Thị trường & Xu hướng

Tính đến 26-8, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết đã xác nhận danh sách gần 490.400 người lao động ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương... do dịch COVID-19. Dịch khiến nhiều ngành nghề gặp khó khăn, người lao động mất việc làm.
Thời gian qua, số người hưởng BHXH một lần tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc người lao động rút BHXH một lần đồng nghĩa với việc họ rời khỏi lưới an sinh xã hội. Vậy giải pháp nào để giữ chân người lao động, hưởng các chế độ khi về già?
Người lao động cần biết quyền lợi được hưởng khi phải thực hiện "3 tại chỗ" tại công ty, doanh nghiệp.
Bạn đọc hỏi: Doanh nghiệp đã đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho một số lao động từ đủ 12 tháng trở lên, nhưng có một số lao động mới tham gia BHTN dưới 12 tháng, thì những người này có được lập vào danh sách đào tạo, nâng cao trình độ nghề hay không? Phía cơ quan BHXH thực hiện thủ tục hỗ trợ như thế nào? Trong thời gian bao nhiêu ngày, doanh nghiệp, lao động được cơ quan BHXH chuyển kinh phí hỗ trợ?
Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn xác định tuổi hưởng chế độ hưu trí với người lao động thuộc diện tinh giản biên chế.
Từ ngày 1-9-2021, Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH chính thức có hiệu lực và có những nội dung về bảo hiểm xã hội bắt bắt buộc đáng chú ý.
Trường hợp người lao động không có tên trong danh sách tham gia BHXH bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương thì không đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ.
Từ ngày 1-9-2021, nhiều quy định mới về bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH chính thức có hiệu lực.
Hiện Quỹ BHTN kết dư gần 90.000 tỉ đồng. Trong thời điểm người lao động và DN đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất giảm mức đóng và các mục chi trả để giảm áp lực cho DN và người lao động.
Thực hiện theo phương án trên, dự kiến sẽ có khoảng 868.000 người điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp hàng tháng do ngân sách nhà nước đảm bảo, với tổng kinh phí trong năm 2022 khoảng 4.625 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Văn Hải (Cần Giuộc, Long An) làm ở một công ty, là nhân viên trưng bày ở các cửa hàng tạp hóa đã gần 4 tháng nhưng chưa ký hợp đồng lao động. Vì dịch COVID-19 nên công ty yêu cầu ông nghỉ không hưởng lương gần 1 tháng nay.
Bà Nguyễn Khánh Ngọc (TP. Đà Nẵng) là người gốc tỉnh Thừa Thiên Huế vào TP Đà Nẵng làm việc tại nhà hàng, đã thất nghiệp 2 tháng nay do dịch COVID-19. Bà Ngọc ở trọ, không về quê được vì không có tiền nộp nếu đi cách ly, hơn nữa sợ mang bệnh về quê.
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật về lao động không quy định nội dung, hình thức văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương. Do đó văn bản này được lập tùy vào thỏa thuận của doanh nghiệp và người lao động.
Trong thời gian giảm đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, người lao động vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi
Người lao động ngừng việc khác gì với tạm hoãn hợp đồng? Chính sách hỗ trợ cho họ khi gặp khó khăn bởi Covid-19 có giống nhau hay không?
Feedback