Cơ chế xin - cho làm nản lòng nhà đầu tư

Viewed: 12,168

Ông Trần Hồng Quân

Tiền phong có cuộc trao đổi với ông Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, hiện là Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập về vấn đề xã hội hóa giáo dục (XHHGD).


Nhận xét về cách huy động nguồn lực và các bước đi của Malaysia trong GD, ông Quân nói:

Cách đây không lâu, Malaysia không khác ta nhiều lắm nhưng trong vòng 7 năm qua bạn đã tạo ra sự chuyển biến ngoạn mục và đó là kinh nghiệm hết sức quý báu đối với chúng ta.

Trước hết, nước này có tới 500 trường ĐH tư thục và chỉ có 20 trường công lập (CL) đủ để thấy người ta đã huy động các nguồn lực từ xã hội như thế nào.

Một Phó Thủ tướng Malaysia từng phát biểu: Nếu chúng ta đi theo cách bình thường thì 300 năm mới bằng nền GD Anh quốc. Và Malaysia đã quyết tâm nhanh chóng bứt phá.

Họ đã quyết định nhập khẩu GD (ta chưa bao giờ nghĩ tới) bằng cách rất hay và hợp lý là khuyến khích tạo ra sự liên kết hoặc nhận sự chuyển nhượng công nghệ và nội dung đào tạo của nước ngoài (chỉ có 4 trường 100% vốn nước ngoài), sau đó xuất khẩu GD tại chỗ.

Họ đã vươn tới các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, thậm chí đến tận châu Phi, với quyết tâm đạt con số 100.000 sinh viên nước ngoài theo học tại các trường ĐH, CĐ của họ.

Hiện nay, trong 500 trường ĐH, CĐ của Malaysia có tới 200 trường được phép tuyển học sinh nước ngoài. Mỗi năm nước này thu cả tỷ USD từ xuất khẩu GD.

Tiềm năng rất lớn

Các trường ngoài công lập (NCL) của chúng ta sẽ học tập gì từ Malaysia, thưa ông?

Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ dùng giải pháp nhập khẩu GD ĐH cụ thể là mua quyền chuyển nhượng GD và liên kết đào tạo kiểu xen kẽ. Đương nhiên điều này không dễ vì ta không có sẵn đội ngũ thạo tiếng Anh nhưng cứ làm từng bước thì cũng làm được.

Sắp tới Hiệp hội sẽ mời các trường ĐH NCL trao đổi phương thức tiếp cận GD ĐH nước ngoài và phải đặt ra cả một chiến lược lâu dài. Hiệp hội đang có kế hoạch trình với Chính phủ đào tạo 5.000 thạc sĩ để sớm giải quyết vấn đề đội ngũ của các trường.

Vì sao chúng ta không học các nền giáo dục tiên tiến khác mà lại học cách đi của Malaysia?

Dùng cách đó để nối thẳng các trường ĐH của ta với các trường ĐH của các nền giáo dục tiên tiến Anh và Mỹ...

Ông có tin nước ta cũng có những cá nhân, công ty, tập đoàn có khả năng chi hàng trăm triệu USD để xây trường?

Đã có một số trường của các doanh nghiệp ở Việt Nam làm được điều này. Ví dụ như ĐH FPT của tập đoàn FPT; ĐH Hà Hoa Tiên của tập đoàn kinh tế Hà Hoa Tiên (ở Hà Nam) đầu tư 200 triệu USD xây dựng diện tích gần 100 ha.

Trường CĐ Nguyễn Tất Thành của tập đoàn Dệt May đã được xây dựng khang trang với 900 máy tính chất lượng cao... Theo tôi, các doanh nghiệp còn rất nhiều tiềm năng.

Nặng nề cơ chế xin - cho

Vậy vì sao chủ trương XHH GD của ta chưa được thực hiện tốt?

Tôi đang đọc lại Nghị quyết 05 thì thấy ngay cả nhận thức của ta còn chưa đúng mức, chưa thấy đó là một giải pháp chiến lược mà chỉ đơn giản hiểu là sự đóng góp trong khi lực lượng XH tham gia làm giáo dục là lực lượng năng động có nguồn lực và động lực mới.

Tại sao chúng ta không có sự năng động, thưa ông?

Trường tư có thể quyết định nhanh chóng nhưng trường công của ta thì phải mất nửa năm chạy xin mới được quyết định cho những việc nhiều khi là không lớn lắm.

Điều nữa là, quản lý chưa coi giải pháp XHH và phát triển các trường NCL là một giải pháp chiến lược. Nói tóm lại là chưa thực sự trải thảm đỏ để mời các nhà đầu tư tham gia vào GD. Chúng ta còn cơ chế xin - cho làm nản lòng các nhà đầu tư và tập thể các nhà giáo. Tất cả các yếu tố đó làm chậm quá trình XHH GD.

