Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 17,189
Đó là câu hỏi mà rất nhiều bạn trẻ băn khoăn. Tại Văn phòng Hỗ trợ việc làm Báo Người Lao Động, các khảo sát ghi nhận được cứ trong 100 ứng viên tìm việc, có 40% ứng viên ghi rõ mức lương khởi điểm cho công việc cần làm và 60% nói chung chung “lương thỏa thuận”.
Một vài đúc kết dưới đây từ thực tế tuyển dụng ở các loại hình doanh nghiệp (DN), cần thiết để các bạn trẻ tìm việc tham khảo.
Coi chừng bị... hớ. Khi tuyển dụng, các DN đều đã xác định đặt bạn ở vị trí nào, mức lương, thu nhập cùng cấp sẽ ra sao. Việc đề nghị mức lương thấp sẽ khiến bạn bị thiệt thòi; đôi lúc lại bị đánh giá thấp về năng lực chuyên môn. Ngược lại, nếu đề nghị mức lương quá cao, cuộc phỏng vấn có thể không thành, do đòi hỏi của bạn vượt quá khung quy định của DN.
Tìm hiểu trước khi trả lời. Trên thực tế, tùy thuộc vào mỗi DN mới nên hay không nên tự đưa ra mức lương cụ thể. Thông thường ở DN liên doanh, nước ngoài, kể cả DN dân doanh trong nước, nhà tuyển dụng thỏa thuận với người lao động mức lương cụ thể (tất nhiên không thấp hơn lương tối thiểu), cùng với các khoản trợ cấp, phụ cấp được hưởng, kể cả thỏa thuận về mức đóng bảo hiểm. Ngược lại, ở khu vực DN Nhà nước, việc trả lương thường được áp dụng theo thang, bảng lương Nhà nước, được điều chỉnh trên nền lương thực tế mà người lao động đang hưởng.
Do vậy, trong cả hai trường hợp, nếu có đề nghị mức lương cụ thể, bạn nên tìm hiểu, tham khảo mức lương mà những người đang làm việc ở vị trí, chức danh cùng cấp được hưởng để có câu trả lời phù hợp. Ngược lại, nên tránh câu trả lời trực tiếp.
Xác định mình đang ở đâu? Thực ra, đối với nhà tuyển dụng, việc đưa ra mức lương cụ thể chỉ là cơ sở để xem xét mức độ phù hợp giữa hai bên, tức yêu cầu của ứng viên có phù hợp với “túi tiền” mà DN sẽ trả hay không.
Do vậy, trong quá trình phỏng vấn, đừng quá chú trọng đến câu hỏi: “Lương tôi sẽ nhận được là bao nhiêu?”. Thay vào đó, hãy tự xác định mình đang ở vị trí nào? Sẽ làm gì cho công ty? Công việc có phù hợp chuyên môn? Có khả năng đáp ứng công việc hay không? Môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến thế nào?...
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều cho rằng thái độ của người lao động đối với công việc cần làm là quan trọng nhất, quyết định nhà tuyển dụng có quan tâm tuyển dụng hay không.
Source: Theo NLĐ
Please sign in to perform this function