỉnh lân cận hay bất cứ nơi đâu cũng được?
- Bạn nghĩ mức lương của mình trong công việc đó bao nhiêu là phù hợp? Bạn có đồng ý làm việc với mức lương thấp hơn nhưng công việc thú vị hơn?
- Bạn thích làm việc cố định hay có thể luân chuyển công việc? Ở Văn phòng hay đi bên ngoài?
Khi những câu hỏi này được trả lời, bạn có thể nhận định được các nhà tuyển dụng tiềm năng cho chính mình.
Bạn phải chú ý hồ sơ xin việc là yếu tố quyết định bạn là người có được mời phỏng vấn hay không. Trong đó thư xin việc và bản sơ yếu lý lịch (CV) là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sơ tuyển của nhà tuyển dụng.
Hồ sơ xin việc của bạn phải thể hiện được vị trí bạn đang tìm kiếm, mục tiêu công việc mà bạn ứng tuyển, mục tiêu nghề nghiệp, lý do bạn nộp hồ sơ vào vị trí này và không quên trình bày ngắn gọn vài điều về tổ chức mà bạn ứng tuyển.
Đơn xin việc chú ý không trình bày dài quá 1 trang giấy A4, hình thức trình bày cũng chính là cách nhà tuyển dụng đánh giá thái độ và hành vi của bạn. Những sai sót về lỗi chính tả, trình bày cẩu thả chắc chắn bạn sẽ bị loại mà không cần xem xét gì thêm.
Sơ yếu lý lịch của bạn (CV) không nên trình bày quá 2 trang, sử dụng giấy loại tốt, nên có hình. Cách trình bày có thể theo thứ tự về thông tin cá nhân, học vấn kinh nghiệm, thành công, chuyên môn… hay có thể đưa lên đầu yếu tố mà bạn tin rằng đó là mặt mạnh của bạn có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng.
Cuối cùng bạn phải chuẩn bị cẩn thận cho buổi phỏng vấn, thu thập thông tin về doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển càng nhiều càng tốt. Kỹ năng trả lời và xử lý tình huống trong phỏng vấn để tạo sự thuyết phục, các nhà phỏng vấn rất dễ bị ảnh hưởng bởi cách diễn giải và phong thái giao tiếp của bạn. Với sự chuẩn bị chu đáo bạn có thể tìm kiếm và phát hiện công việc thực sự phù hợp cho chính mình.
Source: Theo Vietthoo.us
Please sign in to perform this function