Để công việc không khiến bạn bận tâm khi Tết đến

Viewed: 11,627

Bạn đích thị là một kẻ cuồng việc. Yêu lao động đến mức không muốn nghỉ làm bất cứ ngày nào, sợ bỏ lỡ những điều thú vị hoặc tụt hậu trong công việc. Vẫn tốt thôi, nhưng đừng để nó trở thành vấn đề, khi sự phấn khích biến dạng thành áp lực.

Bạn không muốn rời văn phòng vì lo mình sẽ bỏ lỡ những chuyện quan trọng. Cho rằng xa công ty một tuần là quyết định không đáng vì sau đó công việc lại càng căng thẳng hơn. Có tâm trạng không yên khi đang ở khách sạn, nghĩ là đồng nghiệp sẽ rất bực mình vì bạn không có mặt tại bàn làm việc cùng họ. Đây chính là căn bệnh của những người bị công việc ám ảnh, luôn tin rằng mình CẦN PHẢI LÀM VIỆC.

Nhưng dành luôn cả thời gian nghỉ phép, nghỉ dưỡng hay nghỉ lễ để lo lắng về công việc là quá mức cần thiết. Phải ngăn chặn và triệt để xoá sổ suy nghĩ có phần vô nghĩa đó. Cùng CareerViet.vn tham khảo ngay một số biện pháp mạnh nhằm đặt dấu chấm hết cho tình trạng mệt mỏi hiện hữu này nhé!

Thiết lập ranh giới trước khi bạn đi nghỉ

Trước khi nghỉ lễ và tận hưởng sự tự do của mình, hãy kiểm tra xem cụ thể có bao nhiêu thứ liên quan đến công việc mà bạn đang làm trong thời gian này.

Nói với các đồng nghiệp là bạn sẽ không kiểm tra email, nếu những vấn đề nhỏ nhặt phát sinh thì không nên gọi cho bạn vì bạn không thể trả lời, và xác định để mọi người hiểu rằng không nên trông đợi bạn thực hiện bất kỳ công việc nào khi bạn đang trong thời gian nghỉ. Sau đó, bạn cần tuân theo chính xác những giới hạn mình đã đặt ra và xác định trước rằng sẽ có thể có một “núi” công việc chờ bạn giải quyết sau khi quay lại từ kỳ nghỉ nhưng bạn sẽ ổn thôi nếu nắm được mẹo xử lý email hiệu quả.

Cố gắng không để lại bất cứ nhiệm vụ dở dang nào

Vì nó sẽ khiến bạn thêm căng thẳng trong lúc đang nghỉ lễ. Hãy giải quyết rốt ráo bất cứ nhiệm vụ nào còn đang dang dở! Nếu không thể kịp thời hoàn thành tất cả mọi thứ thì phải để lại tài liệu bàn giao cùng với những ghi chú rõ ràng và hướng dẫn cần thiết. Đừng chỉ là một chú ong cần mẫn cố gắng làm cho hết mọi việc nơi công sở, điều quan trọng là bạn phải biết ưu tiên những gì quan trọng nhất trước thời điểm nghỉ lễ.

Soạn email phản hồi tự động thông báo chi tiết tình trạng vắng mặt

Trước ngày nghỉ, hãy thông báo đến cho các khách hàng, đối tác và đồng nghiệp có liên quan về kế hoạch vắng mặt của bạn. Sự chủ động này cho phép bạn giải quyết trước một số yêu cầu có thể phát sinh, hoặc ít nhất là tâm lý sẵn sàng cho các đối tượng cần tương tác.

Sau đó là soạn ngay một email phản hồi tự động. Cần diễn giải cho người xem email biết chính xác thời gian bạn không có mặt tại công ty, lặp lại rằng bạn không thể kiểm tra email như kỳ vọng, và giới thiệu người phụ trách tạm trong trường hợp đối phương cần bất cứ điều gì. Cung cấp thông tin liên hệ của những người có thẩm quyền liên quan, giữ trách nhiệm thay bạn xử lý các vấn đề phát sinh.

Email phản hồi tự động rất quan trọng, nó sẽ tạo cho bạn cảm giác yên tâm khi nghỉ lễ, vì bạn biết rằng bất cứ email nào gửi vào hộp thư của mình cũng đã được sắp xếp giải quyết từ trước.

Nếu thực sự RẤT CẦN phải kiểm tra email và các kênh social media, hãy thiết lập thời gian cụ thể cho việc đó

Nếu việc phớt lờ email một cách toàn diện khiến hội chứng FOMO(*) của bạn trở nên nặng nề hơn và tậm trạng không ngừng lo lắng, đừng tự trói buộc mình.

Nhưng hãy vạch ra một quy định riêng cho bản thân là tôi chỉ có thể kiểm tra điện thoại hoặc máy tính xách tay trong vòng không quá 10 phút, vào một khoảng giờ nhất định nào đó mỗi ngày thôi.

Giữ cho mình bận rộn

Tất nhiên là không nên lập ra quá nhiều kế hoạch vui chơi đến nỗi bản thân chẳng còn thời gian thư giãn. Nhưng chừa thời gian trống mà không có kế hoạch hoạt động cụ thể trong khi đó, rất dễ có khả năng bạn sẽ nhảy trở lại chế độ làm việc. Nó sẽ bắt đầu bằng việc bạn thả mình vào các bộ phim trên HBO, Netflix vì đang buồn chán, sau đó bạn nhanh chóng quay lại với Excel – một “trò chơi” cực kỳ nguy hiểm.

Nên đảm bảo bạn đã có những lịch trình và kế hoạch đủ chặt chẽ để tận hưởng kỳ nghỉ, nhưng tuyệt đối đừng có không gian cho nỗi ám ảnh công việc chen vào.

Nhớ rằng “không có bạn, mọi người vẫn sống sót”

Khi nào thấy mình bắt đầu lo lắng, hãy nhắc lại một thông điệp quan trọng cho chính mình: Những đồng nghiệp làm cùng với bạn đều rất giỏi, họ biết việc đang làm và hoàn toàn có khả năng kiểm soát tình hình trong vài ngày. Mọi thứ không thể sụp đổ chỉ vì bạn vắng mặt vài ngày.

Nhắc nhở bản thân là bạn có quyền nghỉ ngơi

Mọi người đều cần được giải lao sau khi đã làm việc hết mình. Không ai có thể nói rằng bạn lười biếng, né tránh công việc hay là gây phiền chỉ vì bạn đang tạm xa công việc vài hôm.

Hãy nhắc nhở bản thân rằng thời gian nghỉ ngơi là cực kỳ cần thiết, nó tốt cho bạn và góp phần quan trọng giúp bạn trở thành người lao động khoẻ mạnh. Nhắc bản thân là bạn xứng đáng được nghỉ ngơi. Cứ lặp lại điều này bất cứ khi nào bạn có cảm giác tội lỗi vì dám cởi bỏ mình ra khỏi xiềng xích của các xấp tài liệu, báo cáo hay đi xa phòng làm việc.

Đừng cố nghe ngóng chuyện diễn ra tại công ty khi đang đi nghỉ ở xa

Biết rằng nó rất hấp dẫn, nhưng bạn đừng nhắn tin cho đồng nghiệp thân thiết để hỏi thăm những tin tức mới, các câu chuyện giật gân ngoài hành lang công sở mà bạn đã bỏ lỡ trong thời gian vắng mặt. Hành động này tương tự như việc bạn cố giữ một chân khô ráo mà bảo là muốn bơi lội dưới biển. Nếu làm vậy nghĩa là bạn không thực sự thư giãn hoặc vẫn đang duy trì một phần năng lượng để nhảy bổ trở lại công việc bất cứ lúc nào.

Hãy áp dụng cho mình quy định nghiêm ngặt hơn nữa về việc kiểm tra tin nhắn nhóm, xem Facebook, Zalo hay lén lút gửi thư hỏi thăm kết quả cuộc họp quan trọng của các sếp. Bạn không cần lập tức biết hết những thứ này. Đợi đến khi quay lại vẫn chưa muộn.

 

 

Cho phép bản thân được “ngắt nguồn” toàn diện

Bạn không phải là một cỗ máy làm việc. Hoàn toàn ổn nếu bạn muốn ngừng suy nghĩ về công việc trong vài ngày hoặc vài tuần. Phải bỏ đi cách nghĩ rằng thời gian nghỉ lễ là cơ hội để bạn bắt kịp tiến độ công việc và thúc đẩy sự nghiệp nhiều hơn. Hãy sử dụng kỳ nghỉ của mình đúng như tên gọi: để thư giãn, cho trí não được xả hơi, rồi trở lại làm việc với tinh thần sảng khoái cùng năng lượng mạnh mẽ nhất nhé!  

Tất cả chúng ta đều xứng đáng được tận hưởng những ngày lễ tết, được phép đi nghỉ dưỡng, và được quyền giải lao khi cần thiết. Bạn đừng nhân nhượng và để công việc quấy rầy bản thân trong thời gian tạm ngưng công việc. Nghỉ ngơi đúng lúc và đúng cách sẽ giúp bạn giữ gìn sức khoẻ, duy trì khả năng sáng tạo, và không bị chết đuối trong “đại dương công việc” trước khi kịp nhận được phần thưởng như mơ ước.

(*) FOMO là từ viết tắt của chữ Fear Of Missing Out, dịch sát nghĩa là nỗi sợ bị hụt mất cơ hội. Là một hội chứng lo lắng xã hội, FOMO được xác định “là sự khao khát được kết nối liên tục với những gì người khác đang làm”. FOMO cũng được định nghĩa là một nỗi sợ hay sự tiếc nuối, dẫn đến mối quan tâm cưỡng chế rằng bạn có thể bở lỡ cơ hội được tương tác xã hội, có trải nghiệm mới, có cơ hội đầu tư sinh lời hoặc tham gia các sự kiện thỏa mãn khác.

Nguồn hình: Freepik

Source: CareerViet Vietnam

VIP jobs ( $1000+ )

Similar posts "Self Development"

PM là gì? Tìm hiểu về vai trò và thu nhập của Project Manager
Tìm hiểu PM là gì, vai trò, và kỹ năng cần có của một PM trong quản lý dự án. Cùng CareerViet tìm hiểu rõ về nghề PM và tiềm năng phát triển của nó. Xem ngay!
ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì? Cách sử dụng trong email
ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!
Lưu ý quan trọng khi sử dụng hàm SUMIFS trong Excel!
Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!
Dự đoán xu hướng và cơ hội nghề nghiệp trong FMCG!
FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!
Mô hình SWOT là gì? Ý nghĩa, cách phân tích và áp dụng hiệu quả
Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?
Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3: Điều kiện và thủ tục xin cấp
Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback