Business Analyst (BA) là ai? Vị trí BA phụ trách công việc gì?

Viewed: 122,059

Trong nhiều năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển vô cùng mạnh mẽ và dần có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Chính vì xu hướng này, nghề Business Analyst đang trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam để tối ưu hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp có quy mô lớn.

Mặc dù vậy, khái niệm về công việc của Business Analyst còn gây nhiều bối rối cho nhiều bạn trẻ muốn theo đuổi công việc này. Để hiểu rõ Business Analyst là gì, bạn hãy cùng CareerViet khám phá ngay thông tin dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu nghề Business Analyst (BA) là gì?

Business Analyst (viết tắt BA) còn có tên gọi khác là chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Nhiệm vụ chính của Business Analyst là phân tích nhu cầu của khách hàng và phối hợp với nội bộ công ty để đưa ra phương án giải quyết phù hợp.

Bên cạnh đó, họ còn giúp đổi mới cách thức vận hành kinh doanh giữa các bộ phận để sử dụng tốt nhất nguồn lực đang có. Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu được chi phí hoạt động và phục vụ khách hàng tốt nhất. 

Việc làm Business Analysist đa dạng và đòi hỏi nhiều nghiệp vụ chuyên môn khác nhau

2. Các nghiệp vụ chuyên môn chính của BA

Công việc của Business Analyst là một phạm trù rộng lớn bao hàm nhiều chuyên môn và nghiệp vụ khác nhau. Trong đó, Business Analyst có ba chuyên môn chính sau đây.

2.1 Management Analyst (Chuyên gia phân tích quản lý)

Management Analyst là chuyên gia tư vấn các giải pháp quản lý hiệu quả cho doanh nghiệp. Họ giúp nhà quản lý phân tích các hoạt động và vấn đề đang có trong doanh nghiệp. Từ đó, họ có thể đề xuất các phương án cắt giảm các chi phí hoạt động không cần thiết và tăng hiệu suất kinh doanh cho tổ chức, công ty.

2.2 Systems Analyst (Chuyên viên phân tích hệ thống vận hành)

Systems Analyst còn được gọi là chuyên viên phân tích hệ thống. Nhiệm vụ của họ là kiểm tra hệ thống, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của một công ty và tìm ra cách cải thiện chúng. Công việc này đòi hỏi Systems Analyst phải có trình độ chuyên môn về kỹ thuật cao và hiểu biết rõ ràng về các phương thức kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.

2.3 Data Analyst (Chuyên gia phân tích dữ liệu)

Một chuyên gia Data Analyst sẽ có nhiệm vụ phân tích, thu thập và lưu trữ dữ liệu về doanh số bán hàng, nghiên cứu thị trường, logistics hoặc các hoạt động khác của doanh nghiệp.

Sau đó, họ sẽ áp dụng các kỹ năng chuyên môn để đảm bảo chất lượng và độ chính xác của dữ liệu đó. Dựa trên những dữ liệu đã sàng lọc, họ sẽ phân tích và trình bày dữ liệu đó một cách logic để giúp tổ chức đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn.

3. Học ngành gì để có thể làm Business Analyst?

Hiện tại, Business Analyst chưa có ngành học cụ thể tại các trường đại học ở Việt Nam. Do đó, khi bạn tìm kiếm Business Analyst cần học gì tại Việt Nam thì sẽ không có nhiều thông tin cụ thể. Tuy nhiên, nếu bạn muốn theo đuổi công việc này thì có thể học một trong các ngành dưới đây.

3.1 Ngành kinh tế

Nhiệm vụ chính của Business Analyst là cần phân tích các con số và thông tin liên quan đến lợi ích kinh tế, lợi nhuận của khách hàng hoặc công ty. Do đó, bạn sẽ cần trang bị kiến thức trong các nhóm ngành như quản trị kinh doanh, kiểm toán, tài chính, kế toán,... Hiện tại, các trường đại học tại Việt Nam đều có các nhóm ngành kinh tế trên để bạn có thể theo học.

Trong quá trình học nhóm ngành này, bạn cũng nên đăng ký học thêm các khóa ngắn hạn về công nghệ thông tin để bổ trợ thêm kỹ năng cho công việc Business Analyst sau này.

