Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 31,494
Account Executive chắc hẳn là một khái niệm khá mới mẻ đối với nhiều người Việt Nam. Bởi ngành nghề này chỉ mới thực sự phổ biến và thịnh hành trong những năm gần đây. Đây là vị trí hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty về truyền thông hay các Agency. Công việc Account Executive phù hợp với các bạn trẻ năng động và có niềm đam mê trong lĩnh vực Digital Marketing. Vậy Account Executive là gì? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu nhé!
Account Executive là cụm từ dùng để chỉ những người làm việc ở các bộ phận khách hàng của công ty và các doanh nghiệp truyền thông. Công việc chính của những người làm trong lĩnh vực này chính là liên hệ, trao đổi và tư vấn cho các đối tượng khách hàng. Hay nói cách khác, họ là những cầu nối giữa doanh nghiệp đối với các đối tác, khách hàng. Từ những thông tin mà các Account Executive thu thập được ở phía khách hàng, các doanh nghiệp có thể hiểu được nhu cầu của khách, từ đó đề ra chiến lược hợp lý để thực hiện công việc một cách nhanh chóng và bài bản.
Đồng thời khách hàng cũng nắm bắt được thông tin từ phía doanh nghiệp và có những phương án định hướng, chuẩn bị về mặt chi phí cũng như nội dung yêu cầu phù hợp.
Account Executive là gì?
Công việc Account Executive có thể làm việc trong các lĩnh vực thiết kế, truyền thông, marketing thậm chí là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tùy thuộc vào các lĩnh vực khác nhau mà các Account Executive có đặc thù công việc riêng. Công việc của Account Executive chủ yếu xoay quanh việc tương tác với khách hàng mới và duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ. Cụ thể được thể hiện sau đây:
- Liên hệ trực tiếp với khách hàng để hỏi về nhu cầu sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
- Trao đổi với khách hàng những thông tin cần thiết, lên các ý tưởng, kế hoạch và proposal, đề ra các chiến lược quảng cáo, marketing và điều phối dự án.
- Đàm phán và thuyết phục khách hàng cũng như ký kết hợp đồng.
- Sau khi ký kết hợp đồng, theo dõi tiến độ, đảm bảo thực hiện công việc theo đúng yêu cầu của khách.
- Sau khi kết thúc dự án, gửi báo cáo tổng kết cho khách hàng thành lý hợp đồng và thu hồi công nợ. Chăm sóc khách hàng chu đáo để có thể tiếp tục cung cấp dịch vụ cho họ.
- Xử lý các vấn đề phát sinh và giải đáp thắc mắc của khách hàng.
- Tổng kết, báo cáo lại kết quả công việc cho khách hàng và công ty.
Công việc của Account Executive
AI (Trí tuệ nhân tạo) đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề và Account Executive cũng không ngoại lệ. AI có thể mang đến những ảnh hưởng tích cực bằng cách tối ưu hóa quy trình làm việc, cải thiện hiệu quả và độ chính xác của các chiến lược marketing và quảng cáo.
Ảnh hưởng của AI đến Account Executive (nguồn: Internet)
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng AI cũng có thể gây ra một số thách thức và rủi ro, bao gồm mất quyền kiểm soát và sự thiếu tin tưởng của khách hàng. Do đó, việc áp dụng công nghệ này cần được thực hiện một cách cẩn thận và có tính đạo đức cao.
Để có thể ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI một cách hiệu quả nhất, các Account Executive cần phải có kế hoạch và chiến lược cụ thể. Dưới đây là một vài cách áp dụng AI mang lại hiệu quả công việc cao hơn mà các Account Executive có thể tham khảo như sau::
AI có khả năng phân tích dữ liệu lớn và phức tạp một cách nhanh chóng và chính xác. Việc sử dụng công nghệ này để phân tích các dữ liệu như hành vi người dùng, tương tác trên mạng xã hội, thị trường,... giúp Account Executive đưa ra quyết định chiến lược chính xác hơn.
AI hỗ trợ quá trình phân tích dữ liệu (nguồn: Internet)
AI có thể giúp Account Executive tối ưu hóa chiến lược marketing và quảng cáo dựa trên các dữ liệu thu thập được. Các công nghệ như học máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên,... có thể được sử dụng để đưa ra các đề xuất chiến lược mới hoặc cải thiện các chiến lược hiện tại.
Xem thêm: 8 "chiêu" tạo chiến lược marketing hiệu quả
AI có thể được sử dụng để tự động hóa nhiều quy trình làm việc của Account Executive, bao gồm việc xây dựng báo cáo, quản lý dữ liệu và phân tích dữ liệu. Điều này giúp cho nhân viên Account Executive có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc phát triển chiến lược và tương tác với khách hàng.
Tự động hóa quy trình làm việc với Account Executive (Nguồn: Internet)
Chatbot và công nghệ hỗ trợ khách hàng được trang bị trí tuệ nhân tạo có thể giúp Account Executive tăng tính tương tác với khách hàng và cải thiện chất lượng dịch vụ. Khách hàng có thể được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác trong các vấn đề liên quan đến sản phẩm và dịch vụ.
Dù bạn làm trong bất kể ngành nghề nào cũng cần phải có kiến thức chuyên môn của ngành nghề đó, công việc Account Executive cũng như thế. Đối với công việc của một Account Executive cần có kiến thức về marketing, sales. Ngoài ra, cần có sự am hiểu về sản phẩm, dịch vụ và các kiến thức liên quan đến dịch vụ mà công ty bạn đang làm.
Đồng thời, một Account Executive chuyên nghiệp không chỉ có kiến thức chuyên môn mà còn phải trang bị cho mình những kỹ năng thực tế như sau:
Đây là kỹ năng quan trọng mà các Account Executive cần phải trang bị. Bởi tính chất công việc phải thường xuyên tiếp xúc và làm việc với các đối tượng khách hàng. Khách hàng có thể thuộc nhiều chức vụ và tuổi tác khác nhau. Vì vậy, có khả năng giao tiếp linh hoạt, ăn nói lưu loát chính là một lợi thế lớn giúp truyền đạt thông tin đến khách hàng một cách hiệu quả.
Khả năng giao tiếp tốt giúp các Account Executive có dễ dàng trao đổi và thấu hiểu với khách hàng, kết nối với khách hàng lâu dài.
Khả năng tư duy sáng tạo chính là yếu tố quyết định khi bạn làm việc trong lĩnh vực Marketing. Mỗi chiến dịch, mỗi công việc liên quan đến khách hàng đều có một yêu cầu riêng, vì vậy bạn không chỉ mãi sử dụng một ý tưởng cũ. Việc áp dụng các ý tưởng cũ quá nhiều lần sẽ dẫn đến rập khuôn và dễ bị thay thế. Vì vậy ở bất kỳ dự án nào bạn cũng cần phải nghiên cứu một cách kỹ càng, sau đó đưa ra ý tưởng nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng.
Mức độ thành công của một dự án phụ thuộc vào khả năng tư duy sáng tạo của một Account Executive có tốt hay không.
Công việc của Account Executive liên quan đến lập kế hoạch cho khách hàng, bao gồm việc hoạch định ngân sách, báo cáo tiến độ, các chỉ số đo lường hay các báo cáo định kỳ. Nếu chỉ kết nối với khách thôi là chưa đủ, bạn phải chứng minh được trách nhiệm của bạn đối với hiệu quả hoạt động của công việc. Điều này giúp cho các Account Executive phát triển một cách nhanh chóng và toàn diện.
Mỗi dự án, chiến dịch không phải lúc nào cũng được diễn ra một cách thuận lợi. Trong quá trình thực hiện sẽ phát sinh ra những vấn đề không mong muốn. Các chiến dịch càng lớn và càng kéo dài thời gian thì vấn đề phát sinh càng nhiều. Nhiều khi vấn đề có thể phát sinh từ phía khách hàng bởi không phải khách hàng nào cũng dễ tính.
Trong trường hợp này, các Account Executive cần trang bị cho mình kỹ năng xử lí tình huống và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Họ phải nhạy bén và thích nghi nhanh với những tình huống xấu có thể xảy ra để duy trì tiến độ và hiệu quả công việc.
Việc làm Account Executive phải đảm nhận nhiều dự án cùng một lúc. Họ là người nắm thông tin đầu tiên cũng như là người bàn giao kết quả cuối cùng cho khách hàng. Vì vậy các Account Executive cần cẩn trọng và tỉ mỉ trong việc nắm bắt thông tin, tránh sai sót trong quá trình thực hiện dự án.
Khi tuyển dụng Account Executive cần đáp ứng các nhu cầu về công việc như sau:
- Các ứng viên phải tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng về các chuyên ngành như Marketing, kinh doanh và một số ngành nghề liên quan.
- Có kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến sales và chăm sóc khách hàng.
- Biết cách sử dụng các công cụ vi tính văn phòng, Office và các hoạt động liên quan đến lĩnh vực kinh doanh.
- Khả năng giao tiếp và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng tốt.
- Trang bị các kỹ năng như quản lý thời gian, sắp xếp công việc là một lợi thế.
Yêu cầu công việc với vị trí Account Executive
Mức lương của Account Executive trên thị trường hiện nay giao động trong khoảng 8 – 12 triệu đồng. Mức lương trung bình là từ 11 triệu đồng. Tùy thuộc vào từng công ty và vị trí của bạn mà mức lương sẽ có sự chênh lệch khác nhau.
Để trở thành một Account Executive chuyên nghiệp cần phải có lộ trình thăng tiến rõ ràng. Vị trí này được chia làm 4 cấp bậc khác nhau như sau:
Đây là vị trí có kiến thức và kinh nghiệm làm việc rất hạn chế nên chỉ nhận mức lương thấp nhất trong 4 cấp bậc. Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên công việc của các bạn thực tập sinh Account Executive chủ yếu xoay quanh việc quan sát, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm.
Nhân viên Account Executive đảm nhận các công việc như liên hệ, trao đổi và làm việc với khách hàng khi có nhu cầu. Vị trí này sẽ thực hiện các đầu việc cơ bản của một Account.
Account Executive
Sau một khoảng thời gian tích lũy kinh nghiệm, các Account Executive có thể trở thành một Account Manager. Đây là giai đoạn bạn hoàn thiện hơn các kiến thức để có bao quát hết các công việc của Account Management.
Các Account Manager sau một khoảng thời gian trau dồi về kiến thức và kinh nghiệm sẽ trở thành Account Director. Vị trí này đòi hỏi các Account Director xây dựng mối quan hệ với các đối tác lớn, giải quyết sự cố, quản lý các Account Manager và Account Manager. Đây là vị trí chịu áp lực cao nhất nhưng cũng có mức lương đáng mơ ước.
Account Director
Hy vọng những thông tin chia sẻ về việc làm Account Executive của CareerViet sẽ giúp bạn định hướng nghề nghiệp trong tương lai một cách tốt nhất. Để tìm kiếm việc làm ở vị trí này, bạn hãy truy cập ngay trang thông tin tuyển dụng CareerViet.vn nhé!
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Circle K tuyển dụng TPHCM | VNpost tuyển dụng | Công ty Duy Hưng
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function