"Vỡ mộng" du học

Viewed: 16,676

Du học đang trở thành một thứ mode để khẳng định đẳng cấp của nhiều gia đình Việt Nam. Nhưng chỉ sau khi bước chân sang những vùng đất trong mơ ấy, nhiều bạn trẻ mới sực tỉnh "vỡ mộng".

Trở ngại đầu tiên - tiếng


Luôn nuôi một tâm lý "cứ đi khắc biết", Hạnh, sinh viên dự bị đại học ở Wellington (New Zealand) đã thực sự shock khi chân ướt chân ráo từ Việt Nam sang.

Tốt nghiệp THPT Chu Văn An - một trong những trường có tiếng của Hà Nội, Hạnh luôn tự hào bản thân mình có một khả năng ngoại ngữ tốt. Sau ba tháng ôn thi cấp tốc, cô tự tin bước lên máy bay tới vùng đất hứa. Trong hai tuần đầu tiên, những bài học trên lớp là một cực hình với Hạnh vì cô không hiểu giáo viên đang nói gì.

Để được vào học đại học ở đây, Hạnh phải thi TOEFL (một chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) đạt 6.0 nhưng cho tới nay đã qua hai lần thi, hai năm dự bị đại học Hạnh vẫn ở mức ngấp nghé trong khi bạn bè cùng trang lứa ở Việt Nam đã chuẩn bị ra trường.

Trở ngại về tiếng không chỉ mang lại khó khăn trong việc học hành mà ngay cả trong việc hoà nhập với cộng đồng cũng khiến nhiều bạn trẻ Việt Nam thu mình vào vỏ ốc.

Có một thực tế rằng cộng đồng sinh viên Việt Nam ở các nước châu Âu thường bị xem là những "con người trầm lặng". Đó không phải là do sinh viên Việt Nam không muốn hoà đồng mà bởi họ không thạo tiếng.

Hải, sinh viên năm thứ nhất của một trường đại học thuộc Rouven - Pháp cảm thấy như bị "bỏ rơi" khi đi du học. Mặc dù là một sinh viên khá giỏi ở Việt Nam, được chính phủ Pháp cấp 90% học phí nhưng vấn đề tiếng vẫn là khó khăn lớn nhất đối với cậu.

Theo học ngành môi trường, Hải có rất nhiều bài tập thực hành theo nhóm cùng với sinh viên bản xứ nhưng sinh viên Pháp thường từ chối không cho Hải vào nhóm vì Hải không thạo tiếng. Tuy là sống ở Pháp nhưng bạn bè của Hải chủ yếu là người Việt và một vài sinh viên châu Á khác. Việc giao tiếp khó khăn đã khiến sinh viên bản địa không muốn cộng tác với sinh viên Việt Nam trong học tập vì họ cho đây là những kẻ ỷ lại.

Trường hợp tương tự cũng xảy ra với Ngọc (Giảng Võ - Hà Nội) một du học sinh ở Đức. Nuôi mơ ước được đi du học từ ngày học cấp ba nhưng chỉ sau một tháng nơi đất khách quê người, Ngọc đã khóc lóc gọi điện xin gia đình cho về.

"Mình không hiểu bài giảng của thầy giáo và có lẽ mình không thể hoàn thành đại học trong ba năm như đã dự định", Ngọc tâm sự.

Đây cũng không phải vấn đề của riêng Ngọc. Nhiều sinh viên Việt Nam bên Đức đều phải kéo dài quá trình học đại học từ 6 kì (3 năm) thành từ 10 tới 12 kì (từ 5 tới 6 năm) vì nợ môn, vì thi trượt.

Trở ngại thứ hai - chi phí

Dẫu biết rằng cuộc sống du học là đắt đỏ nhưng thường thì các bạn trẻ không thể mường tượng nổi "đắt" là tới mức độ nào.

Một bữa ăn bình dân cho sinh viên ở Pháp có giá từ 2.8 tới 3 euro (khoảng 60.000 VND) và theo những sinh viên ở đây thì bữa ăn hoàn toàn không đủ no.

Tiền học phí và bảo hiểm mỗi năm của sinh viên ở Pháp là khoảng 1000 euro, thường được gia đình chu cấp đầy đủ nhưng còn tiền ăn và chi phí hàng ngày thì các bạn phải đi làm thêm để trang trải.

Hiền, sinh viên du học tại Pháp, đã phải giấu nhà trường đi làm thêm bởi "nếu họ biết, mình sẽ bị đuổi học ngay". Một ngày của Hiền gồm 7 tiếng học trên lớp, 8 tiếng làm thêm và 3 tiếng di chuyển. Như vậy, Hiền chỉ được ngủ khoảng 4 tiếng một ngày.

Sang đây, Hiền làm thêm đủ các nghề, từ thu hoạch rau quả tới bồi bàn, rửa bát thuê. Có những ngày Hiền phải đi hái nho từ sớm tới tận trưa giữa tiết trời oi nắng lại chưa có gì bỏ bụng, cô đã ngất xỉu ngay ngoài ruộng nho vì quá mệt.