Thực tế người ta có xin gì đâu, không xin đất đai, không xin kinh phí, không xin tiền, chỉ xin cho mở trường thì đáng lý phải cấp phép để các trường lo cơ sở vật chất, đất đai, nhân sự...

Khi nào bắt đầu khai giảng thì kiểm tra, nếu đủ điều kiện thì cho tuyển sinh nếu không đủ thì cho làm lại. Chỉ cần khâu kiểm tra thì làm chặt, khâu cấp giấy phép nên nhanh chóng là được.

Nếu chưa có quyết định thành lập, ai dám mua đất, tuyển người để mà trả lương... không nản sao được. Có thể thấy ngay rằng điều này vô hình trung đã kìm hãm XHH GD.

Điều đáng nói nhất là khi kiểm điểm các Nghị quyết 73 và 90 về XHH GD, Chính phủ đã kết luận: Tiến độ rất chậm. Nhưng Nghị quyết 05 được thực hiện 2 năm, tiến độ XHH GD thì vẫn chậm như cũ. Đến giờ nhiều người còn xem có nên XHH không, có nên thúc đẩy trường tư không trong khi người ta làm rầm rầm. Nhìn mà thấy sốt ruột.

Phải có đội ngũ giỏi trong thời gian ngắn

Một lý do của sự chần chừ là vì các trường NCL ở Việt Nam chưa có chất lượng cao, lúc nào cũng phải nghĩ đến chiêu sinh đủ không, tồn tại hay không tồn tại, thuê phòng học ở đâu...?

Thời kỳ thuê phòng học cơ bản qua rồi; phần lớn đã có cơ sở khang trang. Vấn đề cơ bản là tuyển sinh, chỉ tiêu còn bị trói buộc. Lẽ ra chỉ nên quản lý 2 khâu: chất lượng đầu ra và minh bạch tài chính (không có hiện tượng siêu lợi nhuận) thì ta lại can thiệp vào đủ thứ: tuyển sinh, nội dung chương trình, điểm chuẩn, điểm sàn... can thiệp suốt quá trình đào tạo. Tất cả các khâu khác để các trường lo tốt hơn rất nhiều.

Hiện nay đã bắt đầu thế hệ 2 của các trường ĐH NCL: trường được đầu tư lớn đảm bảo điều kiện tương đối tốt. Có những trường chất lượng cũng tốt như trường ĐHDL Thăng Long, ĐH Quản trị – Công nghệ Hà Nội... Tuy nhiên, vấn đề chung của GD ĐH Việt Nam là hiện nay đội ngũ cả công lập lẫn NCL đều kém vì cùng sử dụng chung một đội ngũ.

Để thay đổi chất lượng đội ngũ, phải làm gì?

Huy động vốn để xây dựng trường không khó. Hiện nay, vấn đề nói chung là thiếu giáo viên có năng lực. Muốn áp dụng một chương trình đào tạo mới của nước ngoài, đội ngũ giáo viên phải tốt, phải giỏi tiếng Anh... Bộ và HH NCL phải tập trung giải quyết trong một thời gian không lâu.

Trong các chủ trương XHH, dư luận không đồng tình về việc tăng học phí, ông nghĩ sao về điều này?

Đó là chúng ta chưa phân tích vấn đề đến nơi đến chốn. Tôi không tán thành, không phản đối đề án tăng học phí cũng không hoan nghênh một đề án dành riêng cho học phí. Phải có một đề án về chính sách tài chính cho giáo dục.

Cần có một chính sách với các đối tượng theo học. Học bổng cũng phải tăng cao theo học phí để sinh viên giỏi có thể lấy học bổng bù học phí. Đối với người nghèo, chúng ta nên dùng giải pháp trả góp bằng cách cho vay tín dụng GD một cách rộng rãi và sẽ không có trường hợp người nghèo không được đi học vì thiếu tiền.

Bên cạnh đó phải đặt thêm luật mới: Người sử dụng lực lượng lao động được đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo.

Xin cảm ơn ông.

Source: Theo TP

VIP jobs ( $1000+ )

Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)

Salary : Competitive

Dong Thap | Ben Tre | Tra Vinh

Công ty Cổ phần Tập đoàn Gỗ Minh Long
Công ty Cổ phần Tập đoàn Gỗ Minh Long

Salary : 1,000 - 1,500 USD

Ha Noi

CareerViet's client
CareerViet's client

Salary : Competitive

Binh Duong

FE CREDIT
FE CREDIT

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Panasonic Appliances Vietnam
Panasonic Appliances Vietnam

Salary : Competitive

Ha Noi

Tập Đoàn An Phát Holdings
Tập Đoàn An Phát Holdings

Salary : 15 Mil - 30 Mil VND

Hai Duong

HỆ THỐNG VƯỜN TÙNG TOÀN JP
HỆ THỐNG VƯỜN TÙNG TOÀN JP

Salary : Over 30 Mil VND

Ha Noi

Công Ty TNHH BEST EXPRESS VIỆT NAM
Công Ty TNHH BEST EXPRESS VIỆT NAM

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Ha Tinh

Công ty CP Thương Mại XNK CTCT Group
Công ty CP Thương Mại XNK CTCT Group

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

CareerViet's client
CareerViet's client

Salary : 40 Mil - 70 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre
Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

PRECIOUS PRESTIGE TRADING AND LOGISTICS
PRECIOUS PRESTIGE TRADING AND LOGISTICS

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Charm Ming (Việt Nam)
Công ty TNHH Charm Ming (Việt Nam)

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

SANAKY MIỀN BẮC
SANAKY MIỀN BẮC

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

Công ty cổ phần HaMo Holdings
Công ty cổ phần HaMo Holdings

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

Công ty CP Truyền Thông & Công Nghệ Khải Minh
Công ty CP Truyền Thông & Công Nghệ Khải Minh

Salary : 30 Mil - 40 Mil VND

Ha Noi

Công ty CP Truyền Thông & Công Nghệ Khải Minh
Công ty CP Truyền Thông & Công Nghệ Khải Minh

Salary : 25 Mil - 30 Mil VND

Ha Noi

Công ty TNHH Frontier Consulting Việt Nam
Công ty TNHH Frontier Consulting Việt Nam

Salary : 700 - 1,000 USD

Ho Chi Minh | Ha Noi

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THE ONE 5
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THE ONE 5

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

DRIP HYDRATION VIETNAM
DRIP HYDRATION VIETNAM

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

Orioled Hub
Orioled Hub

Salary : Up to 25 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THE ONE 5
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THE ONE 5

Salary : 12 Mil - 40 Mil VND

Ho Chi Minh | Ha Noi

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ LONG TIẾN HẢI
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ LONG TIẾN HẢI

Salary : 10 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh | Da Nang

Công Ty TNHH Dược Phẩm Healthy Beauty
Công Ty TNHH Dược Phẩm Healthy Beauty

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH Taisho Việt Nam
Công Ty TNHH Taisho Việt Nam

Salary : Competitive

Dong Nai | Binh Duong

CÔNG TY TNHH CÀ PHÊ TRÀ VNA
CÔNG TY TNHH CÀ PHÊ TRÀ VNA

Salary : 25 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

Similar posts ""

Hàng nghìn chỉ tiêu xét tuyển NV2
Ngày 8/8, Bộ GD-ĐT sẽ họp xác định điểm sàn cho các khối thi ĐH, CĐ 2009. Tuy nhiên, sau khi công bố điểm thi, nhiều trường ĐH đã đưa ra dự kiến tuyển nhiều nguyện vọng 2 (NV2)
Tuyển sinh ĐH: Điểm sàn khối A sẽ thấp hơn 13?
Dù mới có trên 30 trường ĐH công bố điểm thi nhưng phổ điểm các trường thống kê cho thấy: điểm thi ĐH năm nay không cao, thậm chí thấp bất thường.
Gần 40 trường công bố điểm thi
Ngày 26/7, ĐH Kinh tế Quốc dân, Sài Gòn, Kiến trúc TP HCM, Học viện Tài chính... công bố điểm thi, nâng số trường có điểm lên gần 40. Hiện, có một thủ khoa đạt điểm 30.
TP.HCM: tuyên dương 165 học sinh giỏi
Sáng 22-7, tại Nhà hát TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng 165 học sinh giỏi năm học 2008-2009.
Bỏ tiền thật, mua giấy giả?
Chuyện bắt đầu từ huyện Ea Kar (tỉnh Đắc Lắc) với một học sinh tên N.T.V.. Mặc dù điểm thi tốt nghiệp chỉ có 26,5 điểm nhưng N.T.V. vẫn khăn gói xuống TP.HCM dự thi vào Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM.
ĐH Ngoại thương Hà Nội có 150 điểm 10 Toán
Trong khi ở môn Toán khối A của ĐH Ngoại thương chỉ có gần 20 bài đạt điểm 10 thì ở khối D con số này lên tới hơn 130 bài. Còn môn Văn không có bài thi nào đạt điểm tuyệt đối.
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback