Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 17,504
Thường thì nhiều người xem buổi phỏng vấn như một “cuộc chấp vấn” đầy căng thẳng, nhưng sự thật thì không phải như vậy, phỏng vấn đơn thuần cũng chỉ là một buổi nói chuyện giữa hai người mà thôi.
Người ta không đòi hỏi bạn phải trả lời hoàn hảo tất cả các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Nhưng chắc chắn một điều là bạn không được từ chối những gì mà nhà tuyển dụng hỏi bạn và cũng không ai cấm nếu như bạn có nhã ý dành cho nhà tuyển dụng một vài câu hỏi.
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn có khả năng giải quyết vấn đề |
Việc bạn hỏi nhà tuyển dụng cho thấy rằng bạn rất quan tâm đến công việc và tình hình trong tổ chức và đây là một trong những ưu điểm mà nhà tuyển dụng nào cũng rất thích. Nếu những hành vi của bạn trong buổi phỏng vấn thể hiện sự kém tự tin thì nguy cơ mà bạn phải đối đầu với những câu hỏi “bự” là rất lớn, ngược lại, nếu bạn thật lòng mong muốn đảm nhiệm vị trí công việc với cả lòng nhiệt tình thì thật sự mà nói buổi phỏng vấn đối với bạn cũng đơn thuần chỉ là cuộc đối thoại giữa những người thân trong gia đình.
Vậy bạn muốn chọn lựa cái nào? Một buổi chấp vấn đầy căng thẳng hay là một cuộc trò chuyện thân mật giữa bạn và nhà tuyển dụng, chắc hẳn bạn không muốn biến mình thành một nghi can rồi, và làm thế nào để biến một buổi phỏng vấn thành một cuộc đối thoại thân mật? www.HRVietnam.com sẽ giúp bạn mở ra cánh cửa thân thiện nhất với nhà tuyển dụng mà bạn hằng ao ước!
Cách tốt nhất để không biến buổi phỏng vấn thành một buổi chấp vấn là bạn nên dành cho nhà tuyển dụng một số câu hỏi. Mục đích của việc hỏi ngược lại nhà tuyển dụng suốt buổi phỏng vấn sẽ tạo một bầu không khí thân mật như một cuộc đối thoại giữa bạn và nhà tuyển dụng.
Vậy thì bạn nên hỏi cái gì đây? Chắc chắn một điều là bạn có rất nhiều thắc mắc về công ty mới, công việc mới, các đồng nghiệp, các chính sách của tổ chức…tất cả những câu hỏi về các vấn đề này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích thông qua các hoạt động của tổ chức. Một số câu hỏi sau đây mà bạn nên hỏi trong quá trình giao tiếp với nhà tuyển dụng:
1. Anh chị có thể nói cho tôi biết sơ về người đã từng đảm nhiệm vị trí này không?
Trong trường hợp này, nếu bạn muốn hỏi thẳng những kinh nghiệm của nhà tuyển dụng thì bạn sẽ không bao giờ nhận được câu trả lời mong muốn đâu! Nhưng thật tế cho thấy nếu bạn hỏi về một ai đó đã từng làm việc ở vi trí mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm thì ông ta hay cô ta sẽ nói cho bạn biết một số yêu cầu công việc mà họ cần cho vị trí mới.
Vì thế, cách khôn ngoan nhất là hãy tìm kiếm những thông tin tương tự và không bao giờ đề cập những yếu tố cụ thể với nhà tuyển dụng. Ví dụ bạn có thể hỏi:
Anh cảm thấy khả năng chuyên môn nào thì phù hợp nhất với công việc này?
Hoặc: “Anh cảm thấy nhân tố nào là cần thiết nhất để thực hiện thành công vai trò này?”
Những câu hỏi này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, bạn có thể hiểu những yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng mong muốn cho vị trí công tác trên và bạn cũng phần nào nắm rõ bản chất công việc thông qua những gì mà nhà tuyển dụng miêu tả cho bạn về những người đã từng làm việc ở vị trí này trước đây.
2. Khía cạnh công việc nào mà anh thấy cần cải thiện?
Mục tiêu của câu hỏi này khám phá những cơ hội để bạn có thể thử sức của mình nhằm đánh trúng trọng tâm công việc và đồng thời cũng mang đến cho bạn một cơ hội thăng tiến nếu bạn thật sự nắm rõ vấn đề và giải quyết nó thật tốt.
Tất cả nhà tuyển dụng đều muốn tuyển những ứng viên có tay nghề cao hơn những người đã từng làm việc trước đây, điều này không chỉ cho thấy rằng nhà tuyển dụng đã chọn đúng người đúng việc mà còn nói lên rằng họ cảm thấy sự lựa chọn của họ đối với bạn là hoàn toàn chính xác. Điều tâm đắc nhất mà nhà tuyển dụng có được là “nhất tiễn song điêu”.
Cách hỏi này cũng giúp bạn nắm bắt một số thông tin nghề nghiệp, hơn thế nữa nó còn mang đến cho bạn cơ hội thể hiện các kỹ năng chuyên môn, và bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có thể dùng những kỹ năng của mình để hoàn thành xuất sắc những công việc sắp tới.
3. “Anh chị nghĩ như thế nào về những mục tiêu dài hạn của tổ chức, vị trí này cần thay đổi và cải thiện những điểm nào để đạt được những mục tiêu trên?
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều tập trung vào các nhu cầu hiện tại, ít quan tâm đến những mục tiêu dài hạn đối với một số vị trí công việc. Với tư cách là một ứng viên, bạn cần quan tâm đến những thay đổi trong vai trò và nhiệm vụ mới mà có thể sau này bạn sẽ đảm nhiệm.
Đây cũng là một trong những cách có thể giúp bạn thấy được các chiến lược của nhà tuyển dụng, đồng thời việc hỏi những câu hỏi như thế này sẽ tạo cho bạn một giá trị nhất định trong mắt nhà tuyển dụng.
Một số câu hỏi sau sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều:
Theo anh chị thì đâu là nguyên nhân chính gây cản trở trong quá trình thực hiện chiến lược?
Cần phải giải quyết những rào chắn nào trước khi tập trung thực hiện những mục tiêu chiến lược chính?
Những nhu cầu nào cần phải thực hiện để đáp ứng mục tiêu đề ra?
4. Những vấn cơ bản nào mà anh chị nghĩ rằng một ứng viên thành công nên có cho những vị trí mà họ sẽ chịu trách nhiệm?
Khả năng giải quyết vấn đề của một ứng viên là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm nhiều nhất. Khả năng giải quyết vấn đề sẽ là chìa khóa giúp cho ứng viên thành công. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn có đủ năng lực giải quyết các vấn đề mà bạn đảm nhận, không chỉ cho họ biết rằng bạn có khả năng giải quyết mà bạn cũng cần nêu ra cách thức mà bạn sử dụng và sử dụng nó như thế nào.
Để kết thúc màn trình diễn các kỹ năng của mình, bạn có thể nêu một vài vấn đề mà bạn cho là công ty đang gặp phải và nêu luôn cách giải quyết. Đây là một trong những ưu điểm lớn nhất mà bạn có trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy luôn nhớ rằng: nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ quan tâm bạn đã làm gì trong quá khứ nhưng họ sẽ rất chú trọng những gì bạn có thể làm trong tương lai!
Trả lời và đặt những câu hỏi cho nhà tuyển dụng cũng cung cấp cho bạn những kỹ năng phân tích và phân biệt những điểm mấu chốt trong từng vấn đề mà nhà tuyển dụng đề ra.
Bạn không chỉ hiểu rõ những cơ hội trong tương lai mà nghề nghiệp mang đến cho bạn mà bạn còn hiểu rõ những đặc quyền mà bạn có thể có. Hãy tìm kiếm cho mình một môi trường thích hợp từ những buổi phỏng vấn ban đầu và hãy nhớ rằng: Phỏng vấn đơn thuần cũng chỉ là một cuộc trò chuyện mà thôi! Chúc bạn tự tin và thành công!
Source: HRVietnam
Please sign in to perform this function