Nghỉ hè, Hiền không về Việt Nam với lý do bận học nhưng thực chất là vì cô không đủ kinh phí và cũng phải ở lại làm thêm để trang trải cho kì học sau. Cả một mùa hè, thức ăn duy nhất của Hiền là khoai tây luộc, một phần do quá chán nản một phần là do thiếu tiền. Cuộc sống khổ sở như vậy nhưng Hiền giấu gia đình ở Việt Nam bởi lẽ với bố mẹ, con gái họ đang được hưởng một cuộc sống sung túc "du học mãi tận bên Pháp".

Bởi lỡ tuyên bố với bố mẹ "chỉ cần cho con học phí một năm đầu, các năm sau con sẽ tự kiếm thêm" mà Ngọc (du học sinh ở Đức) ngày ngày phải đi làm việc trong các nhà máy sản xuất cá hộp. Ngọc tâm sự trong nước mắt: "Nhiều khi đi làm về mệt quá cứ thế lăn ra ngủ, sáng hôm sau tới lớp ai cũng bịt mũi khi đứng cạnh mình vì chúng nói "mày có mùi cá chết".

Đối với Ngọc, với Hiền, cuộc sống du học quả là "ác mộng". Khi còn ở Việt Nam, các cô đều là con gái lá ngọc cành vàng, chưa bao giờ phải tự mình làm một công việc gì. Vậy mà… cuộc sống du học đã khiến họ không những phải tự lo cho bản thân mà còn phải vất vả kiếm sống.

“Vị đắng” của du học

Bên cạnh những bạn trẻ cầu tiến muốn đi du học để mở mang kiến thức thì vẫn có một bộ phận khác lấy du học làm con đường "thoát trượt đại học".

Minh và Mạnh (P18 Trương Định) là một cặp sinh đôi, học hết cấp ba liền được gia đình "tống" sang Trung Quốc du học. Mỗi năm hai cậu "ngốn" hết khoảng 2000 tệ học phí (khoảng gần 400 triệu VN). Và sau 4 năm du học trở về, hai cậu bập bẹ được vài câu "ni hao".

Cặp quí tử song sinh này đã nhiều phen làm bạn bè Trung Quốc "lác mắt" vì lối chơi trên tiền, một buổi sinh nhật trên sàn nhảy đã ngốn hết gần nửa học phí một năm.

Mang tâm lý "phải cho chúng nó thấy người Việt Nam không thua kém ai hết", Minh và Mạnh tiêu tiền không rát tay. Thời gian lên lớp thì ít, thời gian lên sàn nhảy thì nhiều, sau khi bị bố mẹ cắt mất trợ cấp "tiêu vặt" hàng tháng, hai cậu quí tử lấy hẳn tiền học phí một năm chơi nốt cho đỡ phí. Kết quả là hai cậu bị đuổi học, lại trở về Việt Nam với tấm bằng tốt nghiệp cấp ba hệ đào tạo từ xa.

Cho tới bây giờ, khi được hỏi hai con du học ở trường nào bên Trung Quốc, cha mẹ Minh, Mạnh đều ấm ớ không biết chúng học đại học hay cao đẳng.

Về khoản tiêu tiền, để chứng minh phái yếu cũng không kém cạnh gì phái mạnh, Ngọc (cựu sinh viên THPT Chu Văn An), cô sinh viên 21 tuổi nổi tiếng Bắc Kinh là "người đẹp vì tiền" thường xuyên bao bạn bè đi mua sắm. Cứ hai tuần một lần, Ngọc lại đổi điện thoại cho hợp mode. Hôm nào thấy buồn buồn trong người, Ngọc lại "nhảy" máy bay sang Singapore mua lấy vài chục bộ quần áo.

Minh, Mạnh, của Ngọc là những trường hợp không hiếm của sinh viên Việt Nam ở Trung Quốc. Gia đình họ bên này cứ mỗi lần nhắc tới các cậu ấm cô chiêu là lại tự hào "con tôi đi du học".

Dường như cái mác du học đã trở thành một thước đo đẳng cấp của họ. Họ không cần biết con mình sang đó làm gì, sống ra sao, học được những gì mà họ chỉ cần biết có con đi du học là sành điệu, là oai với bạn bè. Chỉ cho tới khi nhận được giấy báo đuổi học của trường, các vị phụ huynh này mới nhận ra "vị đắng" của du học.

Du học, theo đúng nghĩa là cơ hội cho các bạn trẻ thử thách, trau dồi bản thân. Nhưng tôi trộm nghĩ, nếu các bạn trẻ Việt Nam vẫn tiếp tục giữ một thái độ, một cách nhìn thiển cận về du học như là để ra oai với thiên hạ thì thà rằng học ở trong nước còn có giá trị hơn.

Source: Theo VietNamNet

VIP jobs ( $1000+ )

Công ty CPĐT TM TTV (Chuk Tea&Coffee)
Công ty CPĐT TM TTV (Chuk Tea&Coffee)

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Soctrip
Soctrip

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty CP XNK Hóa Chất & Thiết Bị Kim Ngưu
Công Ty CP XNK Hóa Chất & Thiết Bị Kim Ngưu

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

Soctrip
Soctrip

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Pac-Fung (Việt Nam)
Công ty TNHH Pac-Fung (Việt Nam)

Salary : Competitive

Dong Nai

Phuoc Thanh Construction
Phuoc Thanh Construction

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH P. DUSSMANN VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH P. DUSSMANN VIỆT NAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Greystone Data Systems Việt Nam
Công ty TNHH Greystone Data Systems Việt Nam

Salary : 10 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Greystone Data Systems Việt Nam
Công ty TNHH Greystone Data Systems Việt Nam

Salary : 12 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần Sợi Thế Kỷ
Công Ty Cổ Phần Sợi Thế Kỷ

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Tay Ninh

Công Ty Cổ Phần Sợi Thế Kỷ
Công Ty Cổ Phần Sợi Thế Kỷ

Salary : 15 Mil - 30 Mil VND

Tay Ninh

Công Ty CP Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành
Công Ty CP Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Binh Duong | Ho Chi Minh | Dong Nai

CÔNG TY CỔ PHẦN MAC MARKETING
CÔNG TY CỔ PHẦN MAC MARKETING

Salary : 35 Mil - 40 Mil VND

Ho Chi Minh

Panasonic Electric Works Vietnam
Panasonic Electric Works Vietnam

Salary : Competitive

Binh Duong

Coherent Vietnam
Coherent Vietnam

Salary : Competitive

Binh Duong | Dong Nai

Coherent Vietnam
Coherent Vietnam

Salary : Competitive

Dong Nai | Binh Duong

COHERENT VIETNAM (DONG NAI) CO., LTD
COHERENT VIETNAM (DONG NAI) CO., LTD

Salary : Competitive

Dong Nai | Binh Duong

Coherent Vietnam
Coherent Vietnam

Salary : Competitive

Dong Nai

MOVI Việt Nam
MOVI Việt Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH ASHTON FURNITURE CONSOLIDATION
CÔNG TY TNHH ASHTON FURNITURE CONSOLIDATION

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ba Ria-VT

Wall Street English
Wall Street English

Salary : 35 Mil - 40 Mil VND

Ho Chi Minh

Wall Street English
Wall Street English

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

MOVI Việt Nam
MOVI Việt Nam

Salary : 23 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

DatVietVAC Group Holdings
DatVietVAC Group Holdings

Salary : 35 Mil - 55 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH TALENTVIS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TALENTVIS VIỆT NAM

Salary : 800 - 1,500 USD

Ho Chi Minh | Ha Noi | Da Nang

CÔNG TY CỔ PHẦN PHAN HẰNG GROUP
CÔNG TY CỔ PHẦN PHAN HẰNG GROUP

Salary : 20 Mil - 70 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY CỔ PHẦN HASAKI BEAUTY & CLINIC
CÔNG TY CỔ PHẦN HASAKI BEAUTY & CLINIC

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc
Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Ho Chi Minh

Yes4All Trading Services Company Limited
Yes4All Trading Services Company Limited

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

SPS Vietnam
SPS Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Similar posts ""

Hàng nghìn chỉ tiêu xét tuyển NV2
Ngày 8/8, Bộ GD-ĐT sẽ họp xác định điểm sàn cho các khối thi ĐH, CĐ 2009. Tuy nhiên, sau khi công bố điểm thi, nhiều trường ĐH đã đưa ra dự kiến tuyển nhiều nguyện vọng 2 (NV2)
Tuyển sinh ĐH: Điểm sàn khối A sẽ thấp hơn 13?
Dù mới có trên 30 trường ĐH công bố điểm thi nhưng phổ điểm các trường thống kê cho thấy: điểm thi ĐH năm nay không cao, thậm chí thấp bất thường.
Gần 40 trường công bố điểm thi
Ngày 26/7, ĐH Kinh tế Quốc dân, Sài Gòn, Kiến trúc TP HCM, Học viện Tài chính... công bố điểm thi, nâng số trường có điểm lên gần 40. Hiện, có một thủ khoa đạt điểm 30.
TP.HCM: tuyên dương 165 học sinh giỏi
Sáng 22-7, tại Nhà hát TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng 165 học sinh giỏi năm học 2008-2009.
Bỏ tiền thật, mua giấy giả?
Chuyện bắt đầu từ huyện Ea Kar (tỉnh Đắc Lắc) với một học sinh tên N.T.V.. Mặc dù điểm thi tốt nghiệp chỉ có 26,5 điểm nhưng N.T.V. vẫn khăn gói xuống TP.HCM dự thi vào Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM.
ĐH Ngoại thương Hà Nội có 150 điểm 10 Toán
Trong khi ở môn Toán khối A của ĐH Ngoại thương chỉ có gần 20 bài đạt điểm 10 thì ở khối D con số này lên tới hơn 130 bài. Còn môn Văn không có bài thi nào đạt điểm tuyệt đối.
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback