Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 116,158
Đây là một trong những thắc mắc trọng tâm của các bạn thí sinh khi bắt tay vào việc điền hồ sơ ĐKDT. Sự hiểu biết sai lệch về ngành nghề đã làm cho không ít thí sinh trúng tuyển ĐH, CĐ rơi vào trạng thái chán nản. Tuy nhiên, thay vì lo sợ, các bạn học sinh có thể tranh thủ thời gian đó để apply các công việc parttime như công việc phục vụ hay công việc trợ giảng để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.
Để khắc phục những nhược điểm này Dân trí sẽ cung cấp những thông tin của một số trường ĐH “top” để các bạn thí sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp với mình. Bên cạnh đó thí sinh cũng có thể gửi những thắc mắc ngành nghề về Ban tuyển sinh của báo Dân trí để sớm nhận được câu trả lời.
Trong phạm vi bài viết này, Dân trí xin giới thiệu ngành nghề của trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội.
Trong bài viết tới sẽ đề cập đến ngành nghề của trường Học viện Quan hệ Quốc tế.
Các thông tin ngành nghề do trực tiếp Phòng, Ban của các trường ĐH tư vấn và hỗ trợ.
*Trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội.
1. NGÀNH KINH TẾ
Đào tạo Cử nhân Kinh tế về các chuyên ngành sau:
1.1. Chuyên ngành kinh tế đối ngoại
Được đổi tên từ chuyên ngành “Kinh tế Ngoại thương”, chương trình luôn khẳng định uy tín số 1 tại Việt Nam từ hơn 47 năm qua cả về chất lượng đào tạo và về cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Các mảng kiến thức chuyên môn chính gồm: Kinh tế quốc tế; Kinh tế quản lý; Nghiệp vụ KD XNK; Kiến thức kinh doanh quốc tế: marketing, đầu tư, bảo hiểm, luật kinh doanh, thương mại điện tử, thuế, hải quan…
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trên rất nhiều lĩnh vực như: kinh tế, tài chính-ngân hàng-chứng khoán, ngoại thương, bảo hiểm, các tổ chức quốc tế…
1.2. Chuyên ngành Thương mại quốc tế
Nền tảng là Ngành kinh tế, song chương trình sẽ tập trung chuyên sâu vào lĩnh vực thương mại quốc tế.
Các mảng kiến thức chuyên môn chính gồm: Giao dịch thương mại quốc tế, Đàm phán ngoại thương; Thương mại và sở hữu trí tuệ; Thương mại dịch vụ; Luật thương mại quốc tế; Marketing quốc tế; Kinh tế quốc tế.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước như: Tổng cục Hải quan, Bộ Công thương, Bộ Tài chính; các tổ chức quốc tế; các doanh nghiệp thương mại, các công ty nước ngoài …
1.3. Chuyên ngành Thuế và Hải quan
Chương trình dựa trên khung của Kinh tế đối ngoại trong đó hướng vào hai lĩnh vực chính là Thuế và Nghiệp vụ Hải quan.
Các mảng kiến thức chuyên môn chính gồm: Kinh tế quốc tế; Kinh tế quản lý; Giao dịch thương mại quốc tế; Vận tải và giao nhận trong ngoại thương; Thanh toán quốc tế; Nghiệp vụ Hải quan; Thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam; Thuế quan và các cam kết quốc tế…
Sinh viên tốt nghiệp có nhiều cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp ngoại thương; các DN có vốn đầu tư nước ngoài; Bộ tài chính, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch Đầu tư…; cơ quan thuế; các tổ chức quốc tế; các công ty kiểm toán…;
1.4. Chuyên ngành Thương mại điện tử
Trang bị cho sinh viên nắm vững chuyên môn ở cả hai lĩnh vực: thương mại và việc vận dụng CNTT trong kinh doanh, có khả năng tổ chức và quản lý hoạt động thương mại điện tử trong doanh nghiệp, hoạch định chiến lược đầu tư về CNTT trong doanh nghiệp, xây dựng hệ thống thông tin cho tổ chức, xây dựng phần mềm ứng dụng trong thương mại điện tử, quản trị hệ thống thông tin…
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp có hoạt động ngoại thương; doanh nghiệp thương mại điện tử; doanh nghiệp phần cứng, phần mềm trong CNTT; các công ty nước ngoài; các ngân hàng; cơ quan quản lý nhà nước…
2. NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đào tạo Cử nhân Quản trị kinh doanh về các chuyên ngành sau:
2.1. Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế:
Trang bị cho sinh viên kiến thức về quản trị và kinh doanh trong môi trường kinh doanh quốc tế, có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: hoạch định chiến lược kinh doanh, tổ chức kinh doanh, quản lý tác nghiệp.
Các mảng kiến thức chuyên môn chính gồm:Kinh doanh quốc tế, Kế toán, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị Marketing, Quản trị tài chính, Quản trị tác nghiệp, Quản trị chiến lược, Thương mại điện tử, Thanh toán quốc tế…
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, các tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoặc tự khởi sự kinh doanh…
2.2. Chuyên ngành Luật kinh doanh quốc tế
Chương trình giúp sinh viên vừa có kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh, vừa có kiến thức chuyên sâu về pháp luật kinh doanh và ngoại ngữ trong môi trường kinh doanh quốc tế.
Các mảng kiến thức chuyên môn chính gồm: Pháp luật kinh doanh quốc tế, Pháp luật thương mại quốc tế, Pháp luật doanh nghiệp, Pháp luật quốc tế, Pháp luật cạnh tranh, Pháp luật đầu tư, Pháp luật tài chính ngân hàng, Quản trị chiến lược, Quản trị nhân sự…
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan tài phán, các công ty tư vấn luật, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế…
2.3. Chuyên ngành Kế Toán
Chương trình giúp sinh viên nắm vững các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, tổ chức hệ thống thông tin kế toán, lập và phân tích các báo cáo tài chính, có khả năng tham gia tư vấn về dịch vụ kế toán, kiểm toán.
Các mảng kiến thức chuyên môn chính gồm: Kế toán tài chính, Kế toán quản trị, Kế toán XNK, Quản trị tài chính, Kiểm soát quản lý, Phân tích tài chính, Kế toán quốc tế,…
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các công ty kế toán, kiểm toán, các tập đoàn đa quốc gia, các dự án đầu tư nước ngoài, các trung gian tài chính, các cơ quan nghiên cứu về kinh tế, kế toán, tài chính quốc tế của Việt nam…
2.4. Chuyên ngành Hệ thống thông tin quản trị
Trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên môn về Công nghệ thông tin và QTKD. Sinh viên sẽ có năng lực quản trị hệ thống thông tin kinh doanh trong doanh nghiệp, bao gồm năng lực phân tích thông tin kinh doanh, năng lực lập trình quản lý cơ sở dữ liệu, hỗ trợ lãnh đạo ra quyết định kinh doanh…
Các mảng kiến thức chuyên môn chính gồm: Mạng và truyền thông trong kinh doanh, Quản trị dự án phần mềm quản lý, Quản trị hệ thống thông tin kinh tế, Kỹ thuật lập trình, Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý, các môn học quản trị kinh doanh…
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các vị trí quản trị hệ thống thông tin, lập trình quản lý cơ sở dữ liệu, giám đốc thông tin (CIO) trong mọi loại hình doanh nghiệp…
Đối với ngành Quản trị kinh doanh, ngoài các chương trình đào tạo đại học các chuyên ngành như trên, trường còn đào tạo hệ cao đẳng chuyên ngành Kinh doanh quốc tế và hệ liên thông từ cao đẳng lên đại học chuyên ngành Kinh doanh quốc tế.
3. NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Đào tạo Cử nhân Tài chính-Ngân hàng về các chuyên ngành sau:
3.1. Chuyên ngành Tài chính quốc tế
Chương trình được xây dựng nhằm giúp sinh viên nắm vững những kiến thức cập nhật và thực hành các kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng quốc tế.
Các mảng kiến thức chuyên môn chính gồm:Tài chính quốc tế, Thanh toán quốc tế, Tài trợ thương mại quốc tế, Kinh doanh ngoại hối, Bảo hiểm trong kinh doanh…
Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội làm việc trong các lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn cao về tài chính ngân hàng quốc tế như: Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính, NHTM, các doanh nghiệp XNK, các tập đoàn kinh tế - tài chính ngân hàng đa quốc gia…
3.2. Chuyên ngành Đầu tư chứng khoán
Chương trình cung cấp các kiến thức thực tế về cơ chế của hoạt động đầu tư dựa trên nền tảng các chương trình cấp chứng chỉ tài chính quốc tế và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Các mảng kiến thức chuyên môn chính gồm: Thị trường chứng khoán, Các quy tắc giao dịch tài chính và đạo đức nghề nghiệp, Nghiên cứu định lượng về tài chính, Phân tích đầu tư tài chính, Quản trị danh mục đầu tư…
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm một trong ba lĩnh vực: Tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng, Đầu tư chứng khoán tại các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân…
3.3.Chuyên ngành Ngân Hàng
Chuyên ngành kết hợp chương trình lý thuyết với ứng dụng thực tế qua mô hình ngân hàng ảo nhằm cung cấp cho sinh viên một hệ thống nghiệp vụ của Ngân hàng Trung ương (NHTW), Ngân hàng Thương mại (NHTM).
Các mảng kiến thức chuyên môn chính gồm: NHTW, NH thương mại, Ngân hàng đầu tư, Kế toán ngân hàng, Quản trị rủi ro trong ngân hàng, Ứng dụng công nghệ trong ngân hàng…
Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm trách công việc tại NHTW, NHTM hay ngân hàng đầu tư cũng như trong các lĩnh vực quản trị tài chính doanh nghiệp.
4. NHÓM NGÀNH NGOẠI NGỮ
Đào tạo Cử nhân Ngoại ngữ về các chuyên ngành sau:
4.1.Chuyên ngành Tiếng Anh Thương Mại
Đào tạo Cử nhânChuyên ngành Tiếng Anh thương mạicó kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo, có kiến thức kinh tế, kinh doanh và quản lý cần thiết để thích ứng với môi trường kinh doanh quốc tế.
Các mảng kiến thức chuyên môn chính gồm: Tiếng Anh cơ sở, tiếng Anh thương mại, biên dịch phiên dịch, giao tiếp kinh doanh, kinh doanh quốc tế, marketing quốc tế…
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong rất nhiều lĩnh vực như biên-phiên dịch, kinh doanh, làm việc cho các văn phòng đại diện hoặc các cơ quan của chính phủ, tham gia vào những dự án trong và ngoài nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế và tài chính quốc tế và khu vực…
4.2. Chuyên ngành Tiếng Nhật Thương mại
Đào tạo Cử nhân chuyên ngành Tiếng Nhật thương mại sử dụng thành thạo tiếng Nhật và có khả năng giải quyết tốt các công việc liên quan tới kinh doanh, thương mại Việt - Nhật; đạt trình độ nghiệp vụ vững vàng khi làm công tác biên - phiên dịch; có năng lực nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ tiếng Nhật.
Các mảng kiến thức chuyên môn chính gồm: Lý thuyết ngôn ngữ tiếng Nhật, Văn hóa-văn minh, Văn học, tiếng Nhật tổng hợp, Ngôn ngữ kinh tế thương mại, quan hệ kinh tế quốc tế, giao dịch thương mại quốc tế, pháp luật kinh doanh quốc tế, thanh toán quốc tế…
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan nghiên cứu, văn phòng đại diện, tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản…
4.3.Chuyên ngành Tiếng Pháp Thương Mại
Đào tạo Cử nhân Chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại có thể giao tiếp, sử dụng thành thạo Tiếng Pháp chuyên ngành kinh tế, nhất là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, kinh doanh quốc tế.
Các mảng kiến thức chuyên môn chính gồm: Tiếng Pháp cơ sở, Tiếng Pháp kinh tế thương mại, Thư tín thương mại, Soạn thảo văn bản hợp đồng thương mại, pháp luật kinh doanh quốc tế, thanh toán quốc tế, Quan hệ kinh tế quốc tế…
Sinh viên tốt nghiệp có rất nhiều cơ hội được tuyển dụng làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam…
4.4. Chuyên ngành Tiếng Trung Thương mại.
Đào tạo Cử nhân Chuyên ngành Tiếng Trung thương mại có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và khả năng sử dụng tiếng Trung thành thạo trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh đặc biệt là xuất nhập khẩu, tài chính ngân hàng, đầu tư, chứng khoán…
Các mảng kiến thức chuyên môn chính gồm: tiếng Trung cơ bản, tiếng Trung tổng hợp, tiếng Trung kinh tế thương mại, quan hệ kinh tế quốc tế, giao dịch thương mại quốc tế, pháp luật kinh doanh quốc tế, thanh toán quốc tế…
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp, văn phòng đại diện, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore…
Source: Theo Dân Trí
Please sign in to perform this function