Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 15,879
Tổ chức Y tế thế giới gọi những công việc căng thẳng là “bệnh dịch” (mất ngủ, khó chịu, mệt mỏi, giảm chất lượng cuộc sống,...). Thay đổi hoặc tìm cách cải thiện để tiếp tục “bám trụ” công việc đó là điều cần thiết, hãy bắt đầu với những lời khuyên sau.
Thay đổi hoặc tìm cách cải thiện để tiếp tục “bám trụ” công việc đó là điều cần thiết
Những công việc ít căng thẳng
Chuyên gia Laurence Shatkin cho biết: “Hiện nay có khoảng 150 công việc đem lại cho bạn ít cẳng thẳng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Ít căng thẳng không đồng nghĩa với ít thu nhập, những công việc này vừa giúp bạn “dễ thở” vừa mang đến cho bạn mức thu nhập ổn định”.
Theo thống kê của văn phòng lao động Mỹ có khá nhiều công việc ít căng thẳng, chẳng hạn: Nếu bạn thích một tuần làm việc ngắn thì xoa bóp trị liệu và giáo viên thể dục là công việc mang đến cho bạn điều này.
Khoa học môi trường là ngành ít cạnh tranh và “dễ thở” hơn những ngành nghề khác, trong khi mức thu nhập của các nhà khoa học môi trường vẫn “ngất ngưởng” ở mức 61,010/năm.
Nếu bạn muốn tự do, các nghề như nhà toán học, xã hội học là điểm đến tuyệt vời cho bạn. Hay nếu bạn thích thoải mái có thể chọn các công việc liên quan đến kế hoạch (kỹ sư hàng hải) và lý thuyết (các nhà vật lý). Ngoài ra, những công việc văn phòng hay những công việc liên quan đến thủ tục, hành chính là những lựa chọn tuyệt vời.
Học cách làm bạn với những công việc căng thẳng
“Không ai mong muốn phải làm những việc căng thẳng nhưng nhiều khi họ không có sự lựa chọn nào khác. Khi mới bắt đầu, bạn sẽ có cơ hội để theo đuổi những việc làm ít căng thẳng như trên”, chuyên gia nghề nghiệp Laurence chia sẻ.
Nhìn vào thái độ riêng của bạn
Vẫn biết rằng công việc là thủ phạm gây ra những khó khăn cho bạn, nhưng các chuyên gia đề nghị bạn thay đổi thái độ làm việc của mình và cố găng thích ứng với môi trường làm việc. “Hãy luôn có niềm tin là bạn sẽ làm được điều bạn mong muốn, tin là bạn có thể thay đổi được cục diện. Bắt đầu thay đổi thái độ làm việc là bước đầu tiên bạn nên làm để quen dần với những căng thẳng mà công việc mang lại”, Laurence nói.
Giành quyền kiểm soát
Các nhà tâm lý học nói rằng “Những người dày dặn kinh nghiệm thường ít căng thẳng hơn những người khác vì họ có thể kiểm soát được công việc của mình. Ngay cả khi công việc giống như một mớ lộn xộn, họ cũng có thể làm cho nó trở nên rõ ràng hơn. Kinh nghiệm đó được xây dựng trên niềm tin, sự bĩnh tĩnh, kỷ luật tổ chức và thái độ học hỏi không ngừng,...”.
Vận động cơ thể
“Khi bạn ngồi quá lâu, quá trình vận chuyển máu tới não sẽ bị hạn chế, vì thế bạn sẽ cảm thấy khó chịu và không mấy minh mẫn. Căng thẳng cũng từ đó đến với bạn dễ dàng hơn” , Laurence cho biết. Đứng lên, vận động cơ thể là điều bạn nên làm hoặc đi bộ xung quanh tòa nhà,… hãy làm tất cả những gì có thể để chắc chắn rằng cơ thể bạn được vận động. Việc này không chỉ giúp bạn giảm căng thẳng mà còn giúp bạn nâng cao sức khỏe và nảy sinh nhiều ý tưởng tuyệt vời.
Theo dõi thành tích của bản thân
Tất cả căng thẳng mà bạn hứng chịu đều vì một mục đích chung là kết quả công việc. Vì thế hãy theo dõi thật chi tiết những thành tích mà bạn đã đạt được để không chỉ nắm bắt được những việc đã làm mà còn xác định được những bước đi trong cả quá trình để từ đó nhận thức được những gì cần thiết và những gì có thể hạn chế để công việc trở nên “dễ thở” hơn.
Đề xuất với ban quản lý
“Hầu hết các công ty đều có một số cơ chế trợ giúp cho nhân viên. Khi bạn căng thẳng hay cần thay đổi lịch trình làm việc hãy chia sẻ với ban quản
Source: Theo Dân Trí
Please sign in to perform this function