Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 12,458
60% ứng viên thay đổi từ 1-5 chỗ làm chỉ trong 3 năm làm việc. Nguyên nhân chính là tiền lương thấp, chính sách đãi ngộ ít
Tình trạng lao động trẻ bỏ việc, thay đổi chỗ làm thường xuyên từ lâu đã là chuyện bình thường. Các nhà tuyển dụng cho rằng nguyên nhân chính là do nhiều bạn trẻ hay đứng núi này trông núi nọ, năng lực yếu nhưng đòi hỏi cao...
Điều này có đúng không? Khảo sát dưới đây chỉ ra cơ chế tiền lương, chính sách phát triển nguồn nhân lực hiện nay chưa được nhiều nhà tuyển dụng quan tâm.
3 năm, mặt bằng lương không tăng
Khảo sát tiến hành dựa trên phân tích hồ sơ của 500 ứng viên tìm việc tại Chương trình Việc làm Báo NLĐ trong tháng 3 – 2006, ở 3 lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế và dịch vụ. Kết quả cho biết 40% ứng viên tốt nghiệp ĐH, 35% tốt nghiệp CĐ và 25% tốt nghiệp trung cấp. 30% trong tổng số ứng viên vừa tốt nghiệp cần tìm việc làm mới, 60% ứng viên có kinh nghiệm làm việc từ 6 tháng đến 1 năm và 10% từ 1 năm kinh nghiệm trở lên. Điều đáng chú ý nhất có hơn 80% ứng viên vừa tốt nghiệp đề nghị mức lương làm việc chỉ từ 800.000 – 1,2 triệu đồng/tháng (tùy theo trình độ). Trong khi đó, hơn 70% ứng viên đã có kinh nghiệm – tức từng đi làm việc trong khoảng thời gian từ 1 – 3 năm đề nghị mức lương bình quân 1,5 triệu đồng/tháng. So với vài năm trước, mức lương tự đề nghị này không có gì thay đổi.
Không phải không có lý do khi trí thức trẻ tự đưa ra mức trả lương thấp, mà xuất phát từ mức trả lương chung của các doanh nghiệp trên thị trường lao động. Lĩnh vực kinh tế với chức danh kế toán có mức lương thấp và chậm tăng nhất. Trong 145 ứng viên tìm việc ở lĩnh vực này, hầu hết những người có 3 năm làm việc trở xuống chỉ hưởng mức lương dưới 1,5 triệu đồng/tháng. So sánh giữa 3 khu vực, nếu lấy chuẩn mức lương khởi điểm 1 triệu đồng/tháng thì ở cấp nhân viên, kỹ sư tin học, cơ khí... (ngành kỹ thuật) có mức lương khởi điểm cao hơn nhân viên kinh doanh (ngành dịch vụ), kế toán (kinh tế) khoảng 20%.
Ít gắn bó lâu dài
Huỳnh Thanh Tuấn tốt nghiệp ĐH ngành tin học, từ năm 1998 đến nay thay đổi chỗ làm ở 5 công ty. Lý do thay đổi chỗ làm do việc làm không ổn định, thu nhập thấp, dưới 2 triệu đồng/tháng. Mức lương mà ứng viên này đề nghị cho chỗ làm mới có thể chấp nhận được là phải trên 2,5 triệu đồng/tháng. Phạm Văn Tâm, tốt nghiệp ĐH Kinh tế TPHCM ngành kế toán, qua 5 năm làm việc cho một công ty chế biến thực phẩm, từ kế toán viên được đưa lên làm kế toán tổng hợp, mức trả lương được hưởng chỉ tăng từ 800.000 đồng lên 1,2 triệu đồng/tháng, xấp xỉ với lương của một công nhân ngành chế biến thực phẩm. Trong khi đó, Nguyễn Thị Bách Tú, tốt nghiệp ngành kế toán thương mại, từ tháng 8-2005 đến nay thay đổi 2 chỗ làm và đang tìm công việc mới với lương mong đợi từ 1,2 triệu – 1,5 triệu đồng/tháng. Cô đưa ra nhiều lý do thay đổi chỗ làm, nhưng lý do chính là thu nhập ở những nơi này quá thấp, chỉ 1 triệu đồng/tháng.
Điều đáng quan tâm là tỉ lệ về số lần thay đổi nơi làm việc rất cao. Trong số những ứng viên đã từng đi làm, khoảng 60% ứng viên thay đổi từ 1 – 5 chỗ làm trong 3 năm làm việc, kể từ khi tốt nghiệp. Ngoài ra, tỉ lệ ứng viên có việc làm ổn định ở một công ty trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 năm chiếm một tỉ lệ rất nhỏ.
Source: (Theo Người lao động)
Please sign in to perform this function