3.2 Ngành công nghệ thông tin

Ngày nay, Business Analyst vận dụng khá nhiều kiến thức công nghệ thông tin để có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời đại số. Trong đó, Business Analyst cần phải đưa ra các giải pháp vận hành doanh nghiệp bằng phần mềm và bảo mật thông tin kinh doanh. Do vậy, để theo đuổi công việc này, bạn có thể theo học các ngành như khoa học máy tính, kỹ thuật phần mềm, truyền thông - mạng máy tính…


Công việc của Business Analyst đòi hỏi nhiều kiến thức về công nghệ thông tin

Ngoài việc phát triển kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin, bạn cũng cần bổ sung thêm các kiến thức khác về quản trị kinh doanh, quản lý hệ thống,... và các kỹ năng mềm cần thiết để giao tiếp hiệu quả. Đây là những kỹ năng và kiến thức quan trọng để giúp bạn có thể phát triển xa hơn trong nghề Business Analyst.

4. Tổng quan công việc của Business Analyst là gì?

4.1 Tương tác, làm việc theo yêu cầu của khách hàng

Thực tế, không phải khách hàng nào cũng biết mình muốn gì. Do đó, Business Analyst sẽ cần phải làm việc trực tiếp với khách hàng để khơi gợi và khai thác nhu cầu tiềm ẩn của họ. Khi đã xác định được nhu cầu của khách hàng, Business Analyst sẽ trực tiếp phân tích vấn đề và đề xuất những giải pháp phù hợp.

4.2 Chuyển giao thông tin cho nội bộ team

Sau khi đã phân tích nhu cầu của khách hàng và hoạch định được các phương án, Business Analyst sẽ bắt đầu làm việc với những nhóm phát triển dự án như Product Manager, IT Develop, QC,... Từ đó, đội ngũ này tiến hành làm việc để triển khai các giải pháp đáp ứng nhu cầu của khách hàng.


Business Analyst là cầu nối thúc đẩy hiệu quả kinh doanh giữa khách hàng và doanh nghiệp

4.3 Quản lý những thay đổi theo yêu cầu của khách hàng

Bản chất của việc kinh doanh là luôn thay đổi. Chính vì vậy, có những yêu cầu về vận hành kinh doanh cần được BA liên tục cập nhật và đổi mới. Trong đó, BA cần phân tích và dự đoán được những thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống.

Dựa theo cơ sở đó, BA có thể đề xuất những phương án khả thi và cập nhật chính xác những thay đổi của hệ thống qua từng thời kỳ.

5. Top 7 kỹ năng quan trọng nhất của Business Analyst

5.1 Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là một kỹ năng vô cùng cần thiết trong bất kỳ công việc nào đòi hỏi chuyên môn cao. Điển hình là Business Analyst, công việc này đòi hỏi họ phải phân tích dữ liệu và truyền đạt những thông tin quan trọng đến các cấp cao hơn. Do đó, trong tất cả các kỹ năng cần thiết cho công việc của Business Analyst, giao tiếp giữ vị trí quan trọng nhất.

Ngoài ra, BA còn cần có khả năng đặt những câu hỏi sâu sắc để có được thông tin phù hợp từ các bên liên quan. Ví dụ: Nếu khách hàng của họ không có hiểu biết về công nghệ và kỹ thuật, họ cần phải biết cách đặt các câu hỏi bằng ngôn ngữ đơn giản để có thể khai thác thông tin tốt hơn.

5.2 Kỹ năng về công nghệ và cơ sở dữ liệu

Các chuyên gia phân tích nghiệp vụ cần phải có kiến ​​thức lập trình IT để thực hiện phân tích dữ liệu nhanh hơn và tốt hơn.

Với sự trợ giúp của các ngôn ngữ lập trình IT, dữ liệu khổng lồ có thể được phân tích và hiển thị một cách tinh vi. Ngoài ra, các mô hình kinh doanh có thể nhanh chóng được tạo để dự đoán các phương thức kinh doanh trong tương lai.


Business Analyst cần có sự am hiểu sâu sắc về cơ sở dữ liệu và công nghệ thông tin

Bên cạnh đó, các Business Analyst thường làm việc với loại dữ liệu có cấu trúc. Để lưu trữ và xử lý dữ liệu nặng này, họ phải hiểu rõ về cơ sở dữ liệu quan hệ như Microsoft SQL Server, cơ sở dữ liệu MySQL, Oracle DB, cũng như cơ sở dữ liệu NoSQL.

5.3 Kỹ năng phân tích

Tư duy phân tích và phản biện là một trong những kỹ năng cốt lõi mà một chuyên gia phân tích kinh doanh cần phải có. Cụ thể, BA phải có khả năng phân tích và truyền đạt lại các yêu cầu của khách hàng một cách rõ ràng.

Bên cạnh đó, tư duy phản biện giúp BA đánh giá nhiều lựa chọn trước khi đưa ra giải pháp mong muốn. Hơn thế nữa, một đầu óc phân tích tốt sẽ giúp BA đạt được các mục tiêu đã nêu ngay cả trong những điều kiện khó khăn như nguồn lực bị giới hạn hoặc các yếu tố thay đổi bất ngờ khác.

5.4 Kỹ năng xử lý vấn đề

Công việc của Business Analyst thường xuyên phải đối mặt với sự thay đổi. Chính vì vậy, khả năng xử lý vấn đề là một trong những kỹ năng mà BA cần rèn giũa để có thể kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh. Từ đó, các dự án có sự tham gia của BA mới có thể được vận hành trơn tru và đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án tốt nhất.

5.5 Kỹ năng đưa ra quyết định

Các quyết định do Business Analyst đưa ra có tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, người làm BA cần phát triển kỹ năng đưa ra quyết định để có thể mang đến những giải pháp hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.


Các quyết định của Business Analyst có tác động trực tiếp và gián tiếp tới doanh nghiệp

Cụ thể, trước khi đưa ra quyết định, BA sẽ cần giải thích vấn đề và tìm ra các cách tiếp cận kinh doanh thay thế. Sau đó, họ thử nghiệm tất cả các cách tiếp cận thay thế và đưa ra quyết định dựa trên suy nghĩ của họ về các cách tiếp cận này. Cuối cùng, họ thử nghiệm và thực hiện giải pháp.

5.6 Kỹ năng quản lý dự án

Bên cạnh việc đề xuất các giải pháp cho hoạt động kinh doanh, Business Analyst còn tham gia quản lý trực tiếp các dự án tạo ra các giải pháp đó. Trong đó, các công việc như lập kế hoạch dự án, điều phối nhân viên, dự báo ngân sách, đảm bảo tiến độ dự án,... đều cần BA sử dụng đến kỹ năng quản lý dự án. Vì vậy, BA cần chú trọng phát triển kỹ năng này để có thể điều hành được công việc thuận lợi nhất.

5.7 Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Business Analyst đàm phán ở mọi giai đoạn của dự án. Ở giai đoạn đầu của một dự án, kỹ năng đàm phán được sử dụng để quyết định những gì quan trọng cần đưa vào tầm nhìn của dự án.

Sau đó, BA sử dụng kỹ năng đàm phán để xác định yêu cầu nào là bắt buộc và đặt mức độ ưu tiên cho chúng. Khi dự án tiến triển, kỹ năng đàm phán đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định thiết kế chức năng đáp ứng các yêu cầu. Kỹ năng đàm phán cũng được sử dụng để đưa ra các quyết định kỹ thuật.

Do đó, nếu không có kỹ năng đàm phán, BA sẽ không thể tạo ra được những giải pháp nhanh chóng và tối ưu nhất cho khách hàng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty vì họ không thể đưa ra giải pháp kịp thời đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

 

6. Lộ trình thăng tiến và thu nhập của Business Analyst

Dưới đây là mức lương Business Analyst tương ứng với lộ trình thăng tiến nghề nghiệp mà bạn có thể tham khảo.

- Fresh BA: Đây là vị trí dành cho những bạn mới ra trường hoặc đã có kinh nghiệm làm việc từ 1 đến 2 năm. Mức lương cho vị trí này dao động khoảng từ 7 triệu đồng cho đến 12 triệu đồng/tháng.

- Junior BA: Vị trí này dành cho những bạn đã có kinh nghiệm từ 2 đến 3 năm. Vị trí này đòi hỏi bạn đã có được những kiến thức nền tảng về BA, có khả năng phân tích, viết báo cáo dự án, tạo tài liệu,... Mức lương cho Junior BA sẽ dao động từ 12 triệu đồng đến 20 triệu đồng/tháng.

- Senior BA: Là những bạn đã được làm việc với nhiều dự án và có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên. Vị trí này đòi hỏi bạn phải có khả năng xử lý những vấn đề phức tạp, hỗ trợ được các thành viên trong dự án, sử dụng được linh hoạt các công cụ khác nhau để giải quyết vấn đề… Mức lương cho vị trí Senior BA dao động từ 20 triệu đồng đến 35 triệu đồng/tháng.

- Sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, bạn có thể đảm nhận những vị trí cao hơn như Manager, Principal,... Những vị trí này có mức lương từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm hàng trăm tin tuyển dụng tại CareerViet để biết rõ mức lương của công việc này tại các công ty khác nhau.

Như vậy, thông qua những chia sẻ về việc làm Business Analyst, CareerViet hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích để chuẩn bị hành trang ứng tuyển cho công việc này nhé!

Top từ khóa tìm kiếm nhiều nhất:

tìm việc làm | Tuyển dụng việc làm Bắc Giang | Tìm việc lái xe tại Bắc Ninh | Việc làm chủ yếu Hải Phòng | Việc làm cơ khí Đà Nẵng | Việc làm kế toán tại Hải Phòng | tuyển dụng Business Analyst | IT Business Analyst | IT helpdesk | IT developer | IT manager

Source: CareerViet

VIP jobs ( $1000+ )

Công ty TNHH TMDV Sports Turf Solutions
Công ty TNHH TMDV Sports Turf Solutions

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH TEENUP
CÔNG TY TNHH TEENUP

Salary : 11 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY CỔ PHẦN PERMATE GLOBAL
CÔNG TY CỔ PHẦN PERMATE GLOBAL

Salary : 15 Mil - 35 Mil VND

Da Nang

Công ty TNHH Fonterra Brands Việt Nam
Công ty TNHH Fonterra Brands Việt Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Quốc tế Thùy Dung
Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Quốc tế Thùy Dung

Salary : 16 Mil - 22 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ B2B
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ B2B

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Nam Long
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Nam Long

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần Metub Việt Nam
Công Ty Cổ Phần Metub Việt Nam

Salary : Competitive

Ha Noi

DIGI-TEXX VIETNAM
DIGI-TEXX VIETNAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Sen Đỏ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Sen Đỏ

Salary : 28 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH SX BAO BÌ NAM VIỆT
CÔNG TY TNHH SX BAO BÌ NAM VIỆT

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

LOTTE FINANCE VIETNAM
LOTTE FINANCE VIETNAM

Salary : Competitive

Ha Noi

BellSystem24-Việt Nam
BellSystem24-Việt Nam

Salary : 10 Mil - 12 Mil VND

Ha Noi

LOTTE FINANCE VIETNAM
LOTTE FINANCE VIETNAM

Salary : 19 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH Y TẾ VIỆT TIẾN
CÔNG TY TNHH Y TẾ VIỆT TIẾN

Salary : 10 Mil - 14 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC SAPP
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC SAPP

Salary : 12 Mil - 20 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ B2B
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ B2B

Salary : 800 - 1,000 USD

Ho Chi Minh

FE CREDIT
FE CREDIT

Salary : 1,000 - 1,800 USD

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH FDI FINANCE
CÔNG TY TNHH FDI FINANCE

Salary : 17 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

Servo Dynamics Engineering Co.,Ltd
Servo Dynamics Engineering Co.,Ltd

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH CJ Foods Việt Nam
Công Ty TNHH CJ Foods Việt Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Salary : Up to 23 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần Indefol Solar
Công Ty Cổ Phần Indefol Solar

Salary : Over 20 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN SPEED
CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN SPEED

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Similar posts "Wiki Career"

Hạch toán là gì? Đặc điểm và phân loại hạch toán phổ biến
Tìm hiểu hạch toán là gì, các loại hạch toán phổ biến và cách áp dụng trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Bài viết chi tiết dành cho sinh viên và người làm kế toán.
Thạc sĩ là gì? Điều kiện học và chi phí thi bằng thạc sĩ
Thạc sĩ là gì và giá trị ra sao? Cùng tìm hiểu về chương trình thạc sĩ, yêu cầu, các chuyên ngành, cũng như những lợi ích mà bằng thạc sĩ mang lại cho sự nghiệp
Ngành tâm lý học tội phạm là gì? Cơ hội nghề nghiệp rộng mở
Khám phá ngành tâm lý học tội phạm, những kiến thức và kỹ năng cần thiết, cùng cơ hội nghề nghiệp. Đây là lĩnh vực đầy triển vọng cho người yêu thích tâm lý học
Lập trình game là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương khủng
Tìm hiểu lập trình game là gì, các bước cơ bản, kỹ năng, công cụ và cơ hội nghề nghiệp trong ngành lập trình game. Cách trở thành lập trình viên game chuyên nghiệp!
Khái niệm quản trị học là gì? Vai trò và cơ hội nghề nghiệp
Tìm hiểu khái niệm quản trị học, vai trò và ứng dụng của nó trong doanh nghiệp. Cách quản trị giúp nâng cao hiệu quả công việc và phát triển tổ chức.
Ngành an toàn thông tin - Cơ hội nghề nghiệp và mức lương hấp dẫn
Cùng CareerViet tìm hiểu ngành An toàn thông tin, từ yêu cầu kỹ năng, cơ hội việc làm đến mức lương và các trường đào tạo hàng đầu. Khám phá ngay!
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback