Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 12,874
Công việc mới có thể là niềm vui hoặc đôi khi lại là sự sợ hãi, chán nản và thậm chí là sự thất vọng đối với bạn. Nguyên nhân có thể do bạn bị giao quá nhiều việc, làm việc nhiều giờ, hoặc không được hướng dẫn, đào tạo và thậm chí là công việc mà bạn lựa chọn không giống những điều mà bạn mong đợi.
Bạn là nhân viên mới, bạn nên làm gì khi công việc mới làm bạn thất vọng và không như mong đợi? Hãy tham khảo những thủ thuật dưới đây để giúp bạn vượt qua những khó khăn gặp phải trong công việc mới.
Trong một vài ngày hoặc một vài tuần đầu của công việc mới, nếu mọi điều không diễn ra theo kế hoạch của bạn, thông thường bạn sẽ cảm thấy hoảng sợ, muốn từ bỏ công việc này và bắt đầu tìm kiếm một công việc khác. Hãy cố gắng kiềm chế để đưa ra những quyết định sáng suốt và đánh giá lại tình hình. Bình tĩnh phân tích xem nguyên nhân khiến bạn cảm thấy bạn bị công ty lừa gạt, không giao cho bạn những công việc theo như thoả thuận. Tạo một danh sách những yêu cầu của mọi người trong công ty với bạn hoặc những mong muốn của bạn trong từng ngày làm việc tại công ty.
Ngày nay, vấn đề giữ chân nhân viên là một vấn đề rất nóng bỏng, và các nhà quản lý không muốn nhân viên ra đi và dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực ở công ty. Debbi Titlebaum, giám đốc nhân sự của công ty truyền thông di động Zingy, Inc. khuyên bạn nên có cuộc nói chuyện với người quản lý của bạn. Bà nói: "Đến gặp sếp của bạn và nói: ‘Tôi mới chỉ làm việc ở công ty vài tuần và nhận thấy rằng công việc không như những gì tôi mong đợi. Vì vậy chúng ta có thể ngồi lại để bàn bạc về trách nhiệm, công việc của tôi được không? và liệu có thể thay đổi một số công việc mà tôi đang đảm nhận được không?"
Nếu sếp của bạn không thể hoặc không sẵn sàng giúp đỡ bạn, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bộ phận nhân sự.
Không ai có thể hiểu rõ những khó khăn gặp phải khi tìm kiếm nhân viên tài giỏi hơn là bộ phận nhân sự, bộ phận này sẽ hiểu và giúp đỡ bạn trong hoàn cảnh khó khăn. Titlebaum, đã từng làm việc trong bộ phận nhân sự hơn 12 năm qua khuyên bạn: "Nếu công việc thực sự không giống những điều bạn mong đợi thì bạn có rất nhiều lý do thoả đáng để thuyết phục họ. Khi bạn trình bày những khó khăn của bạn với người quản lý và bộ phận nhân sự, mọi điều đều có thể sẽ lạc quan hơn rất nhiều".
Liệu làm việc quá nhiều giờ có ảnh hưởng đến việc chăm sóc con cái không? Hãy yêu cầu khoảng thời gian làm việc linh hoạt hơn. Nếu bạn cần được đào tạo, hỏi xem bạn có thể tham gia các khoá đào tạo được không. Liệu công việc có tồi tệ như bạn nghĩ không? Hãy yêu cầu được giao thêm trách nhiệm.
Nếu bản thân công việc tồn tại một số sai sót cho dù mọi người đã cố gắng hết sức, bạn vẫn có thể có tương lai ở công ty. "Nếu sếp bạn đang sở hữu một nhân viên giỏi như bạn, họ sẽ luôn muốn giữ chân bạn. Tuỳ thuộc vào quy mô của công ty, họ có thể sử dụng bạn vào một vị trí khác."
Đôi khi công việc mới không giống với những gì bạn mong đợi, ra đi có thể là lựa chọn duy nhất của bạn. Nếu điều này xảy ra thật, hãy tìm kiếm một công việc khác để tránh khoảng trống trong hồ sơ xin việc. Hơn nữa, khi ra đi, hãy đối xử với sếp lịch sự, nhã nhặn và chuyên nghiệp, đừng phá bỏ mối quan hệ này.
Để tránh tình trạng này xảy ra trong tương lai, Titlebaum gợi ý rằng bạn luôn yêu cầu được biết rõ chi tiết công việc mà bạn sẽ thực hiện một cách toàn diện trước khi đồng ý lời mời làm việc ở một công ty. "Một bản mô tả công việc đảm bảo rằng bạn và người giám sát đều biết rõ về trách nhiệm công việc mà bạn sẽ đảm nhận", bà nói. Hơn nữa, hỏi kỹ người quản lý về ngày và tuần làm việc của bạn để bạn có thể sắp xếp công việc và sinh hoạt hàng ngày sao cho hợp lý.
Source: Theo VietNamNet
Please sign in to perform this function