Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 56,417
Jerry Westrom - ông chủ của nhà hàng Ember Cambridge, Minnesota. Khi phỏng vấn các ứng viên cho vị trí quản lý thường ưu tiên nói về các bất lợi khi làm việc trong môi trường kinh doanh nhà hàng trước khi bàn đến các khía cạnh tích cực của nó.
Lý giải cho điều này, Jerry Westrom cho biết “Tôi muốn biết tấm lòng của họ dành cho công việc này, liệu họ có thật sự tận tụy với nó không. Nếu họ tỏ vẻ è dè, tôi không tin họ sẽ gắn bó được với nghề này”
Mặt bất lợi
“Làm quản lý nhà hàng không phải là một nghề nghiệp, nó là phong cách sống của bạn. Nếu muốn thành công, một quản lý nhà hàng phải làm việc căng thẳng từ 50 đến 80 tiếng đồng hồ/ tuần. Tuy nhiên, nếu mọi việc đều diễn ra tốt đẹp, lương bổng sẽ rất hậu hĩ. (Westrom)
Westrom lưu ý các ứng viên các vấn đề sau:
“Nếu bạn muốn thử sức trong lãnh vực này, bạn phải không ngừng học tập và bổ sung kiến thức. Tuy nhiên chỉ sau 3-5 năm, bạn đã có thể trở thành tổng quản lý cho nhà hàng tư nhân nào đó” (Westrom)
Mặt tích cực
Bà Jill Nelsnen – hiện đang là quản lý nhà hàng ở California và Minnesto, với hơn 10 năm kinh nghiệm quản lý các nhà hàng thức ăn nhanh ở Taco Bell và Rax Roast Beef cho biết:
“ Việc quản lý nhà hàng sẽ rất tuyệt vời nếu bạn yêu mọi thứ mình làm, thích sự căng thẳng và làm việc trong tập thể. Ngành này cũng không đòi hỏi trình độ học vấn cao, tuy nhiên bạn có thể tiến nhanh hơn và không phải bắt đầu từ vị trí thấp nhất nếu được đào tạo bài bản”
Nelsen cho rằng khía cạnh tích cực của công việc quản lý nhà hàng nằm chính trong các cơ hội thăng tiến, thử thách, và khả năng lĩnh hội kỹ năng quản lý. “ Tôi rất thích được làm việc với các bạn trẻ. Đối với bản thân họ, đây là công việc đầu tiên, tôi cảm thấy vô cùng thú vị khi được dạy cho họ về các giá trị , đạo đức nghề nghiệp và theo dõi họ trưởng thành. Làm việc trong nhà hàng giống như sinh hoạt trong một gia đình lớn vậy.”
Để giúp đỡ các bạn trẻ xem xét sự đúng đắn khi lực chọn nghề nghiệp, Nelsen đã đưa ra 10 câu hỏi:
Điều cuối cùng chúng ta cần phải ghi nhớ là tất cả các kinh nghiệm và kiến thức mà chúng ta tich lũy được khi làm quản lý nhà hàng sẽ giúp chúng ta tiến thân vào nhiều lãnh vực khác nhau. Nelsen chính là minh chứng cho câu nói này, bà đã xây dựng sự nghiệp của mình từ quản lý nhà hàng trở thành quản lý văn phòng, từ quản lý kinh doanh trở thành kế toán ngân hàng, quản lý xuất bản và quản lý tiếp thị.
Source: (Theo Roberta Chinsky Matuson)
Please sign in to perform this function