Từ ngày 14/1/2024, CareerBuilder.vn chính thức đổi tên thành CareerViet.vn. Chi tiết xem tại đây.
Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 25,737
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerBuilder:
Logistics ngày nay được xem như là một phần của hoạt động chuỗi cung ứng. Hiểu đơn giản, chuỗi cung ứng là một sự sắp xếp giữa các công ty liên kết với nhau để đem sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường. Chức năng của logistics không chỉ là giao nhận, vận tải mà còn gồm các hoạt động khác như kho bãi, lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hư hỏng… Nếu logistics làm tốt sẽ đảm bảo dịch vụ tốt hơn, chi phí thấp hơn nhưng lại hiệu quả cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Theo Quyết định 200/QĐ/Thủ tướng, một số mục tiêu phát triển cụ thể của ngành logistics đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng 15-20%, tỷ trọng đóng góp vào GDP từ 8-10%; tỷ lệ thuê ngoài 50-60%; chi phí logistics tương đương 16-20%; xếp hạng chỉ số năng lực quốc gia từ 50 trở lên.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, cả nước hiện có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ logistics, trong đó, 70% có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. 1.300 doanh nghiệp hoạt động tích cực (bao gồm 89% doanh nghiệp 100% vốn trong nước còn lại là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Tuy nhiên, ngành logistics Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề về nhân lực. Nhân lực hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành dịch vụ logistics, thiếu cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện có khoảng 200.000 nhân viên chuyên nghiệp trong tổng số gần 1triệu người.
Nhân lực ngành logistics thiếu kiến thức toàn diện, trình độ ICT còn hạn chế, chưa theo kịp tiến độ phát triển của logistics thế giới. Trình độ tiếng Anh nghiệp vụ logistics còn hạn chế, chỉ khoảng 4% nhân lực thông thạo tiếng Anh nghiệp vụ. 30% các doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên.
Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nhân lực Quốc gia đến năm 2025 là khoảng 300.000 nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn, ICT và tiếng Anh đáp ứng yêu cầu trong điều kiện Cách mạng công nghiệp 4.0, trong số khoảng 1,2 triệu người hoạt động trong lĩnh vực logistics. Theo khảo sát của 108 doanh nghiệp của hiệp hội doanh nghiệp trong tháng 9/2017, có đến gần 50% công ty có nhu cầu tuyển thêm từ 15 - 20% nhân viên trong thời gian tới. Sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường chưa nhiều, chưa thiết thực, và chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
Ngành quản trị logistic là xu hướng phát triển cần nhiều nhân lực trong những năm tới. Người học ngành này có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành với nhiệm vụ quản trị chiến lược kinh doanh, hoạch định chính sách vận tải, thiết kế chuỗi vận tải hiệu quả, thực hiện nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, phân tích và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Hiện nay có rất nhiều người làm công việc thuộc logistics, nhưng do thiếu cập nhật thông tin nên họ không biết là mình đang tham gia vào lĩnh vực này. Khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM về chất lượng nhân lực logistics cho thấy: 53,3% DN thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, 30% DN phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% DN hài lòng với chuyên môn của nhân viên. Điều này cho thấy nguồn nhân lực logistics có chất lượng quá thấp.
Ngành logistics là ngành dịch vụ, có tầm hoạt động rộng ở mức độ toàn cầu nên cần sự cẩn thận, cần cù, chịu khó, biết nhìn rộng để bao quát mọi vấn đề. Khó khăn trong nghề cũng tùy thuộc vào từng khâu, từng công việc, ví dụ: khâu chứng từ áp lực về thời gian hoàn thành, về áp dụng các quy định mới trong quá trình xuất nhập khẩu hay vận chuyển; khâu hiện trường áp lực về sự minh bạch khi đi làm hàng; khâu đại lý áp lực về chênh lệch múi giờ, về khác biệt văn hóa…
Quyết định số 175 QĐ-TTg ngày 27/1/2011 của Thủ tướng phê duyệt “Chiến lược phát triển tổng thể khu vực dịch vụ của Việt Nam đến 2020” đã nêu rõ: “Coi logistics là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất, hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa”. Điều này cho thấy, việc phát triển ngành logistics và nguồn nhân lực logistics đã trở thành chương trình cấp quốc gia. Nhu cầu về nhân lực logistics trong thời gian tới sẽ còn tiếp tục tăng và sẽ thu hút hàng trăm nghìn nhân lực trẻ tham gia.
Tại TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2018 - 2025, tỷ trọng nhu cầu nhân lực các nhóm ngành kinh tế chiếm tỷ trọng 30% tổng nhu cầu nhân lực, khoảng 100.000 chỗ làm việc, trong đó chuyên ngành Logistics cần khoảng 18.000-20.000 người/năm (bao gồm trình độ đại học chiếm tỷ trọng 25%, cao đẳng 30%, trung cấp 25 % và sơ cấp nghề 20%).
Source: Theo kthcm.edu.vn
Please sign in to perform this function