Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 29,173
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Suy nghĩ thoát ra ngoài khuôn mẫu sẽ giúp bạn phát triển sự nghiệp, nhất là trong thời điểm kinh tế nhiều biến động như hiện nay. Đã đến lúc bước ra khỏi vùng an toàn để nâng tầm bản thân lẫn công việc rồi.
Những người tư duy “bên ngoài chiếc hộp” thường được coi là nhân tố đổi mới, với phẩm chất đáng mơ ước trong cuộc sống và kinh doanh. Tuy không phải trường hợp đổi mới nào cũng được tôn vinh, coi trọng; và thật dễ dàng, an toàn khi đi theo dòng chảy của số đông. Nhưng sau rất nhiều biến cố của năm 2020, các nhà lãnh đạo chắc chắn quan tâm đến cá nhân tạo ra xu hướng hơn là những người chạy theo chúng.
Tại sao rất khó để suy nghĩ bên ngoài hộp?
Chắc hẳn bạn đã từng rơi vào một cuộc họp khó xử, cả nhóm im lặng khi được hỏi: “Có ai có ý kiến gì mới hơn không? Nghĩ khác đi một chút xem nào”.
Là sinh vật của thói quen, nên hầu hết chúng ta thích sự thoải mái khi làm theo trình tự quen thuộc. Suy nghĩ bên ngoài chiếc hộp có thể buộc chúng ta phải nhìn nhận lại niềm tin lâu nay.
Các công ty thường tránh rủi ro tác động tiêu cực đến doanh số, dù rất nhiều câu chuyện thành công cho thấy sự đổi mới cực kỳ xứng đáng. Một câu chuyện kinh điển: Steve Jobs bị sa thải bởi chính hội đồng quản trị của công ty mà ông sáng lập. Nhưng sau đó, Apple mua start-up NeXT Computer do ông phát triển, Jobs lại trở thành CEO của Apple và cổ phiếu tăng vọt 9,000% dưới sự chỉ đạo của ông.
Bất chấp nguy cơ thất bại và bị từ chối, rủi ro là điều cần thiết cho sự đổi mới - phát triển, dù với cá nhân hay doanh nghiệp. Tuy vậy, mặc dù chúng ta thường được bảo “hãy suy nghĩ ra ngoài khuôn khổ”, “sáng tạo lên”, nhưng hiếm khi chúng ta được dạy làm điều đó như thế nào.
Làm thế nào để suy nghĩ bên ngoài chiếc hộp?
Khi bạn đang đấu tranh để đưa ra những ý tưởng mới, có một số thủ thuật đơn giản giúp bạn bước ra khỏi vùng an toàn và suy nghĩ theo hướng đổi mới:
1. Hỏi một đứa trẻ xem chúng sẽ xử lý như thế nào
Với trí tưởng tượng phong phú, trẻ em về bản chất đã là những nhà đổi mới tự nhiên.
2. Đơn giản hóa vấn đề
Nếu bạn cho rằng vấn đề của mình quá phức tạp để người ngoài cuộc có thể hiểu được, hãy dành thời gian để tìm cách giải thích một cách đơn giản. "Nếu bạn không thể giải thích điều gì đó cho một đứa trẻ 6 tuổi, bạn không thực sự hiểu điều đó đâu” - câu này của Richard Feynman, nhà vật lý đoạt giải Nobel vật lý hẳn có lý. Đôi khi, chính hành động đi tìm lời giải thích đơn giản cho một vấn đề phức tạp lại giúp bạn nảy ra một giải pháp sáng tạo.
3. Tự hỏi: "Tôi sẽ làm gì khác nếu bắt đầu lại từ đầu?"
Thói quen là kẻ thù của tư duy đổi mới; các tiền lệ cũng vậy. Đôi khi, chúng ta gặp khó khăn trong việc thay đổi cách làm. Vậy thử tưởng tượng ra một khởi đầu mới, biết đâu bạn sẽ có góc nhìn mới, thay đổi quan điểm và tư duy ra ngoài khuôn khổ.
4. Thử hỏi: “Tại sao?”
Khi được hỏi câu này, thường thì quản lý, đồng nghiệp, hay chính bản thân chúng ta sẽ trả lời: “Xưa nay vẫn làm thế”. Số đông thường cố gắng chống lại sự thay đổi, đặc biệt là khi quy trình, cỗ máy vẫn-còn-đang-ổn, hoặc “không có vấn đề gì”, thậm chí hoạt động tốt là đằng khác.
Khi thói quen là đường chính đạo, thì câu hỏi “tại sao” lại là con đường mòn. Và khi đặt ra câu hỏi: "Nhưng tại sao chúng ta luôn làm theo cách đó?", biết đâu có thể bộc lộ ra khuyết điểm của quy trình và mở đường cho tư duy sáng tạo.
5. Giãn “cơ não” của bạn
Có một số bài tập giúp bộ não tập thể dục hiệu quả một cách đáng kinh ngạc, giúp bạn không bị rối loạn khi nghĩ quá căng:
Ví dụ: Nối từ - Nối tất cả những từ có nghĩa và nằm trong phạm vi một chủ đề nhất định. Hoặc “Đuổi hình bắt chữ”, tính nhẩm...
Các môn thể dục trí tuệ này thúc đẩy não bộ vì nó buộc bạn phải sử dụng tất cả thông tin, dữ liệu mà bạn có và sắp xếp lại chúng trong tâm trí. Hãy thử 5 phút mỗi ngày, 3 ngày/tuần. Tăng mức độ khó dần bằng cách nối các cụm ca dao, tục ngữ, thành ngữ, các câu trending cũng giúp bạn trở thành chuyên gia ngôn từ.
6. Tham gia một lớp học
Học một điều gì đó mới có thể giúp bạn nhìn lại những điều bạn đã biết dưới một góc độ hoàn toàn khác.
7. Viết tự do
Chọn một chủ đề, đặt đồng hồ trong một khoảng thời gian ngắn và viết nhanh nhất có thể mà không dừng lại để chỉnh sửa. Ý tứ có thể đến dễ dàng hơn nếu bạn viết bằng bút và giấy thay vì máy tính. Đặt đồng hồ tạo cho bạn áp lực để liên tục viết, buộc não bộ phải vận động.
8. Vẽ một bức tranh
Bạn không cần phải biết vẽ, chỉ cần cầm bất cứ dụng cụ nào có trong tay (kể cả bút chì) và khám phá chức năng tư duy hình ảnh của bộ não. Biết đâu nó có thể giải phóng suy nghĩ của bạn.
9. Bản đồ tư duy
Viết một từ hoặc cụm từ. Vẽ các nhánh từ/ cụm từ có liên quan. Lặp lại và nhân rộng ra. Thực hành nhiều lần sẽ giúp bạn tư duy rộng ra một cách có hệ thống và mở ra các ý tưởng.
10. Đi dạo
Một nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ) cho thấy khả năng sáng tạo của bạn được giải phóng cả trong quá trình đi bộ và một thời gian ngắn sau đó. Hãy thử bước ra hành lang công ty khi bế tắc trước vấn đề nào đó nhé!
Nguồn hình: Freepik
Source: CareerViet Vietnam
Please sign in to perform this function